Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Dương Văn Mạnh

docx 14 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 570
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Dương Văn Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2020_2021_tru.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Dương Văn Mạnh

  1. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2020 - 2021 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. PHẦN VĂN 1.Văn bản nhật dụng Tác phẩm Tác giả Nội dung Nghệ thuật Cổng Lí Lan Tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu - Lựa chọn hình thức tự bạch như trường mở nặng của người mẹ đối với con và những dòng nhật kí tâm tình, sâu ra vai trò to lớn của nhà trường đối với lắng cuộc sống mỗi con người Mẹ tôi A-mi-xi Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ Văn bản là một bức thư của người là tình cảm thiêng liêng nhất của bố gửi cho con mỗi con người Cuộc chia Khánh - Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm - Xây dựng tình huống truyện tay của Hoài động của 2 anh em - Lựa chọn ngôi kể tôi làm cho câu những con - Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá chuyện thêm chân thực búp bê và quan trọng, hãy cố gắng bảo vệ - Lời kể tự nhiên theo trình tự sự và giữ gìn. việc 2. Ca dao Chủ đề Nội dung Nghệ thuật Bài 1: Công cha biển Đông - Thể thơ lục bát, âm điệu tâm tình, - Khẳng định công lao to lớn của cha thành kính, sâu lắng mẹ đối với con cái và vai trò, trách - Hình ảnh so sánh, ngôn ngữ giản Những câu hát nhiệm, bổn phận làm con trước công dị, dễ hiểu mà sâu sắc về tình cảm gia lao to lớn ấy đình Bài 4: Anh em nào phải người xa vui - Thể thơ lục bát vầy - Nghệ thuật so sánh - Khắc sâu tình cảm anh em ruột thịt gắn bó thiêng liêng Bài 1: Ở đâu năm cửa nàng ơi? -Thể thơ lục bát biến thể, sử dụng - Niềm tự hào, tình yêu đối với quê hình thức hát đối đáp. Những câu hát hương đất nước về tình yêu quê hương, đất Bài 4: Đứng bên ni ban mai - Thể thơ lục bát biến thể nước, con người - Ngợi ca vẻ trù phú của cánh đồng và - Biện pháp điệp từ, đảo ngữ, đối nét đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cô xứng, so sánh gái. 3. Văn học trung đại Tác phẩm Tác giả Nội dung Nghệ thuật Lí Thường Là bản tuyên ngôn độc lập đầu -Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Sông núi Kiệt tiên khẳng định độc lập chủ -Giọng thơ dõng dạc, hào hùng, nước Nam quyền về lãnh thổ của đất nước đanh thép và nêu cao ý chí quyết tâm bảo Trang 1
  2. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược Trần - Thể hiện hào khí chiến thắng - Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Phò giá về Quang và khát vọng thái bình thịnh trị - Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn kinh Khải của dân tộc ta ở thời đại nhà nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng Trần Nguyễn - Thể hiện tình bạn chân thành, -Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Khuyến đậm đà, thắm thiết vượt lên trên luật Bạn đến mọi thứ của cải, vật chất - Nghệ thuật: tạo dựng tình huống, chơi nhà đối - Giọng thơ hóm hỉnh Hồ Xuân - Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất -Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Hương trong trắng, son sắt của người - Ngôn ngữ bình dị Bánh trôi phụ nữ Việt Nam ngày xưa vừa nước cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. 4. Văn học hiện đại: Tác Tác giả Hoàn cảnh s.tác Nội dung Nghệ thuật phẩm -Thể thơ thất ngôn Cảnh Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng tứ tuyệt khuya - Viết ở chiến khu ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện - Nghệ thuật: so (1947) Việt bắc, trong Hồ Chí tình cảm với thiên nhiên, tâm sánh, điệp từ những năm đầu Rằm Minh hồn nhạy cảm, lòng yêu nước - Thể thơ thất ngôn của cuộc kháng tháng sâu nặng và phong thái ung tứ tuyệt chiến chống Pháp giêng dung của Bác Hồ. -Nghệ thuật:điệp từ (1948) - Viết trong thời - Thể thơ 5 tiếng kì đầu của cuộc - Hình ảnh bình dị, Tiếng gà trưa đã gọi về những kháng chiến chân thực Xuân kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và Tiếng gà chống Mĩ, in lần - Nghệ thuật: điệp Quỳnh tình bà cháu. Tình cảm gia đình trưa đầu trong tập thơ ngữ đã làm sâu sắc thêm tình quê “ Hoa dọc chiến hương đất nước. hào” ( 1968) II. PHẦN TIẾNG VIỆT KIẾN NỘI DUNG THỨC - Là từ có cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên. - 2 loại: 1. TỪ GHÉP + Từ ghép đẳng lập. VD: quần áo, nhà cửa, sách vở + Từ ghép chính phụ. VD: cây bút, hoa hồng 2. TỪ LÁY - Là từ có 2 tiếng trở lên, gữa các tiếng có QH về âm. Trang 2
  3. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI - 2 loại: + Láy toàn bộ. VD : xanh xanh, nho nhỏ, thăm thẳm + Láy bộ phận. VD : rì rào, lao xao - Đại từ là những từ dùng để trỏ hay hỏi về người, sự vật, hoạt động, tính chất .trong một ngữ cảnh nhất định. - 2 loại: + Đại từ để trỏ . Dùng để trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô): tôi, tao, tớ, chúng tôi, họ Vd: Chúng tôi là học sinh. . Dùng để trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu Vd: Mẹ cho tôi bao nhiêu tiền thì tôi sử dụng bấy nhiêu. 3. ĐẠI TỪ -Dùng để trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế Vd: Bạn đừng buồn như thế. + Đại từ để hỏi. . Dùng để hỏi về người, sự vật: ai, gì Vd: Cái gì đây? . Dùng để hỏi về số lượng: mấy, bao nhiêu Vd: Bạn có mấy cây viết? . Dùng để hỏi về hoạt động, tính chất sự việc: sao, thế nào Vd: Sao bạn lại buồn? - Từ mượn tiếng Hán - 2 loại: + Từ ghép đẳng lập. VD: giang sơn, sơn hà + Từ ghép chính phụ: có 2 trường hợp • Yếu tố chình trước – yếu tố phụ sau. VD: thủ môn, • Yếu tố phụ trước – yếu tố chính sau. VD: thiên thư, thạch mã - Tác dụng: 4. TỪ HV + Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính. Vd: Đến dự buổi lễ có ngài đại sứ và phu nhân. + Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ. Vd: Bác sĩ đang khám tử thi. + Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa. Vd: Yết Kiêu đến kinh đô yết kiến vua Trần Nhân Tông. * Các lỗi về quan hệ từ 1.Thiếu QHT Vd: Bài ca dao đã nói về nỗi nhớ quê nhà người con gái lấy chồng xa. ->Sửa: Bài ca dao đã nói về nỗi nhớ quê nhà của người con gái lấy chồng xa. 2.Thừa QHT Vd: Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu về tình bạn bình dị ->Sửa: bỏ QHT “qua”. 5. QUAN HỆ 3. Dùng QHT không thích hợp về nghĩa TỪ Vd: Dưới ngòi bút của mình, Nguyễn Trãi đã dựng lên cảnh Côn Sơn thật là nên thơ. ->Sửa: Bằng ngòi bút của mình, Nguyễn Trãi đã dựng lên cảnh Côn Sơn thật là nên thơ. Trang 3
  4. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI 4.Dùng QHT mà không có tác dụng liên kết Vd: Nam là học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn văn. ->Sửa: Nam là học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán mà còn giỏi về môn văn. 1.Định nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau 2. Các loại: * Đồng nghĩa hoàn toàn: Không phân biệt về sắc thái nghĩa: : VD : quả - trái, cha - bố, máy bay - phi cơ 6. TỪ * Đồng nghĩa không hoàn toàn: Có sắc thái nghĩa khác nhau, không thay thế được ĐỒNG cho nhau. NGHĨA VD: hi sinh - bỏ mạng 3. Cách dùng: Không phải từ đồng nghĩa nào cũng có thể thay thế cho nhau. 1.Định nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau VD: to – nhỏ; cao – thấp 7. TỪ TRÁI 2. Sử dụng: Trong thể đối, tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm NGHĨA cho lời nói thêm sinh động. 1.Định nghĩa: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. VD: Đường: đường ăn - đường đi 8. TỪ 2.Sử dụng: Phải chú ý vào ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghiã của từ hoặc dùng từ ĐỒNG ÂM với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. 1.Định nghĩa: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh VD: Nó mới chân ướt chân ráo từ quê lên Thành phố nên còn nhiều bỡ ngỡ. 9. THÀNH 2. Vai trò ngữ pháp: Làm CN, VN hay làm phụ ngữ trong cụm DT, cụm ĐT NGỮ * Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao, 1.Định nghĩa: Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. VD: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 10. ĐIỆP 2.Các dạng điệp ngữ: NGỮ - Điệp ngữ cách quãng - Đ.Ngữ nối tiếp - Đ.Ngữ chuyển tiếp ( Đ.N vòng) III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn biểu cảm (kết hợp miêu tả, tự sự) - Cảm nghĩ về người (người thân, bạn bè, thầy cô, ) - Cảm nghĩ về sự vật (món quà, loài cây, loài hoa, loài quả, ngôi trường, mùa trong năm, đồ dùng học tập, .) ➢ Mở bài: - Nêu sự vật em yêu Dàn bài chung - Lí do em yêu thích sự vật đó về bài văn biểu ➢ Thân bài: cảm về sự vật - Biểu cảm kết hợp với tả về những đặc điểm tiêu biểu gợi cảm của sự vật đó. - Biểu cảm về vai trò, ý nghĩa của sự vật đối với con người. Trang 4
  5. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI - Biểu cảm kết hợp với tự sự về sự gần gũi, gắn bó giữa em với sự vật đó: + Trong cuộc sống hằng ngày + Hoặc hồi tưởng kỉ niệm gắn bó - Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng, tưởng tượng hướng đến tương lai -> bộc lộ cảm xúc. (vd: Nếu một ngày nào đó không còn . Ước mong sao .) ➢ Kết bài: Tình cảm của em đối với sự vật đó. ➢ Mở bài: - Giới thiệu người em yêu quý - Lí do em yêu quý người đó. Dàn bài chung ➢ Thân bài: về bài văn biểu - Biểu cảm kết hợp tả những đặc điểm đáng yêu của người đó. cảm về người - Biểu cảmvề tính cách của người đó qua việc làm, hành động, cử chỉ, lời nói, - Biểu cảm kết hợp với tự sự về sự gần gũi, gắn bó giữa em với sự vật đó: + Trong cuộc sống hằng ngày + Hoặc hồi tưởng kỉ niệm gắn bó - Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng,tưởng tượng hướng đến tương lai -> bộc lộ cảm xúc. (vd: Nếu một ngày nào đó không còn . Ước mong sao ) Kết bài: Tình cảm và niềm mong ước của em đối với người đó. ĐỊNH HƯỚNG KT HỌC KÌ 1 1. Đọc – hiểu: 3.0 đ a. Phần văn bản: 2.0 đ - Phương thức biểu đạt; Nội dung, ý nghĩa văn bản; Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản; - Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại; đặc điểm thể thơ. b. Tiếng Việt: 1.0 đ - Từ (xét về cấu tạo, nghĩa, âm, nguồn gốc); Từ loại. 1. Vận dụng: 2.0 đ - Chữa lỗi quan hệ từ; - Giải nghĩa thành ngữ; - Đặt câu theo yêu cầu (sử dụng: thành ngữ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, ) 2. Vận dụng cao: 5.0 đ - Biểu cảm về người và sự vật. * Lưu ý: Giảm: thơ đường, văn bản đọc thêm, ca dao than thân và ca dao châm biếm. Trang 5
  6. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI B. LUYỆN TẬP I. BÀI TẬP ĐỌC HIỂU Câu 1: (1) Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. (2) Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. (3) Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng . (4) Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. (5) Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. (6) Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. (7) Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. (8) En-ri-cô này! (9) Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. (10) Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. (Trích Mẹ tôi- Et-môn-đô đơ A-mi-xi) 1.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 1.2. Từ đoạn trích trên, em rút ra cho mình bài học gì? Câu văn nào biểu hiện rõ nhất phận làm con đối với cha mẹ? 1.3. Xác định và phân loại từ ghép, từ láy ở các từ được in đậm trong đoạn văn trên. 1.4. Xác định một quan hệ từ có trong câu (1). Cho biết ý nghĩa của quan hệ từ đó trong câu? 1.5. Từ “thế nào” trong câu “Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che.” có phải là đại từ không? Vì sao? 1.6. Tìm một cặp từ đồng nghĩa và một cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn? Câu 2: (1) Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kì công. (2) Nơi mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi, khi về đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. (3) Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. (4) Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi. (5) Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình. (Theo Tản văn Mai Văn Tạo – có chỉnh sửa) 1.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 1.2. Đoạn trích thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? Chỉ ra một câu văn biểu hiện rõ nhất tình cảm đó của tác giả. 1.3. Xác định và phân loại từ ghép, từ láy ở các từ được in đậm trong đoạn văn trên. 1.4. Xác định một quan hệ từ có trong câu (2). Cho biết ý nghĩa của quan hệ từ đó trong câu? 1.5. Từ “tôi” trong câu “Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi.” có phải là đại từ không? Vì sao? 1.6. Tìm một cặp từ đồng nghĩa và một cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn? Câu 3: (1) Bố đi chân đất. (2) Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. (3) Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để quăng câu. (4) Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. (5) Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. (6) Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. (7) Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm (8) Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. (9) Bố ơi! (10) Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành Trang 6
  7. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI bệnh.(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) Chú thích: - Thúng câu: Thuyền câu hình tròn, đan bằng tre; sắn thuyền: thứ cây có nhựa và xơ, dùng xát vào thuyền nan để cho nước không thấm vào) 1.1. Xác định phương thức biểu đạt chính. 1.2. Cảm nhận của em như thế nào về hình ảnh người bố trong đoạn văn trên? Chỉ ra một chi tiết mà em cảm động nhất về bố. 1.3. Trong các từ in đậm trên, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép? 1.4. Trong câu (4) (5) chỉ ra một cặp từ trái nghĩa và cho biết tác dụng của việc sử dụng cặp từ ấy trong đoạn văn. 1.5. Trong câu (9) chỉ ra một đại từ và phân loại chức năng của đại từ ấy. 1.6. - Tìm một từ thành ngữ trong câu “Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.” Giải thích thành ngữ vừa tìm được. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG BT1: Các câu sau mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng a. Với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cho em hiểu đạo lí làm người là phải biết ơn người khác. b. Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” đã nói lên tình yêu quê hương tha thiết tác giả. c. Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn. d. Nó thích vẽ tranh cùng chị, không thích cùng bố. e. Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm Bác Hồ đối với thiếu nhi dù em rất thích bài thơ này. f. Vì nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. g. Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối và nó hiểu được câu chuyện. h. Vì Hằng là một cô bé đam mê nghệ thuật. Không những đam mê về múa, không những đam mê về đánh đàn. Tài năng Hằng rất đáng ngưỡng mộ. BT2: Giải nghĩa các thành ngữ sau: - Được voi đòi tiên - Rừng vàng biển bạc - Kính trên nhường dưới - Lời ăn tiếng nói - Chia ngọt sẻ bùi - Tôn sư trọng đạo - Ở hiền gặp lành - Một nắng hai sương - Mắt nhắm mắt mở - Chân cứng đá mềm - Bách chiến bách thắng - Sinh cơ lập nghiệp BT3: Đặt câu a. Đặt câu với các thành ngữ ở BT2 b. Đặt một câu có sử dụng cặp từ đồng nghĩa: b1. khôn lớn – trưởng thành. b2. dũng cảm – gan dạ c. Đặt một câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa: c1. yếu đuối - khỏe mạnh c2. siêng năng – lười biếng d. Đặt câu với các cặp từ đồng âm sau: - thu (DT)- thu (ĐT) - cao (TT) – cao (DT) - tranh (DT) – tranh (ĐT) - ba (DT)- ba (ST) - đậu (DT) – đậu (ĐT) - đá (DT) – đá ( ĐT) - bàn (DT)- bàn (ĐT) - lồng (ĐT)- lồng (DT) - chỉ (ĐT)- chỉ (DT) - kho (DT) – kho (ĐT) - chín (ST)- chín (TT) - sang (DT) – sang ( ĐT) Trang 7
  8. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI III. MỘT SỐ ĐỀ TẬP LÀM VĂN VÀ DÀN Ý THAM KHẢO Đề 1: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu về sách vở. Người ta thường nghĩ rằng mọi thứ đắt tiền đều quý giá nhưng thực tế có những thứ chưa hẳn là đắt nhất nhưng lại rất quý, thận chí là vô giá. Đó chính là sách vở. b. Thân bài: Nêu vai trò của sách vở với con người (sách vở giúp chúng ta như thế nào, nó dạy ta điều tốt hay xấu, ) - Những cử chỉ, hành động, đối xử với sách vở (trân trọng hay dẫm đạp lên quyển sách, vở) - Bạn đã từng nhìn thấy người khác đối xử với quyển sách như thế nào. - Sách vở còn giúp con người giải trí với những mẩu truyện cười, giúp đầu óc thanh thản hơn, giúp bạn qua đi những mệt mỏi của mình. - Sách còn dạy chúng ta kinh nghiện sống, giúp ta vươn tới thành công, đến đỉnh cao của tri thức. - Nếu trên đời không có sách vở thì sẽ ra sao. c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về sách vở. Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn Dàn ý a. Mở bài: - Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình. - Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn. b. Thân bài: - Thế nào là 1 tình bạn đẹp? + Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng. + Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình. + Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn - Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy - Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình. - Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh c. Kết bài: Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp. Đề 3: Cảm nghĩ về thầy cô giáo mà em yêu quý Dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu thầy cô. Vì sao em thích thầy cô đó nhất? Thầy cô dạy em năm lớp mấy? b. Thân bài: Giới thiệu vài nét về thầy cô ấy, tuổi, vóc dáng, điểm nổi bật trong hình dáng , em yêu nhất ở điểm nào? (đan xen biểu cảm) -Tính cách, cách đối xử với mọi người xung quanh, với học sinh, với công việc - Hồi tưởng một kỉ niệm giữa em đối với thầy cô - Suy hiện tại của em về thầy cô( theo quy luật tự nhiên cứ một năm trôi cô lại thêm một tuổi đời, một nghề nhưng tình yêu mà thầy cô dành cho những đứa con nhỏ vẫn không đổi ). Em càng khâm phục hơn tấm lòng của thầy cô. c. Kết bài: Dù không còn học thầy cô ấy nhưng em cảm thấy thế nào? Lời hứa, lời tự nhủ của em Đề 4: Cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ Dàn ý a. Mở bài: - Giới thiệu về nụ cười của mẹ em. - Cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ: nụ cười yêu thương, gần gũi, ấm áp Trang 8
  9. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI Ví dụ: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Từ hồi còn bé thơ đến khi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở b. Thân bài: * Những đặc điểm nụ cười của mẹ - Nụ cười của mẹ rất dịu dàng, hiền hậu - Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, ) - Mỗi lần mẹ cười là những vết nhăn mờ quanh mắt nheo lại. - Hàm răng trắng sáng lộ ra, làm nụ cười ấy càng thêm hạnh phúc. * Các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ - Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em. - Nụ cười vui, thương yêu. - Nụ cười khuyến khích, động viên từng bước trưởng thành của con - Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi. - Những khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy buồn, trống trải và nhớ mẹ - Bản thân em phải luôn chăm ngoan và học giỏi để luôn thấy nụ cười của mẹ. * Vai trò của nụ cười ấy - Giúp động viên những thành viên trong gia đình cùng vượt qua những trắc trở. - Mang lại sự ấm cúng cho không khí gia đình khi cần thiết - Tạo mối quan hệ thân mật, gần gũi với người khác. - Thể hiện tình yêu thương chồng con quá đỗi tha thiết. - Những kỉ niệm sâu sắc gắn với nụ cười của mẹ: + Mẹ nhường áo mưa cho em, mẹ vẫn cười nói mẹ không sao nhưng mẹ đã ốm một tuần sau đó. + Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu tiên đến trường - nụ cười quan tâm + Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi, chia sẻ + Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn + Cùng vui với những thành tích em đạt được nụ cười đồng điệu + Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười - nụ cười tự hào + Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy. C. ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2011-2012 I. Văn – Tiếng Việt Câu 1: (1,5 đ) Chép bài ca dao nói về tình cảm gia đình và nêu ý nghĩa? Câu 2: (1,5 đ) Hoàn chỉnh sơ đồ sau: Từ phức Trang 9
  10. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI Câu 3: (2,0 đ) Xác định và nêu tác dụng của từ láy trong hai câu thơ sau: Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. (Trích Qua Đèo Ngang) II. Tập làm văn: (5,0 điểm) Cảm nghĩ của em về mẹ. KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2012-2013 I. Văn – Tiếng Việt Câu 1: (2,5 điểm) a. Nêu tên văn bản, tên tác giả của các văn bản nhật dụng em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 – học kì 1. (1,5 điểm) b. Chỉ ra điểm chung về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh). (1,0 điểm) Câu 2: (1,0 điểm) Từ đồng nghĩa là gì? Tìm một từ đồng nghĩa thay thế cho từ in đậm trong câu văn: “Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.” Câu 3: (1,5 điểm) Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi dưới đây: “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà ” (Trích Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh) a.Từ thân thuộc là từ ghép hay từ láy? Vì sao? b.Chỉ ra điệp ngữ và nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ? II. Tập làm văn: (5,0 điểm) Cảm nghĩ của em về một mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông). KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2013-2014 Câu 1: (2,5 điểm): Viết thuộc lòng khổ thơ đầu trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ và trình bày tác dụng của nó? Câu 2: (1,0 điểm) Hãy sắp xếp các từ đồng nghĩa sau đây theo nhóm biểu thị thái độ tình cảm khác nhau: tiết kiệm, bủn xỉn, keo kiệt, căn cơ, hà tiện, keo cú, tằn tiện. a. Thái độ tình cảm quý trọng, khen ngợi. b.Thái độ tình cảm khinh thị, chê bai Câu 3: (1,5 điểm) Cho đoạn văn sau: Đôi mắt ngây ngô, trong sáng của Lâm chăm chú nhìn vào nét phấn của cô giáo sửa bài tập trên bảng. Kết quả bài tâp của Lâm là đúng, Lâm thấy nhẹ nhàng cả người. Em hãy tìm lỗi về cách dùng từ trong đoạn văn trên? Cho biết đó là lỗi gì và sửa lại bằng từ nào cho đúng? Câu 4: (5,0 điểm)Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha. (Nhuận Hanh) Cha là người luôn kề cận chăm sóc, che chở cho con trong suốt cuộc đời. Cảm nghĩ của em về công lao cao cả đó của tình cha. KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2014 - 2015 Câu 1: (3đ) a/ Hãy kể tên hai bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7 và nêu tên tác giả. b/ Đọc bài ca dao sau: Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Trang 10
  11. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI Công cha áo mẹ chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. Nêu ý nghĩa của bài ca dao trên? Hãy chép lại một bài ca dao mà em được học hoặc đọc thêm có ý nghĩa tương tự. Câu 2: (1.0đ) Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a/ Mọi người cần đối xử tốt .người bị nhiễm HIV. b/ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là một trong những cách tốt nhất tránh bị bệnh và lây lan bệnh tật cho cơ thể. Câu 3: (1.0đ) Xác định và nêu tác dụng điệp ngữ trong những câu thơ sau: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” (Hồ Chí Minh, trích “Cảnh khuya”) Câu 4: (5,0đ) “Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hãi đến tình cảm tự nhiên, trong sang ấy.” Từ ý nghĩa của truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài), hãy nêu cảm nghĩ về tổ ấm gia đình mà em đang sống. KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015-2016 Câu 1: “Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống, chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.” Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Nhân vật “em” trong đoạn trích là ai? Hành động “đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ” của nhân vật “em” có ý nghĩa gì? Câu 2: Đọc bài ca dao sau, trả lời các câu hỏi bên dưới: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. (Trích SGK Ngữ văn 7 tập I, trang 155) a. Tìm điệp ngữ trong bài ca dao trên và cho biết tác giả dân gian muốn nhấn mạnh điều gì? b. Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên? Câu 3: Phát hiện và sửa lỗi về việc sử dụng quan hệ từ trong câu văn sau: Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta thấy tình bạn thắm thiết của tác giả. Câu 4: Người thân luôn là điểm tựa vững chắc đối với mỗi người trong cuộc đời. Từ nhận định trên, em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017 Câu 1: (2.0 đ) a. Hãy kể tên hai văn bản văn xuôi trữ tình (kèm tác giả) mà em đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 7, tập một. b. Đọc bài ca dao sau: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? Nêu ý nghĩa của bài ca dao trên? Bài ca dao có thể xếp vào chủ đề ca dao nào đã học? Câu 2. (1.0 đ) Trong các từ in đậm ở đoạn văn, từ nào là từ ghép, từ nào là đại từ? Trang 11
  12. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. (Cuộc chia tay của những con búp bê- Khánh Hoài) Câu 3. (1.0 đ)Các câu sau đây mắc lỗi gì, hãy sửa lại cho đúng? a. Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác. b. Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa. Câu 4.(1.0 đ) Tìm một thành ngữ, trong đó có cặp từ trái nghĩa và đặt câu với thành ngữ đó? Câu 5.(5.0 đ) Mái trường là ngôi nhà thứ hai của chúng ta. Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về ngôi trường mà em đang học. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2017-2018 Câu 1. 1.1. Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ (Ngữ Văn 7, tập 1) a.Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả? b.Chỉ và nêu rõ tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên. Câu 2. Đoạn văn: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Cổng trường mở ra, Lí Lan-Ngữ Văn 7, tập 1) 2.1.Tìm một cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn trên? 2.2.Tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế cho từ can đảm trong đoạn văn. 2.3.Trong dãy từ sau, từ nào là từ Hán Việt? -Ngày mai, kì diệu, cánh cổng, thế giới. Câu 3. Có lẽ, ai trong chúng ta cũng được ôm ấp trong vòng tay của cha mẹ, ông bà. Hãy viết bài văn bày tỏ cảm nghĩ của em về đôi bàn tay của một người thân mà em yêu quý (chạ hoặc mẹ, ông, bà, ) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2018-2019 Câu 1: (3đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Tận đáy lòng, con muốn nói với cha, với mẹ, với cả nhà một lời xin lỗi. Con xin lỗi vì những giọt nước mắt đã rơi trên gò má hằn nhiều nếp nhăn của mẹ, con xin lỗi vì những suy tư, trăn trở hằn sâu trên trán cha. Và con xin lỗi vì tất cả những đau đớn mà con đã gây ra cho những người mà con yêu quý nhất. Cha mẹ và gia đình là những người đã luôn ở bên con khi con cần đến. Con đã đánh mất những tình cảm yêu thương đó. Và giờ đây con đang cố gắng lấy lại những điều thiêng liêng đó. Nhưng con sợ rằng mình sẽ lại thua cuộc. Chính vì thế, hãy giúp con có thêm niềm tin, hãy nắm chặt tay con vì những lần con phải thắng ( Theo The Letter- Hạt giống tâm hồn) 1.1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Trang 12
  13. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI 1.2.Đoạn trích đã giúp em hiểu gì về tâm trạng của người con? Kể tên một văn bản nhật dụng (kèm tên tác giả) mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn 7- học kì 1 thuộc chủ đề tình cảm gia đình. 1.3.Tìm một từ láy và một cặp từ trái nghĩa có trong đoạn trích. 1.4.Những từ in đậm trong đoạn trích trên thuộc phép tu từ nào đã học và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong đoạn trích. Câu 2: (2đ) 2.1.Phát hiện và sửa lỗi về việc sử dụng quan hệ từ trong câu văn sau: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã diễn tả tình bạn thắm thiết, đậm đà nhà thơ. 2.2.Cho thành ngữ: nhường cơm sẻ áo. Em hãy giải thích nghĩa và đặt câu với thành ngữ đó. Câu 3: (5đ) Có món quà tựa trăng sao nhỏ bé Thế nhưng lại dường như quá ngọt ngào. Hãy viết bài văn bày tỏ tình cảm của em về một món quà ý nghĩa (chiếc xe, chiếc cặp, quyển sách hoặc con búp bê, ) mà em đã từng nhận được từ người em yêu thương. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2019-2020 Câu 1: (3đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen thủi, hòa lẫn với bóng tối . Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ. Người ta nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng tôi sực nhớ, tôi chợt nhìn u, tôi bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ người ngồi trước mặt không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi đã lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc u tôi cười nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng chỉ còn hằn những vết rạn khía quanh hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi khuyết ba lỗ đã mấy năm nay. U tôi đã già đi từ bao giờ? U tôi đã già từ lúc nào? Tôi thực không hay?” (Theo Tô Hoài, Cỏ dại) 1.1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 1.2 Đoạn văn thể hiện tình cảm gì của tác giả? Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 1 cũng nói về người mẹ? 1.3 Những từ gạch chân trong đoạn văn, từ nào là đại từ, từ nào là quan hệ từ? 1.4 Hình ảnh “u tôi” ở những câu in đậm trong đoạn văn gợi em liên tưởng đến thành ngữ nào? Câu 2: (2đ) 2.1 Đặt một câu có sử dụng một cặp từ: đồng âm hoặc đồng nghĩa? (gạch chân cặp từ đó)? 2.2 Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ (Tiếng gà trưa , Xuân Quỳnh) Câu 3: (5đ) Cảm nghĩ của em về một mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông). Trang 13
  14. Trường THCS Dương Văn Mạnh Đề cương ôn tập Ngữ văn 7- HKI ĐỀ KIỂM TRA THỬ I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới “Mẹ đi xa rồi, mẹ về với cha ở một nơi chân trời vắng lặng với những bông hoa dại và cả những loài rau. Chỉ có tôi còn ở lại, một mình thưởng thức bát canh rau với cái vị quen mà lạ. Quen vì vẫn có cái vị đắng chát quen thuộc của những ngày trẻ dại. Nhưng lạ lẫm khi nó lại không có cái sự dẻo dai mà cằn cỗi của quê nhà. Phải chăng bây giờ người ta chuộng nó như thứ đặc sản hiếm hoi chốn thị thành. Vẫn hoang dại nhưng được chăm chút nên nó mềm hơn, dễ nuốt hơn với những người thành phố. Còn đâu đó trên những nẻo đường quê liệu còn tồn tại loài cây khó nuốt ấy, để những ai xa quê còn nhớ mà đặt cho mình câu hỏi: Ai thương quê một mùa rau dại?” (Trích “Ai thương quê một mùa rau dại” - Lê Ngọc) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu nội dung của đoạn văn? 2. Sắp xếp những từ in đậm trong đoạn văn theo hai nhóm: Từ ghép và từ láy? 3. Tìm hai đại từ trong đoạn văn và cho biết đại từ đó dùng để làm gì? 4. Tìm một cặp từ đồng nghĩa và một cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn? II. VẬN DỤNG (6,0 điểm): Câu 1:(1,0 điểm) Giải thích và đặt câu với thành ngữ “chia ngọt sẻ bùi” ? Câu 2: (5.0 điểm) Người em yêu quý nhất. Trang 14