Phiếu bài tập môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tuần 31 - Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

doc 5 trang Thương Thanh 24/07/2023 2640
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tuần 31 - Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_tuan_31_bai_18_quy.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tuần 31 - Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

  1. Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân A. Lý thuyết I.Khái quát nội dung câu chuyện - Báo với công an: + Nghi ngờ địa điểm là nơi buôn bán, tiêm chích ma túy. + Biết người lấy cắp xe đạp bạn An. => Các hành động này cần tố cáo - Khiếu nại: Bị Giám đốc cho thôi việc không rõ lí do. => Ý nghĩa: Khiếu nại và tố cáo là những quyền cơ bản của mỗi công dân. Khi biết công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của mình và nhà nước thì chúng ta phải tố cáo, khiếu nại để bảo vệ lợi ích cho mình và tránh thiệt hại cho xã hội. II. Nội dung bài học 2.1 Khái niệm - Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ.
  2. Nộp đơn khiếu nại nhằm khôi phục lại lợi ích của người bị hại. - Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật. - Hình thức: Trực tiếp, đơn, thư, báo đài. 2.2. So sánh khiếu nại và tố cáo *Giống nhau: - Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp - Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân - Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội. * Khác nhau: - Khiếu nại là người trực tiếp bị hại - Tố cáo là mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân. 2.3. Trách nhiệm công dân: Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại quyền tố cáo cần trung thực và khách quan, thận trọng.
  3. 2.4 Trách nhiệm nhà nước: Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại cho người khác. B. Trắc nghiệm Câu 1: Điểm chung giữa chủ thể khiếu nại và tố cáo là? A. Doanh nghiệp. B. Tổ chức. C. Công ty. D. Cả A,B,C. Câu 2: Điểm khác biệt trong chủ thể về khiếu nại với tố cáo là A. Cá nhân. B. Tập thể. C. Doanh nghiệp. D. Công ty. Câu 3 : Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được là? A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Kỉ luật. D. Thanh tra. Câu 4 : Quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật được gọi là ? A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Kỉ luật.
  4. D. Thanh tra. Câu 5: Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là? A. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp B. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân C. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Cả A,B,C. Câu 6: Hình thức của khiếu nại và tố cáo là? A. Trực tiếp. B. Đơn, thư. C. Báo, đài. D. Cả A,B,C. Câu 7: Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan nào ? A. Cơ quan điều tra. B. Viện Kiểm sát. C. Tòa án nhân dân. D. Cả A,B,C. Câu 8: Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình? A. Làm đơn khiếu nại. B. Làm đơn tố cáo. C. Chấp nhận nghỉ việc. D. Đe dọa Giám đốc.
  5. Câu 9: Phát hiện công ty X nhiều lần xả nước thải và khí độc ra môi trường gần khu dân cư chúng ta cần làm gì ? A. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng. B. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng. C. Mặc kệ coi như không biết. D. Nhắc nhở công ty X. Câu 10: Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần lưu ý điều gì? A. Trung thực. B. Khách quan. C. Thận trọng. D. Cả A,B,C.