Phiếu bài tập số 1 môn Ngữ văn khối 9

pdf 1 trang thienle22 10890
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập số 1 môn Ngữ văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_so_1_mon_ngu_van_khoi_9.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập số 1 môn Ngữ văn khối 9

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 NHÓM VĂN 9 MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Phần I Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương đã dành những dòng thơ lắng đọng mà giàu cảm xúc viết về Người. Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Câu 2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh “hàng tre bát ngát” ở câu thơ thứ hai và “cây tre trung hiếu” ở câu cuối của bài thơ. Câu 3. Cho nội dung: Khổ thơ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc, ước nguyện chân thành của nhà thơ và của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp,em hãy làm rõ nội dung trên, trong đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập tình thái và phép nối (gạch dưới thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ dùng làm phép nối). Câu 4. Việc lặp lại một hình ảnh (hoặc chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm còn xuất hiện trong một số bài thơ khác, em hãy kể tên một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có đặc điểm đó, ghi rõ tên tác giả. Phần II Đọc truyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.” ( TheoTuốc-ghê-nhép,Người ăn xin,Ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1. Trong cuộc hội thoại, nhân vật “ tôi” và người ăn xin đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Câu 2. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Câu 3. Từ câu chuyện trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ ( khoảng 2/3 trang giấy) về ý kiến: Lòng nhân ái là một trong những khởi nguồn của lối sống đẹp. HẾT