Phiếu bài tập Lớp 3 (từ ngày 30/3 đến ngày 3/4)

docx 6 trang thienle22 5930
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Lớp 3 (từ ngày 30/3 đến ngày 3/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_lop_3_tu_ngay_303_den_ngay_34.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập Lớp 3 (từ ngày 30/3 đến ngày 3/4)

  1. PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 30/ 3/ 2020 ) ( Dành cho HS lớp 3 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên : Lớp 3 . TIẾNG VIỆT I – Bài tập về đọc hiểu Con voi của Trần Hưng Đạo Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách,Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi. Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa!”. Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này. Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa. (Đoàn Giỏi) (Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng) 1. Trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo gặp phải chuyện gì? a- Bị sa vào cái hố rất sau b- Bị thụt xuống bùn lầy c- Bị nước triều cuốn đi 2. Hình ảnh “voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi” nói lên điều gì? a- Voi rất buồn vì không được cùng chủ tướng đi đánh giặc b- Voi rất buồn vì không được sống gần gũi bên chủ tướng c- Voi rất buồn vì phải ở lại một mình, không có ai bầu bạn 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ nói về con voi như nói về một chiến sĩ? a- Chảy nước mắt, có nghĩa, có công b- Khôn ngoan, có nghĩa, có công c- Có nghĩa, có công, trung hiếu 4. Vì sao lời thề của Trần Hưng Đạo bên dòng sông Hóa được ghi vào sử sách? a- Vì đó là lời thề thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên b- Vì đó là lời thề thể hiện lòng tiếc thương đối với con voi trung nghĩa c- Vì đó là lời thề thể hiện sự gắn bó sâu nặng đối với dòng sông Hóa
  2. II- Bài tập tự luận 1.Điền vào chỗ chấm: a) l hoặc n - thiếu iên/ - iên lạc/ - xóm àng/ - àng tiên/ . b) iêt hoặc iêc - xem x / . - chảy x / . - hiểu b / - xanh b ./ . 2. Gạch dưới những từ ngữ giúp em nhận biết sự vật được nhân hóa (gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người) ở các khổ thơ, câu văn sau: a) Bé ngủ ngon quá Đẫy cả giấc trưa Cái võng thương bé Thức hoài đưa đưa. b) Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. c) Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa. TOÁN Bài 1: Đặt tính rồi tính: a. 1624 + 3157 b. 517 – 333 c. 214 x 3 d. 533 : 5 Bài 2: Tìm x: a. X x 8 = 240 x 3 b. X : 7 = 300 – 198 c. X – 271 = 729: 9 Bài 3: Nhà Hoa bẻ được 351 bắp ngô; nhà Hoa bẻ được nhiều hơn nhà Huệ là 27 bắp ngô. Hỏi nhà Huệ bẻ được bao nhiêu bắp ngô? Bài 4:Hai túi gạo nặng 92 kg. Hỏi 3 túi gạo như thế nặng bao nhiêu kg? Bài 5: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng là 12m, chiều dài hơn chiều rộng 9m. Tính chu vi của mảnh vườn đó. Bài 6: Một mảnh vườn hình vuông có cạnh là 28m. Tính chu vi mảnh vườn hình vuông đó. Bài 7: a,Một số khi nhân với 6 rồi cộng với 157 thì được 769. Tìm số đó. b. Tìm một số khi chia cho 8 rồi cộng với 210 thì được 315.
  3. PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 1 / 4 / 2020 ) ( Dành cho HS lớp 3 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên : Lớp 3 . TIẾNG VIỆT I – Bài tập về đọc hiểu Lừa và ngựa Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Một hôm, có việc đi xa, ông ta cưỡi ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa. Dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá, liền khẩn khoản xin với ngựa: - Chị ngựa ơi! Chúng ta là bạn đường. Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôi cũng được. Tôi kiệt sức rồi. Ngựa đáp: - Thôi, việc ai nấy lo. Tôi không giúp chị được đâu. Lừa gắng quá, kiệt lực, ngã gục xuống chết bên vệ đường. Người chủ thấy vậy bèn chất tất cả đồ đạc từ lưng lừa sang lưng ngựa. Ngựa bấy giờ mới rên lên: - Ôi, tôi mới dại dột làm sao! Tôi đã không muốn giúp lừa dù chỉ chút ít, nên bây giờ phải mang nặng gấp đôi. 1. Khoanh vào đáp án đúng a) Lừa đề nghị với ngựa việc gì? A. Nhờ ngựa mang hộ mình một ít. B. Nhờ ngựa chở hàng còn mình chở người. C. Nhờ ngựa dắt mình dậy. D. Nhờ ngựa dắt mình qua chỗ lội. b) Vì sao ngựa không giúp lừa? A. Vì ông chủ không cho ngựa giúp lừa. B. Vì ngựa không biết quan tâm đến bạn. C. Vì ngựa dại dột. D. Vì ngựa thấy lừa chưa mệt. c) Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Giúp đỡ bạn là nhiệm vụ của người học sinh. B. Chỉ giúp bạn khi nào cần thiết. C. Bạn bè cần phải giúp đỡ nhau để vượt qua khó khăn. 2. Đọc khổ thơ sau và gạch chân dưới các sự vật được nhân hóa: Chị ong nâu nâu đâu Chị bay đi đâu đi đâu Chú gà trống mới gáy Ông mặt trời mới mọc Mà trên những nụ hoa Em đã thấy chị ong. 3. Cho câu văn sau, tìm bộ phận câu và điền vào bảng: Các bạn học sinh lớp 3A đang tập thể dục. Ai? làm gì?
  4. 4. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau: a. Một hôm đang chơi dọc bờ sông Kiến Vàng nhìn thấy Kiến Đen b. Sáng chủ nhật bố cho em đi mua quần áo sách vở. Bài 5: Em hãy đọc đoạn thơ sau và gạch chân từ ngữ nhân hoá : Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Bố em xách điếu đi cày Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng. Bài 6: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào? a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân. b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng. c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bài 7: Đặt 3 câu theo kiểu Ai thế nào? TOÁN Bài 1: Đặt tính rồi tính: a) 4248 + 1527 1296 + 704 653 + 2187 4306 + 1574 b) 2871 – 565 3247 – 1489 1402 – 318 1534 - 295 c) 139 x 2 341 x 3 208 x 4 129 x 7 d) 856:4 594 : 9 528 : 6 968 : 8 Bài 2: a.236: 4 + 363: 3 123: 3 + 76: 4 b.78 + 435: 5 100 - 85 x 1 Bài 3:Tìm X: X + 327 = 810 524 - X = 375 X: 8 = 78: 3 486: X = 15 – 9 X: 5 - 28 = 13 X : 8 = 12 x 7 Bài 4: Điền dấu >, <, =? a) 200 - 15 x 4 14 x 5 + 65 b) 234:3 x 2 52 x 6:2 c) (36 + 5) x 8 966:(27: 9) d) 48 x (11 - 9) 1 + 384: 4 Bài 5. Tính chu vi hình chữ nhật có chiều rộng là 15 m, chiều rộng kém chiều dài 5 m. Bài 6 :Tính cạnh một hình vuông, biết chu vi hình vuông là 108 m. Bài 7:Một cửa hàng có 180 kg gạo, đã bán 75 kg gạo. Số gạo còn lại chia đều vào 7 túi. Hỏi mỗi túi có mấy ki - lô - gam gạo?
  5. PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 3 / 4 / 2020 ) ( Dành cho HS lớp 3 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên : Lớp 3 . TIẾNG VIỆT Bài 1. Gạch1gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? (cái gì? con gì?); gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì?(làm gì? thế nào?) trong mỗi câu sau: a) Từ ven đê sông Bùng, những trạm máy bơm mọc lên. b) Màu xanh mát của những cánh đồng lúa được cứu sống. c) Ở đây, con người bền bỉ xây dựng quê hương. Bài 2. Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau: a) Cô Ve xanh có một cái đầu mượt như nhung một dáng vẻ cân đối thon thả một bộ cánh sành điệu mỏng tang. c) Xa xa sau lũy tre làng mặt trời nhô lên đỏ ửng cả một phương. Bài 3: Gạch chân từ ngữ nhân hoá: Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Bố em xách điếu đi cày Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng. Bài 4:. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý sau: Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể )? Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị ) có gì đáng yêu? Điều gì làm em thích và đáng nhớ nhất? Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)? TOÁN Phần 1: Trắc nghiệm( Khoanh vào chữ cái chỉ đáp số đúng trong các câu sau): Câu 1. Số ba trăm linh năm viết là : A. 503 B. 305 C. 530 D. 350 Câu 2. Trong các số dưới đây, số nào bé nhất? A. 342 B. 432 C. 324 D. 423 Câu 3. Số liền sau của số 499 là số: A. 497 B. 498 C. 500 D. 501 Câu 4. Tính 515 + 327 = ? A. 832 B. 842 C. 932 D. 941 Câu 5. Tính: 197 + 22 + 3 = ? A. 222 B. 447 C. 717 D. 249
  6. Câu 6. x – 282 = 576. Vậy x bằng: A. 294 B. 858 C. 758 D. 394 Câu 7. Tính 429 – 382 = ? A. 47 B. 147 C. 137 D. 37 Câu 8. Kết quả của phép trừ 748 – 53 là: A. 695 B. 218 C. 715 D.705 Câu 9. Hai xe ba gác chở tổng cộng được 572kg hàng hóa, xe thứ nhất chở được 248kg. Vậy xe thứ hai chở được: A. 334 kg B. 324 kg C. 236 kg D. 224 kg Phần 2: Tự luận: Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống: Thừa số 8 7 6 Thừa số 104 9 Tích 434 198 624 Bài 2. Điền số hoặc đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm 125m x 6 = dam 4m 7cm = cm 9dam 5m = 950 809cm = m cm Bài 3. Minh nghĩ ra một số, biết rằng tổng số đó với 818 là số lớn nhất có ba chữ số. Tìm số Minh nghĩ. Bài 4. Có 146m vải hoa, may mỗi bộ quần áo hết 3m vải. Hỏi có thể may được nhiều nhất mấy bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải? Bài 5. Có 259 kg gạo, người ta bán đi 98 kg. Số gạo còn lại đóng đều vào 7 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?