Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến 4

doc 8 trang thienle22 4140
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_tu_on_o_nha_mon_ngu_van_7_tuan_1_den_4.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến 4

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM PHIẾU BÀI TẬP TỰ ÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN: NGỮ VĂN 7 TUẦN 1: Từ ngày 3/2 đến ngày 9/2 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất – Tục ngữ về con người và xã hội. Bài 1: Chỉ ra vai trò của những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất? Bài 2: Vì sao nói tục ngữ là túi khôn của nhân dân? Bài 3: Tìm một số câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất khác? Bài 4: Tục ngữ về con người và xã hội phản ánh về đối tượng nào? Bài 5: Từ ý nghĩa của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hãy tìm bài học rút ra từ hai câu tục ngữ sau: - Uống nước nhớ nguồn. - Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
  2. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM PHIẾU BÀI TẬP TỰ ÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN: NGỮ VĂN 7 TUẦN 2: Từ ngày 10/2 đến ngày 16/2 Văn nghị luận – Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khá năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử. Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản đó? 2. Để làm sáng tỏ cái đẹp, cái hay của Tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào? 3. Xác định và nêu ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu văn in đậm. 4. Việc đưa những lời nhận xét của người nước ngoài – người ngoại quốc về Tiếng Việt có tác dụng gì trong lập luận của tác giả? 5. Viết đoạn văn khoảng 8 câu làm sáng tỏ cho luận điểm sau: Mỗi cong dân Việt Nam cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp và sự trong sáng của Tiếng Việt bằng nhữn việc làm cụ thể, thiết thực.
  3. Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi ta cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công cuộc kháng chiến. 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 2. Nêu xuất xứ của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ? 3. Xác định 2 câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết thành phần nào được rút gọn? Việc sử dụng 2 câu rút gọn có tác dụng gì? 4. Viết một đoạn văn khoảng 8 câu để làm sáng tỏ cho luận điểm sau: “Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay luôn có những việc làm thiết thực, ý nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt”. Bài 3: Viết thư UPU với đề tài: “Hãy viết một bức thư gửi người lớn về thế giới mà chúng ta đang sống”. Yêu cầu bài viết trên giấy khổ a4 không quá 800 từ.
  4. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM PHIẾU BÀI TẬP TỰ ÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN: NGỮ VĂN 7 TUẦN 3: Từ ngày 17/2 đến ngày 23/2 Ôn tập Tiếng Việt – Văn Nghị luận Bài 1: Tìm câu đặc biệt trong những đoạn trích sau và cho biết tác dụng của những câu đặc biệt đó? a. Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. ( Lê Minh Khuê) b. Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay cũng nhũn ra tưởng chừng như không cất lên được Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế. Trống ngực ông lão đập thình thịch. (Kim Lân) c. Anh ở đây mà em mãi đi tìm Em hy vọng để lấy đà vượt dốc. Tân Cảnh Sa Thầy Đắc Pét Đắc Tô ( Tố Hữu) d. Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn. ( Thế Lữ) e. Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá! Tôi chạy vào nhà, bỏ trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra vui thích cuống cuồng. ( Lê Minh Khuê) f. Tôi cũng hay nói những dự định của tôi. Ước muốn nhiều. Nhưng tôi cũng rõ mình sẽ chọn cái gì là chủ yếu. Trở thành kỹ sư kiến trúc? Rất hay! Thuyết minh trong rạp chiếu bóng của thiếu nhi, lái xe ở cảng hay là hát cho đội đồng ca trên một công trường xây dựng ! Tất cả, đều là hạnh phúc. Tôi sẽ hăng say và sáng tạo, như những ngày này, trên cao điểm của chúng tôi, nơi ra đời những ước mơ và khao khát. ( Lê Minh Khuê) Bài 2: Tìm câu rút gọn trong những trường hợp sau và cho biết thành phần nào được rút gọn? a. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.
  5. ( Xuân Diệu) b. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. ( Minh Hương) c. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. ( Nguyễn Tuân) d. - Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? – Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi. - Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? – Nhà họa sĩ trả lời. - Vâng. Bác không thích dừng lại ở Sa Pa ạ? - Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc. ( Nguyễn Thành Long) e. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trỏng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe. ( Nguyễn Quang Sáng) Bài 3: Xác định trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chúng bổ sung cho câu ý nghĩa gì? a. Từ hồi tiền của trong nhà kém sút và bà Tú phải xuôi ngược vất vả, ông bỏ mất tính thích ngao du ngày trước, để hết tâm trí mỏi mệt vào tập sách nho và bộ ấm chén chè tàu.
  6. ( Thế Lữ) b. Mùa nước lớn muộn này, cái giống sen nhật trôi lang thang mặt nước vẩn vơ như chim vỡ tổ. ( Tô Hoài) c. Bước chân vào nhà, tự nhiên Liên thấy lo sợ. ( Thạch Lam) d. Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc ông giáo ạ. ( Nam Cao) e. Qua câu chuyện, tôi chỉ nhận xét cái tính lão cũng hệt bọn đồ Cóc đã dốt lại hay khoe chữ. ( Tô Hoài) f. Để thảo mãn như cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không có gì thay thế được việc đọc sách. ( Thành Mĩ) Bài 4: Bổ sung thêm trạng ngữ trong các câu sau để sự việc trong câu được đầy đủ hơn. a. Lá bàng đỏ ối. b. Những lá non xanh mơn mởn. c. Đường phố trở nên sôi động. d. Hoa sữa nở từng chùm sánh quyện. e.Chúng tôi xây dựng tủ sách của lớp. Bài 5: Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Người không học như ngọc không mài”. Trong đoạn có sử dụng ít nhất 1 trạng ngữ (gạch chân chỉ rõ) Bài 6: Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu giải thích nhận định sau: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. (M. Gorki) Trong đoạn có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt. (gạch chân chỉ rõ) Bài 7: Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu biểu cảm về một mùa trong năm. Trong đoạn có sử dụng ít nhất một câu rút gọn. (gạch chân chỉ rõ).
  7. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM PHIẾU BÀI TẬP TỰ ÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN: NGỮ VĂN 7 TUẦN 4: Từ ngày 24/2 đến ngày 1/3 Ôn tập tổng hợp Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp học, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ thuật xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng-ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của Thị Nở làm thức tỉnh Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men để nâng đỡ sự sống cho Giôn-xi trong “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Nơi có tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người đau khổ, bất hạnh. 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? 2. Đoạn văn trên đã làm rõ sức mạnh gì của tình yêu thương? Những luận cứ nào đã chứng minh điều đó? Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ cho bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất , không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính Phủ Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yên nước.
  8. 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Đoạn văn được viết theo phương pháp lập luận nào? 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong cụm từ “lòng nồng nàn yêu nước? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? 4. Nét đặc sắc trong cách sử dụng câu của đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của cách diễn đạt đó. (1,0 điểm) 5. Theo em, thanh niên ngày nay cần phải làm gì để “xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”?. Trình bày bằng 1 đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu.