Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Ngữ văn 8B - Tuần 1 đến 4

docx 4 trang thienle22 4080
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Ngữ văn 8B - Tuần 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_tu_on_o_nha_mon_ngu_van_8b_tuan_1_den_4.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Ngữ văn 8B - Tuần 1 đến 4

  1. PHÒNG GD& ĐT HUYỆN GIA LÂM PHIẾU BÀI TẬP TỰ ÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN : NGỮ VĂN 8B Tuần 1( từ 3/2 9/2) I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả nào? A. Thanh Tịnh B. Thế Lữ C. Tế Hanh D. Nam Cao Câu 2: Thế Lữ đươc Nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn hoc nghệ thuật năm? A. 1999 B. 2000 C. 2002 D. 2003 Câu 3: Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào? A. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. D. Trước năm 1930. Câu 4: Nội dung bài thơ Nhớ rừng là: A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt. B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối. C. Lòng yêu nước sâu sắc và kín đáo. D. Cả ba nội dung trên. Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nhận xét về Thế Lữ và thơ của ông? A. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới (1932-1945) B. Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam. C. Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ Mới. D. Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. II. BÀI TẬP TỰ LUẬN: Hãy lập dàn ý chi tiết cho đề văn “thuyết mình về cách làm con diều bằng giấy”
  2. PHÒNG GD& ĐT HUYỆN GIA LÂM PHIẾU BÀI TẬP TỰ ÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN : NGỮ VĂN 8B Tuần 2( từ 10/2 16/2) BÀI 1:Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ” 1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? 2. Xác định thể loại thơ của bài? 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ trên? BÀI 2: Lập bảng so sánh các kiểu câu đã học theo bảng mẫu Kiểu câu Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu cảm thán Câu trần thuật Ví dụ Đặc điểm hình thức Chức năng
  3. PHÒNG GD& ĐT HUYỆN GIA LÂM PHIẾU BÀI TẬP TỰ ÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN : NGỮ VĂN 8B Tuần 3 ( từ 17/2 23/2) I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác? A. Tố Hữu B. Chế Lan Viên C. Phan Bội Châu D. Hồ Chí Minh Câu 2: ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác Bó ? A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp. C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ. D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó ? A. Giọng tha thiết, trìu mến B. Giọng vui đùa, dí dỏm. C. Giọng nghiêm trang, chừng mực. D. Giọng buồn thương, phiền muộn. Câu 4: Bài thơ nào không được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ? A. Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương B. Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt (?) C. Xa ngắm thác núi Lư – Lí Bạch D. Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó ? A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh. B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn. C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng. D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc. II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Hãy lập dàn ý chi tiết cho đề văn “ thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê em”
  4. PHÒNG GD& ĐT HUYỆN GIA LÂM PHIẾU BÀI TẬP TỰ ÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN : NGỮ VĂN 8B Tuần 4 ( từ 24/2 29/2) I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Chiếu dời đô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? A. Tự sự C. Thuyết minh B. Biểu cảm D. Lập luận Câu 2: Chiếu dời đô được sáng tác năm nào ? A. 1010 C. 1789 B. 958 D. 1858 Câu 3: Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh, Lê là gì ? A. Huế C. Hoa Lư B. Cổ Loa D. Thăng Long Câu 4: Tên nước ta ở thời nhà Lí là gì ? A. Đại Cồ Việt C. Vạn Xuân B. Đại Việt D. Việt Nam Câu 5: Ai là người thường dùng thể chiếu ? A. Nhà sư C. Nhà nho ở ẩn B. Nhà vua D. Cả A, B, C đều sai II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Hãy viết bài văn giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em