Phiếu bài tập ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Tuần 32 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

doc 5 trang Thương Thanh 24/07/2023 1610
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Tuần 32 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_tuan_32_bai.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Tuần 32 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

  1. Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín A. Lý thuyết I. Khái quát nội dung câu chuyện - Phượng không được đọc thư của Hiền vì đó không phải là thư gửi cho Phượng, dù Hiền là bạn thân nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiền thì Phượng không được đọc. - Giải pháp đó là không chấp nhận được bởi vì như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín. - Nếu là Loan em nên giải thích để Phượng hiểu, ko được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý. Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được đảm bảo thư tín. ⇒ Ý nghĩa: Mỗi người đều có phần riêng tư, cá nhân, chúng ta cần tôn trọng quyền riêng tư của họ. II. Nội dung bài học a. Nội dung quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Là một trong những quyền cơ bản của công dân và được qui định trong Hiến pháp của Nhà nước ta. - Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, của công dân nghĩa là: Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
  2. Đọc trộm tin nhắn từ điện thoại người khác là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. b. Trách nhiệm của công dân: - Có ý thức tôn trọng bí mật, an toàn, thư tín, điện thoại, điện tín. - Không được xâm phạm, chiếm đoạt thư tín, điện thoại, điện tín. - Phê phán, ngăn chặn, tố cáo những hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín. B. Trắc nghiệm Câu 1: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là A. Không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. B. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật.
  3. C. Không ai có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. D. Không tổ chức nào có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. Câu 2: Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là? A. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân. B. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ. C. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân. D. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân. Câu 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi. B. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận. C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị. D. Bóc xem các thư bị gửi nhầm. Câu 4: Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. C. Quyền bầu cử và ứng cử. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Câu 5: Nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị phạt bao nhiêu ? A. 01 - 1,5 triệu đồng. B. 01 - 2 triệu đồng. C. 500 - 1 triệu đồng. D. Không bị phạt.
  4. Câu 6: Mức phạt cao nhất khi đọc trộm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là bao lâu? A. 03 năm tù. B. 01 năm tù. C. Cảnh cáo. D. Chung thân. Câu 7: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào ? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. C. Quyền dân chủ. D. Quyền tự do cơ bản. Câu 8: Được xem thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi nào? A. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. B. Người đó cho phép. C. Đọc giùm người bị khiếm thị. D. Cả A, B, C. Câu 9: Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của mình em sẽ làm gì? A. Quát bạn thật to cho cả lớp biết tính xấu của bạn. B. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vi xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân. C. Nói với cô giáo để cô xử lý. D. Không chơi với bạn nữa. Câu 10: Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được nêu tại điều nào và hiến pháp năm nào? A. Điều 21, Hiến pháp 2013.
  5. B. Điều 22, Hiến pháp 2013. C. Điều 23, Hiến pháp 2013. D. Điều 24, Hiến pháp 2013.