Phiếu bài tập Ngữ văn lớp 8

docx 2 trang thienle22 5910
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập Ngữ văn lớp 8

  1. PHIẾU BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 Bài 1: Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ? Bài 2 :Thêm dấu thích hợp cho các trường hợp sau đây : a) Cả nước hành quân theo xe đại bác Đồng chí thương binh Tưởng nghe có bước chân mình Bước của bàn chân đã mất. (Chính Hữu) b) Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ . Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) c) Tớ đang có một âm mưu này, Trang ạ. Rất thú vị nhé ! (Trần Hoài Dương Bài 3: Cho đoạn văn sau : “Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế, thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn ; mất thời không thế, thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các người không rõ thời thế, chỉ giả dối quen thân há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được”. (Nguyễn Trãi) Có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày diễn dịch. Lại có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày quy nạp. Và cũng có ý kiến cho rằng đây là đoạn được kết cấu theo kiểu trình bày tổng – phân – hợp Ý kiến của em thế nào ? Hãy lí giải. Bài 4 : Viết bài tập làm văn kể lại kỉ niệm sâu sắc về một người bạn đã cùng học (cùng chơi) với em. Bài 5: Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới : Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao 1. Bài ca dao trên đã lược bỏ một số dấu câu cần thiết .Em hãy chép lại bài ca dao, điền các dấu câu bị lược bỏ và cho biết công dụng của các dấu câu đó. 2. a.Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm mấy câu ? b. Hãy phân tích ngữ pháp và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép ? Nếu là câu ghép, em hãy chỉ rõ quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó. 3. Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao trên. 4. Bài ca dao được viết theo thể thơ nào? Hãy viết bài văn thuyết minh về thể thơ đó. Bài 6: Tìm thán từ trong các câu sau và cho biết chúng được dùng làm gì? a, Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. ( Tắt đèn – Ngô Tất Tố )
  2. b, khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.Xin ông trông lại! ( Tắt đèn – Ngô Tất Tố ) c, Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. chà! ánh sáng kì dị làm sao! ( Cô bé bán diêm – An – dec – xen ) d, Ha ha! Một lưỡi gươm! ( Sự tích Hồ Gươm ) Bài 7: Tục ngữ phương Tây có câu: “Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối. Và dại khờ là những lũ người câm. Trên đường đi như những bóng âm thầm. Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng. ( Liên hiệp lại) Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào? Giải thích vì sao? Bài 8: Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn, phép nối. “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. (Quê hương - Tế Hanh) Bài 9: Trình bày cảm nhận của em về tình yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của ngời chiến sĩ cách mạng qua bài thơ " Khi con tu hú " bằng một bài tập làn văn " Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vờn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng, càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi ! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ! " Huế, tháng 7 - 1939 Trích Từ ấy - Tố Hữu ( Theo sách Ngữ văn 8 - Tập hai) Bài 10 : Bài TLV: Giới thiệu cách làm một đồ dùng trong học tập (một thí nghiệm).