Phiếu bài tập khối 9 (từ 8/6 đến 13/6)

pdf 4 trang thienle22 5670
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 9 (từ 8/6 đến 13/6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_9_tu_86_den_136.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 9 (từ 8/6 đến 13/6)

  1. Trường THCS Trung Hòa PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  (Từ 08/06/2020 đến 13/06/2020) 1. Toán học 2. Ngữ văn 3. Tiếng Anh NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 08/06/2020 – 13/06/2020) 0
  2. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 15 NHÓM TOÁN 9 MÔN: TOÁN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP 2x x 1 1 Bài I. Cho các biểu thức: A = và B = với x > 0; x ≠ 4. x x4 2 x x 2 1) Tính giá trị của biểu thức A khi x = 36. x 2) Chứng minh rằng B . x2 A 3 3) Biết P . Tìm các giá trị nguyên của x để P.x ( x-1) . B 2 Bài II. 1) Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình: Để hoàn thành một công việc theo dự định thì cần một số công nhân làm trong một số ngày nhất định. Nếu tăng thêm 10 công nhân thì công việc hoàn thành sớm được 2 ngày. Nếu bớt đi 10 công nhân thì phải mất thêm 3 ngày nữa mới hoàn thành công việc. Hỏi theo dự định cần bao nhiêu công nhân và làm trong bao nhiêu ngày. 2) Một quả bóng hình cầu có bán kính là 12cm. Tính diện tích da phải dùng để khâu thành quả bóng ( không tính phần da hao phí của mép khâu). Bài III. 3 2 x 1 5 y2 1) Giải hệ phương trình: 15 x1 y2 3 2 2 2) Cho Parabol (P): y = x và đường thẳng (d): y = 2mx - m + m + 1. a) Tìm m để parabol (P) cắt đường thẳng (d) tại hai điểm phân biệt A(x1; y1), B(x2; y2). b) Tìm giá trị của m để parabol (P) cắt đường thẳng (d) tại hai điểm phân biệt A(x1; y1), B(x2; y2) sao cho y1 + y2 + 2x2 = 22 – 2x1. Bài IV. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). Kẻ đường cao AD của tam giác ABC, đường kính AK của đường tròn (O). Gọi E và F lần lượt là hình chiếu của B và C trên AK. 1) Chứng minh tứ giác ADFC nội tiếp được đường tròn. 2) Chứng minh BADˆˆ = CAK . 3) Gọi M và N lần lượt là trung điểm của BC và AC. Chứng minh MN  DF và M là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DEF. 13 Bài V. Cho x ; y . Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: 24 A x 2y 2x154y116 Hết PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 08/06/2020 – 13/06/2020) 1
  3. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 12 NHÓM VĂN 9 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 Phần I Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút ra từ tập “Truyền kì mạn lục” của ông. Câu 1. Giải thích ý nghĩa nhan đề “Truyền kì mạn lục”. Câu 2. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó nói lên điều gì ở nhân vật này? Em hãy phân tích vai trò của chi tiết chiếc bóng trong truyện (ghi lại ngắn gọn khoảng 6 câu). Phần II Cho đoạn thơ sau: “Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” Câu 1. Những câu thơ trên nằm trong đoạn trích nào của tác phẩm Truyện Kiều? Giới thiệu vị trí của đoạn trích đó? Câu 2. Hình ảnh “Con én đưa thoi” trong đoạn thơ có thể hiểu như thế nào? Câu 3. Nhận xét về những câu thơ trên, có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân được phác họa bằng nét bút tài hoa của thi hào dân tộc Nguyễn Du”. Hãy viết nối tiếp khoảng 10-12 câu tạo thành một đoạn văn nghị luận tổng – phân - hợp hoàn chỉnh, trong đó có sử dụng một câu phủ định và lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích). HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 08/06/2020 – 13/06/2020) 2
  4. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 13 NHÓM VĂN 9 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 Phần I Bày tỏ tình cảm với người bà kính yêu, trong bài thơ “Bếp lửa”, tác giả Bằng Việt xúc động viết: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế” Câu 1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo và cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Câu 2. Câu cuối của đoạn thơ em vừa chép thực hiện hành động nói nào? Nêu cách thực hiện hành động nói đó. Câu 3.Theo em, tiếng chim tu hú xuất hiện trong đoạn thơ có ý nghĩa như thế nào đối với người cháu? Trong chương trình Ngữ văn THCS có một bài thơ cũng gợi về âm thanh tiếng chim tu hú. Đó là bài thơ nào? Ghi rõ tên tác giả của bài thơ. Câu 4. Viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận vềđoạn thơ em vừa chép (bao gồm cả những câu thơ đã cho). Gạch chân; chú thích một câu bị động và một khởi ngữ. Phần II. Cho đoạn văn sau: “- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đô,i sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia.[ ]Còn người ta thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu , mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Câu 1.Trong nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Nêu ngắn gọn tác dụng của cách sắp xếp từ ngữ đó. Câu 2. Đoạn văn trên có hình thức ngôn ngữ nào: đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm. Chỉ ra những dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó. Câu 3. Từ lời tâm sự của nhân vật anh thanh niên và những hiểu biết xã hội,em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) trình bày suy nghĩ của mìnhvề cách ứng xử với mọi người. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 08/06/2020 – 13/06/2020) 3