Phiếu bài tập môn Lịch sử Lớp 6 - Phiếu số 1

docx 3 trang Thương Thanh 24/07/2023 1650
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập môn Lịch sử Lớp 6 - Phiếu số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_mon_lich_su_lop_6_phieu_so_1.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập môn Lịch sử Lớp 6 - Phiếu số 1

  1. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 (Lịch sử 6) I. Phần trắc nghiệm Câu 1: Lịch sử là gì? A. Những gì đã diễn ra trong quá khứ B. Những gì chưa diễn ra C. Những gì đang diễn ra D. Những gì sẽ diễn ra Câu 2: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ? A. Tư liệu truyền miệng B. Tư liệu địa chất C. Các nền văn hóa khảo cổ D. Tư liệu lịch sử Câu 3: Các truyền thuyết như “Con rồng cháu tiên”,”Thánh Gióng”,”Sơn Tinh, Thủy Tinh” thuộc loại hình tư liệu lịch sử nào? A. Tư liệu hiện vật B. Tư liệu truyền miệng C. Tư liệu chữ viết D. Tư liệu gốc Câu 4: Tư liệu hiện vật là ? A. Những câu chuyện, những lời mô tả truyền đời B. Những di tích, đồ vật của người xưa C. Những bản ghi, tư liệu viết tay D. Những truyền thuyết, ca dao, tục ngữ Câu 5: Bia đá thuộc loại hình tư liệu lịch sử nào ? A. Tư liệu truyền miệng B. Tư liệu chữ viết C. Tư liệu hiện vật D. Không được coi là một tư liệu Câu 6: Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là ? A. Xác định không gian diễn ra các sự kiện B. Sắp xếp các sự kiện xảy ra theo thời gian C. Xác định thời gian xảy ra sự kiện D. Xác định chủ thể các sự kiện Câu 7: Dựa vào cơ sở nào để con người xác định được thời gian ?
  2. A. Sự lên xuống của thủy triều B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp C. Quan sát các chòm sao D. Hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng Câu 8: Cho sự kiện sau: “Bính Thìn – Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương”. Hãy tính khoảng cách thời gian (theo năm và thế kỉ) của sự kiện trên so với năm 2020. A. 1004 năm, 10 thế kỉ B. 1002 năm, 11 thế kỉ B. 1003 năm, 10 thế kỉ D. 1003 năm, 10 thế kỉ Câu 9: Theo Công lịch, 1000 năm được gọi là một A. Thập kỉ B. Thế kỉ C. Thiên niên kỉ D. Kỉ nguyên Câu 10: Công lịch là lịch dùng cho A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Mĩ D. Toàn thế giới II. Phần tự luận Câu 1:Lịch sử giúp chúng ta hiểu biết những gì ? Liên hệ với thực tế cuộc sống của gia đình và quê hương. Câu 2: Nêu những hiểu biết của em về Công lịch ? Vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch ? ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm 1A 2D 3B 4B 5C 6C 7D 8A 9C 10D II. Phần tự luận Câu 1: - Mục đích của việc học lịch sử :
  3. + Hiểu được cội nguồn dân tộc. + Biết được quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta. + Biết được quá trình sống, lao động của tổ tiên. + Biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn tổ tiên. + Biết vận dụng vào hiện tại để xây dựng xã hội văn minh, làm giàu truyền thống dân tộc. - Liên hệ với gia đình, quê hương: + Gia phả dòng họ giúp hiểu được cội nguồn và lịch sử của dòng họ. + Lịch sử của đền thờ, đình làng giúp biết được truyền thống của địa phương + Hiểu được vai trò của các anh hùng, danh nhân, nghệ nhân trong lịch sử địa phương. Câu 2: - Đặc điểm của Công lịch: + Công lịch được tạo ra dựa trên dương lịch và được tất cả các dân tộc trên thế giới sử dụng. + Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê – xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN). + Theo Công lịch, một năm có 12 tháng hay 365 ngày (năm nhuận thêm 1 ngày). + 1 thế kỉ là 100 năm + 1 thiên niên kỉ là 1000 năm. - Sở dĩ trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch là do: + Cơ sở tính âm lịch dựa trên sự di chuyển của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất nông nghiệp theo đúng thời vụ. + Tổ tiên chúng ta từ xưa đã sử dụng âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, ngày cúng, giỗ chúng ta đều dùng ngày âm lịch.