Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_bai_tap_lop_2_tuan_3.docx
Nội dung text: Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 3
- Họ và tên: Lớp: 2 Thứ hai ngày 24 tháng 2 năm 2020 Tiếng Việt SỰ TÍCH NGÀY TẾT Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua nước nọ muốn ban thưởng cho cụ già cao tuổi nhất. Nhưng cả nước chẳng ai biết mình bao nhiêu tuổi nên vua không chọn được người để ban thưởng. Thế là vua phái sứ giả đi hỏi các vị thần về cách tính thời gian. Thoạt tiên, sứ giả tìm đến Thần Sông. Thần Sông không biết mình già hay trẻ nên khuyên họ đến gặp mẹ mình là Thần Biển. Thần Biển lại khuyên họ đến hỏi Thần Núi vì Núi có trước Biển. Thần Núi lại khuyên sứ giả đến hỏi Thần Mặt Trời vì Mặt Trời có trước cả Núi. Không thể đến chỗ của Mặt Trời, sứ giả đành quay về. Tới khu rừng nọ, họ gặp một bà lão đang hái hoa đào. Bà lão kể: Ngày trước, khi con bà đi xa, cây đào đang nở hoa nên mỗi lần hoa đào nở, bà lại hái hoa để nhớ ngày con ra đi. Sứ giả về kinh, tâu vua việc bà lão hái hoa đào chờ con. Nhà vua rất sáng suốt, nghĩ ngay ra cách tính tuổi: mỗi lần hoa đào nở tính là một tuổi. Vua cũng truyền cho thần dân được mở hội ba ngày, ba đêm mỗi khi hoa đào nở. Từ đó có phong tục ngày Tết. Theo HẠ HUYỀN Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Vua phái sứ giả đi hỏi các vị thần điều gì? a. Cách tính thời gian. b. Vị thần nào già nhất ? c. Vị thần nào hiểu biết nhất ? Câu 2: Ai gợi ý câu trả lời cho sứ giả? a. Thần Mặt Trời. b. Bà lão hái hoa đào. c. Thần Sông, Thần Biển, Thần Núi.
- Câu 3: Bà lão nói thế nào? a. Mặt Trời có trước tất cả. b. Biển và Núi hiểu biết nhất. c. Hái hoa mỗi lần hoa đào nở để nhớ ngày con đi. Câu 4: Từ gợi ý đó, vua nghĩ ra cách tính tuổi thế nào? a. Mỗi lần lễ hội được nghỉ một năm. b. Mỗi lần hoa đào nở tính là một tuổi. c. Cho thần dân nghỉ Tết hằng năm. Câu 5: Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào? a. Bà lão hái hoa đào. b. Nhà vua rất sáng suốt. c. Mặt Trời là vị Thần nhiều tuổi nhất. Câu 6: Sứ giả gặp bà lão khi nào? Câu 7: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn: (chín vàng, bừng nở, nặng trĩu hạt, ngủ, rực rỡ) Mùa hè, mặt trời rắc muôn nơi những tia nắng vàng Tia nắng nhỏ cùng các bạn chạy nhảy khắp nơi. Nắng tràn vào vườn hoa, muôn hoa Nắng ùa vào vườn cây, vườn cây ngập nắng, những trái cây được nắng ủ Nắng nhảy trên cánh đồng, nhuộm vàng những bông lúa Nắng bay xuyên qua cửa sổ vào nhà, trêu chọc chú mèo mướp đang bên giá sách. Câu 8: Điền vào chỗ trống l hay n : Sau ớp vỏ cứng Hẹn ước mầm xanh á vàng ủ đất uôi hạt nứt nanh.
- Cây xanh nhẫn ại Trải đông gian an Ươm mầm xanh biếc Đón chào xuân sang. Câu 9: Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai làm gì? a. Bà lão hái hoa đào. b. Nhà vua rất sáng suốt. c. Mặt Trời là vị thần nhiều tuổi nhất.
- Toán Bài 1. Tính nhẩm: 3 x 4 = 3 x 5 = 5 x 6 = 3 x 8 = 4 x 3 = 5 x 3 = 5 x 8 = 3 x 9 = 2 x 6 = 2 x 7 = 5 x 4 = 5 x 9 = 3 x 6 = 2 x 9 = 5 x 7 = 4 x 9 = Bài 2. Viết số thích hợp vào ô trống: Thừa số 2 3 4 3 4 5 Thừa số 9 5 8 Tích 18 6 24 Bài 3. Lớp 2A có 9 bạn học sinh giỏi, mỗi học sinh giỏi được cô giáo thưởng 4 quyển vở. Hỏi cô giáo cần mua tất cả bao nhiêu quyển vở? Bài giải Bài 4. Điền thêm 3 số vào dãy: a. 4, 7, 10, , , b. 30, 27, 24, , , c. 1, 2, 4, 8, , , Bài 5. Tìm hai số có tích bằng 10 và tổng bằng 7.
- Họ và tên: . Lớp: 2 Thứ ba ngày 25 tháng 2 năm 2020 Tiếng Việt I. Chính tả: Sự tích ngày Tết Sứ giả về kinh, tâu vua việc bà lão hái hoa đào chờ con. Nhà vua rất sáng suốt, nghĩ ngay ra cách tính tuổi: mỗi lần hoa đào nở tính là một tuổi. Vua cũng truyền cho thần dân được mở hội ba ngày, ba đêm mỗi khi hoa đào nở. Từ đó có phong tục ngày Tết. II. Luyện từ và câu: Bài 1. Khoanh tròn vào các từ chỉ đặc điểm trong các từ sau: mặt trời khổng lồ miệng tròn trịa xinh xinh lớn đầu hè rụng chín vàng váy áo hoa hồng trắng tinh thông minh cá heo giỏi nhút nhát héo khô lảnh lót thẳng tắp nắng ấm áp nóng nực Bài 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu sau: a. Em thức dậy khi chú gà trống cất tiếng gáy. b. Tháng này, lớp em được đi tham quan hoạt động ngoại khóa. . .
- c. Trên bờ đê, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. d. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Bài 3. Quan sát vật thật và tìm cách nói so sánh để hoàn chỉnh những câu sau: a. Đôi mắt chú gà trống long lanh như b. Cặp sừng trâu cong cong như hình c. Hai tai chú mèo con dựng đứng như III. Tập làm văn: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về mùa xuân. Gợi ý: 1. Mùa xuân bắt đầu từ tháng nào và kết thúc vào tháng nào trong năm? 2. Thời tiết mùa xuân như thế nào? 3. Cảnh vật vào mùa xuân có gì đẹp? 4. Em và mọi người trong gia đình thường làm gì vào mùa xuân ? 5. Cảm xúc, suy nghĩ của em về mùa xuân? Bài làm .
- Toán Phần I. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Trong phép tính 3 x 5 = 15 , số 15 được gọi là: A. Thừa số B. Tổng C. Tích D. Số hạng Câu 2: Kết quả của phép tính 5 x 9 là: A. 35 B. 40 C. 45 D. 50 Câu 3: Mỗi nhóm có 4 học sinh. Hỏi 8 nhóm như thế có bao nhiêu học sinh? A. 20 học sinh B. 40 học sinh C. 12 học sinh D. 32 học sinh Câu 4: Cho dãy số 2; 4; 6; 8; ; ; các số tiếp theo của dãy số là: A. 10; 12; 14 B. 9; 10; 11 C. 12; 14; 16 D. 10; 11; 12 Câu 5: Chuyển tổng 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 thành tích là: A. 4 x 4 B. 4 x 6 C. 6 x 4 D. 4 x 5 Câu 6: 3 x 7 = 3 x + 3. Số cần điền vào chỗ chấm là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Phần II. Làm bài tập: Bài 1. Tính nhẩm: 2 x 5 = 3 x 6 = 4 x 7 = 5 x 6 = 5 x 2 = 6 x 3 = 4 x 9 = 5 x 3 = Bài 2. Tính: 3 x 7 + 17 = . 4 x 9 – 12 = = . = Bài 3. Chuyển các tổng sau thành tích: a) 3 + 3 + 3 + 3 = b) 2 + 2 + 2 = c) 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = d) 6 + 6 + 6 + 6 + 6 =
- Bài 4. Mỗi tuần mẹ đi làm 5 ngày. Hỏi 4 tuần mẹ làm việc bao nhiêu ngày? Bài giải
- Họ và tên: . Lớp: 2 Thứ tư ngày 26 tháng 2 năm 2020 Tiếng Việt Cô gái đẹp và hạt gạo Ngày xưa, ở một làng Ê- đê có cô Hơ Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ Bia giận dữ quát: - Tao đẹp là do công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các người. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ Bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm. Thấy Hơ Bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ Bia càng biết yêu quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn nữa. I. Khoanh tròn trước ý trả lời đúng: 1. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ Bia để đi vào rừng? A.Vì thóc gạo thích đi chơi. B. Vì Hơ Bia đuổi thóc gạo đi. C. Vì Hơ bia khinh rẻ thóc gạo. 2. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ Bia? A. Vì Hơ Bia không có gì để ăn. B. Vì Hơ Bia đã biết lỗi và chăm làm. C. Vì thóc gạo nhớ Hơ Bia quá. 3. Bộ phận gạch chân trong câu “Đêm khuya, chúng cùng nhau bỏ cả vào rừng.” trả lời cho câu hỏi nào? A. Là gì? B. Làm gì? C. Như thế nào?
- 4.Từ nào trái nghĩa với từ “lười biếng” A. lười nhác B. nhanh nhẹn C. chăm chỉ 5. Câu “Đêm khuya, chúng cùng nhau bỏ cả vào rừng.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi khi nào? A. chúng B. bỏ cả vào rừng C. Đêm khuya 6. Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu? Rồi gạch chân dưới bộ phận đó.
- Toán Bài 1: Tính: 3cm x 5 = 5cm x 2 = 2cm x 6 = 2cm x 5 + 4cm = 2dm x 7 = 2kg x 2 = 3kg x 9 = 2kg x 10 - 5kg = Bài 2: Mỗi lọ hoa có 3 bông hoa. Hỏi 5 lọ hoa như thế có bao nhiêu bông hoa ? Tóm tắt Bài giải Bài 3: Có 3 bàn, mỗi bàn có 4 bạn. Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn? Tóm tắt Bài giải Bài 4: Hai thùng đựng dầu, thùng thứ nhất nhiều hơn thùng thứ hai 17 lít. Nếu đổ 9 lít dầu từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì sau khi đổ thùng nào nhiều hơn? Và nhiều hơn là bao nhiêu lít dầu? Bài làm
- Họ và tên: Lớp: 2 Thứ năm ngày 27 tháng 2 năm 2020 Tiếng Việt I. Chính tả: Con voi của Trần Hưng Đạo Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc càng lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách, Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi. II. Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một loài chim mà em thích. Bài làm
- Toán 1. Tính nhẩm: 26 + 7 + 4 = 18 + 10 – 8 = 12 + 9 + 8 = 29 + 7 – 9 = 2. Điền dấu > < =? 7 + 29 13 + 19 88 + 5 93 21 + 60 . 3 + 75 18 + 13 . 26 + 16 3. Tìm x: x + 45 = 90 23 + x = 51 x – 36 = 38 x – 9 = 33 4. Điền dấu + -? 19 . 13 . 8 = 14 6 . 6 8 = 20 29 . 17 . 10 = 22 25 . 12 7 = 30 5. Hiệu giữa số liền sau của số tròn chục lớn nhất có hai chữ số với số liền trước của số tròn chục nhỏ nhất là: 6. Mỗi nhóm bạn cùng tiến có 2 bạn. Hỏi 7 nhóm bạn như thế có bao nhiêu bạn? Bài giải
- 7. Hà có 9 viên bi, Toàn có nhiều hơn Hà 5 viên bi, Kiên có nhiều hơn Toàn 6 viên bi. Hãy vẽ hình biểu diễn số bi của mỗi bạn. Hà Toàn Kiên 8. Vẽ thêm hình còn thiếu cho thích hợp: 9. Hình bên có: hình tứ giác.
- Họ và tên: Lớp: 2 Thứ sáu ngày 28 tháng 2 năm 2020 Tiếng Việt Sự tích hai mùa trên đất Tây Nguyên Từ thuở xa xưa, khi ông bà chưa sinh ra người Xê- đăng,người Ba-na, người Gia- rai đất rừng Tây Nguyên còn mịt mù, hỗn độn. Bỗng có một con rồng lửa từ đâu bay lại . Đuôi nó ở vùng núi ngọc Linh, cái đầu đã ở vùng Hồ Lắc. Con rồng cứ quần đảo phun lửa mấy tháng liền. Trời đất khô nóng như rang. Khi nó kiệt sức rơi xuống, cả một vùng đất có màu đỏ như gạch. Bấy giờ, lại có con rồng nước xuất hiện. Nó cũng to lớn như con rồng lửa. Miệng phun nước trắng trời. Nước phun tới đâu, cây cỏ tươi tỉnh trở lại. Nó bay mãi, bay mãi, đến cao nguyên Plây-cu, còn bao nhiêu nước trong bụng, bèn phun hết xuống thành sông suối. Từ đó hằng năm, hai con rồng vẫn thay phiên nhau bay đến làm mưa làm nắng thành hai mùa trên đất Tây Nguyên. ( Phỏng theo Truyện cổ các dân tộc ít người ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Thuở xưa, đất rừng Tây Nguyên thế nào ? a. Khô nóng như rang b. Mịt mù, hỗn độn c. Tối tăm, mù mịt 2. Hai con rồng đã tạo nên hai mùa gì trên đất Tây nguyên ? a. Mùa mưa, mùa bão b. Mùa nắng, mùa gió c. Mùa khô, mùa mưa 3. Câu chuyện cho em biết Tây Nguyên là vùng đất thế nào ? a. Là vùng đất đỏ, có nhiều sông suối b. Là vùng đất đỏ khô nóng như rang
- c. Là vùng đất luôn xanh tươi, mát mẻ (4). Dòng nào dưới đây có thể dùng thay thế cho tên bài ? a. Câu chuyện về con rồng lửa trên đất tây Nguyên b. Câu chuyện về con rồng nước trên đất Tây Nguyên c. Câu chuyện về hai con rồng trên đất Tây Nguyên II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu 1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng : a) s hoặc x - .ôi đỗ/ . -nước ôi/ -dòng .ông/ - ông lên/ . b) iêt hoặc iêc -xem x ./ -chảy x ./ . -ch lá/ -ch cây/ 2. Điền từ chỉ mùa trong năm ( xuân, hạ, thu, đông ) thích hợp với chỗ trống trong bài thơ sau : Trời Mùa . Gọi nắng Trời là cái tủ ướp lạnh Gọi mưa Mùa . Gọi hoa Trời là cái bếp lò nung Nở ra Mùa Mùa Trời thổi lá vàng rơi lả tả (Theo Lò Ngân Sủn ) 3. Thay cụm từ khi nào trong mỗi câu hỏi dưới đây bằng một cụm từ khác ( bao giờ hoặc lúc nào, tháng mấy,mấy giờ ) và viết lại câu hỏi đó : (1) Khi nào tổ bạn đến thăm gia đình liệt sĩ Võ Thị Sáu ? - (2) Khi nào bạn được về quê cùng gia đình ?
- - (3) Bạn xem bộ phim này khi nào ? - (4) Bạn có bộ quần áo mới này khi nào ? - 4 .Điền vào chỗ chấm : lóng hay nóng tính, lánh, ăn , nước ,tiếng , cóng 5. Đánh dấu chấm hay dấu hỏi chấm vào đoạn văn sau và chép lại cho đúng: Hùng và Cảnh là hai anh em sinh đôi Hùng hỏi mẹ: mẹ ơi, con giống ai hở mẹ mẹ cười nói: con giống cả bố và mẹ 6. Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
- Toán Bài 1: Tính: 3 x 4 + 12 = 4 x 6 – 19 = 5 x 6 – 16 = 34 + 4 x 7 = Bài 2. Tìm y: a, 45 + y = 40 + 60 b, y - 36 = 86 - 28 c, 75 - y = 27 Bài 3. Viết vào ô trống cho thích hợp (theo mẫu): 4 + 4 + 4 = 12 4 x 3 = 12 5 + 5 + 5 + 5 = 20 6 + 6 + 6 = 18 7 + 7 + 7 + 7 + 7 = 35 10 + 10 + 10 + 10 = 40 Bài 4: Tính: a. 76 – 34 + 28 b. 45 + 35 – 30 = = = = Bài 5. Một bước chân đo được 4dm. Nếu bước đi đều như thế 9 bước sẽ đi được quãng đường dài bao nhiêu đề-xi-mét ? Tóm tắt Bài giải
- Bài 6: Giải bài toán: a, Có 5 hộp bóng bàn, mỗi hộp có 3 quả. Hỏi tất cả số bóng bàn là bao nhiêu ? Tóm tắt Bài giải b, Một đồng hồ có 3 kim: kim giờ, kim phút, kim giây. Hỏi 7 chiếc đồng hồ như vậy có tất cả bao nhiêu kim ? Tóm tắt Bài giải c, 3 cái thước xếp thành 1 hình tam giác. Nếu xếp 9 hình tam giác như thế thì cần dùng bao nhiêu cái thước ? Tóm tắt Bài giải Bài 7: Lúc đầu con sên bò được đoạn đường dài 38cm, sau đó nó bò tiếp được đoạn đường dài 5dm. Hỏi con sên bò được đoạn đường dài tất cả bao nhiêu xăng-ti-mét? Bài giải . . . .
- Đọc tiếng Đề 1: Tháng tư Nếu ví một năm tựa một ngày thì tháng tư là lúc bình minh vậy. Qua trận gió tháng hai lạnh buốt, qua cơn mưa ẩm ướt tháng ba, ta bừng tỉnh chào nắng mới. Những sợi nắng vàng như mật đang xóa dần u ám xám mây, cho trời xanh thanh cao vĩnh cửu. Những chồi non đang cựa mình khỏi đất, những nụ xinh đang rạng rỡ hé cười. Những cánh bướm trắng, bướm vàng dìu dặt, rồi những tiếng chim trong vắt trở về. Cùng với tháng tư bao la, những say mê rạo rực trong tim. ? 1. Bầu trời tháng tư thế nào ? 2. Qua trận gió tháng hai, qua cơn mưa ẩm ướt tháng ba, ta đón chào điều gì ? 3. Cây cối tháng tư thế nào ?
- Đề 2: Con voi của Trần Hưng Đạo Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc càng lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách, Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi. Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “ Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa!” . Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được lưu truyền trong sử sách. Nhân đân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng đài bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này. Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn.Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa. ? 1. Trên đường tiến quân voi của Trần Hưng Đạo gặp phải chuyện gì? 2. Vì sao Trần Hưng Đạo phải bỏ voi lại?
- Đề 3: Ông Ké Một buổi chiều hè ở chiến khu Việt Bắc, trời nắng to, ông Ké nhờ mấy người dân khiêng chiếc loỏng ra suối. Ông cọ sạch loỏng rồi múc nước đổ đầy vào. Một lát sau, ông Ké dắt theo sau một đàn cháu nhỏ. Tự tay ông múc nước tắm cho từng cháu. Cháu nào cũng thích thú cười vui vẻ. Ông Ké đó chính là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta. (Theo cuốn Bác Hồ với Việt Bắc ) Loỏng : đồ dùng làm bằng gỗ, giống chiếc thuyền, dùng để đập lúa ở vùng miền núi phía bắc nước ta. ? 1. Một chiều hè nắng to, ông Ké nhờ mấy người dân làm việc gì ? 2. Ông Ké cọ sạch loỏng rồi múc nước đổ đầy vào để làm gì ? 3. Được ông Ké tắm cho, các cháu có thái độ thế nào ? 4. Ông Ké đó chính là ai ?
- Đề 4: Người học trò và con hổ Một con hổ bị sập bẫy đang nằm chờ chết. Chợt thấy người học trò đi qua, hổ cầu xin : - Cứu tôi với, tôi sẽ biết ơn cậu suốt đời ! Người học trò liền mở bẫy cứu hổ. Nhưng vừa thoát hiểm, hổ liền trở mặt đòi ăn thịt anh ta. Thấy vậy, thần núi bèn hóa thành vị quan tòa, đến hỏi : - Có chuyện gì rắc rối, hãy kể lại để ta phán xử. Người học trò kể lại câu chuyện. Hổ cãi : - Nói láo ! tôi đang ngủ ngon thì nó đến đánh thức tôi dậy. Tôi phải ăn thịt nó vì tội ấy ! Thần núi nói với hổ : - Ngươi to thế kia mà ngủ được ở chỗ hẹp này sao ? Ta không tin. Hãy thử nằm lại vào đó ta xem ! Hổ vừa chui vào bẫy, thần núi liền hạ cần bẫy xuống, nói : - Đồ vô ơn. Hãy nằm đó mà chờ chết ! ( Theo Truyện dân gian Việt Nam ) ? 1. Sau khi được người học trò mở bẫy cứu thoát, hổ đã làm gì ? 2. Thần núi đưa ra lí do gì khiến hổ sẵn sàng chui vào bẫy ? 3. Thành ngữ nào dưới đây phù hợp nhất với ý nghĩa của câu chuyện ?
- Đề 5: Nỗi đau Cân được thuốc cho bà, lòng Côn lâng lâng nghĩ đến ngày bà khỏe dậy. Bà sẽ chọn những quả trứng gà ấp không nở cho hai anh em luộc ăn. Bà dẫn Côn ra vườn chỉ những trái chín, Con trèo lên cây hái xuống, đem vào bàn thờ mẹ thắp hương Côn đi như chạy một mạch từ Vinh về tới cầu Hữu Biệt thì thấy anh Khiêm đang hối hả lao về phía mình, vừa gọi vừa khóc: “ Côn ơi ! Bà bà ch ế t rồi!” Côn khựng lại, hai tay ôm lấy mặt. Khiêm đỡ em vào vòng tay mình để khỏi ngã. Một đám mây như dải băng trắng trôi qua ngọn núi Độc Lôi, che khuất mặt trời. Bóng râm trùm xuống một vùng xâm xẩm tối. Hai anh em Khiêm, Côn bước nặng nề trong vùng bóng râm ảm đạm, giữa cánh đồng chiêm mênh mông. Côn nấc từng tiếng: “ Bà ơi! Bà ơi!” ( Theo Sơn Tùng) Côn: tên Bác Hồ thời còn nhỏ. Khiêm: tên người anh ruột của Bác Hồ Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Câu chuyện kể về tình cảm của Côn với ai? 2. Côn được anh Khiêm báo tin bà mất khi mang thuốc về đến đâu? ?