Phiếu bài tập khối 9 (từ 6/4 đến 11/4)

pdf 21 trang thienle22 5570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập khối 9 (từ 6/4 đến 11/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_9_tu_64_den_114.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 9 (từ 6/4 đến 11/4)

  1. Trường THCS Trung Hòa PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  (Từ 6/4/2020 đến 11/4/2020) 1. Toán học 7. Lịch sử 2. Ngữ văn 8. Địa lí 3. Tiếng Anh 9. Giáo dục công dân 4. Vật lí 10. Công nghệ 5. Hóa học 11. Thể dục 6. Sinh học 12. Mĩ thuật NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 0
  2. Trường THCS Trung Hòa TTRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM TOÁN 9 MÔN: TOÁN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 LUYỆN TẬP TỨ GIÁC NỘI TIẾP I. Kiến thức cần nhớ - Định nghĩa, định lí tứ giác nội tiếp. - Các dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp. II. Bài tập Bài 1: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao BD và CE. Đường thẳng DE cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại M và N. a) Chứng minh: tứ giác BCDE nội tiếp. b) Chứng minh: góc AED bằng góc ACB. c) Chứng minh DE song song với tiếp tuyến tại A của đường tròn ngoài tiếp tam giác ABC. d) Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Chứng minh: AO là phân giác của góc MAN. e) Chứng minh: AM2 = AE.AB. Bài 2: Cho tam giác ABC nhọn, nội tiếp đường tròn tâm O (AB < AC). Các đường cao AD và CF của tam giác ABC cắt nhau tại H. M là điểm bất kỳ trên cung nhỏ BC của đường tròn (O) (M khác B và C) và N đối xứng với M qua AC. Chứng minh tứ giác AHCN nội tiếp. Bài 3: Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. M và N là hai điểm thuộc nửa đường tròn sao cho M thuộc cung AN. Gọi H là giao điểm của hai dây AN và BM, giao của các đường thẳng AM và BN là K, giao của KH và AB là C. Chứng minh bốn điểm H, N, C, B cùng thuộc một đường tròn. Bài 4: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. C là trung điểm của đoạn thẳng AO, tia Cx vuông góc với đường thẳng AB, Cx cắt nửa đường tròn (O; AB/2) tại I, K là một điểm bất kỳ nằm trên đoạn thẳng CI (K khác C và I), tia AK cắt nửa đường tròn đã cho tại M. Tiếp tuyến của nửa đường tròn tâm O tại M cắt Cx ở N, tia BM cắt Cx tại D. a) Chứng minh bốn điểm A, C, M, D cùng nằm trên một đường tròn. b) Chứng minh: Tứ giác BCKM nội tiếp. c) Chứng minh: Tứ giác COMN nội tiếp. Bài 5:Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao BD, CE, AF, trực tâm H. Đường tròn tâm O, đường kính AG ngoại tiếp tam giác ABC. Giao điểm của AG và DE là I. a) Chỉ ra tất cả các tứ giác nội tiếp được. b) Để chứng minh mỗi tứ giác trên nội tiếp được, dùng những dấu hiệu nào? c) Chứng minh mỗi tứ giác đó nội tiếp bằng một cách ngắn gọn nhất. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 1
  3. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM VĂN 9 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP VĂN BẢN: “MÙA XUÂN NHO NHỎ” “NÓI VỚI CON” A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” và “Nói với con” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2). Học thuộc lòng hai bài thơ. - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 1- Đài phát thanh -Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 3. B. Luyện tập Phần I. Cho đoạn thơ: “Đất Nước Bốn ngàn năm không nghỉ Những đạo quân song song cùng lịch sử Đi suốt thời gian, đi suốt không gian Sững sững dưới trời anh dũng hiên ngang” (Trích Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi – Nam Hà) Câu 1. Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng đến những vần thơ nào cũng nói về đất nước bốn ngàn năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Hãy chép lại khổ thơ đó và nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ. Câu 2. Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ em vừa chép và nêu hiệu quả của những biện pháp đó? Câu 3. Em hãy viết đoạn văn tổng - phân - hợp 12 câu cảm nhận về đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn có sử dụng thành phần phụ chú, khởi ngữ (gạch chân, chú thích). Câu 4. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ nào? Kể tên hai tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng sử dụng thể thơ giống bài thơ này (ghi rõ tên tác giả). Phần II. Trong bài thơ “Nói với con”, Y Phương viết: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục” Câu 1. Em hiểu “người đồng mình” là gì? Cách nói “người đồng mình” của tác giả có gì độc đáo? Câu 2. Hãy chỉ rõ vẻ đẹp của “người đồng mình” được nói đến trong hai câu thơ trên. Ngoài vẻ đẹp đó, “người đồng mình” còn có những vẻ đẹp nào khác nữa? Câu 3. Từ hai câu thơ trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tính tự lập của học sinh hiện nay bằng một đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi. . HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 2
  4. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 3
  5. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 4
  6. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 5
  7. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BẢI TẬP SỐ 2 NHÓM VẬT LÝ 9 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 CHỦ ĐỀ: THẤU KÍNH Tiết 46: Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì I/ HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI - Học sinh nghiên cứu trước Bài 41,43: Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ (TKHT), thấu kính phân kì (TKPK) (SGK/tr116, 122). 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu và vẽ lại đường truyền của các tia sáng đặc biệt đến TKHT và TKPK 2. Đọc mục II. Cách dựng ảnh (SGK/tr117, 122) trả lời các câu hỏi sau: ? Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi hai thấu kính. Vẽ hình. ? Dựng ảnh của vật AB (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính) tạo bởi hai thấu kính. Vẽ hình 3. Tìm hiểu đặc điểm của ảnh tạo bởi hai thấu kính ? Đọc và ghi nhớ các kí hiệu f, d, d’, h, h’ ? Dựng ảnh và nêu tính chất ảnh của vật AB (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính) tạo bởi hai thấu kính trong các trường hợp sau: Vị trí của vật AB trước thấu Đặc điểm của ảnh kính TKHT TKPK d > 2f f < d <2f d < f II/ LUYỆN TẬP. Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Chỉ ra câu sai Đặt một cây nến trước TKHT thì A. có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh B. ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến C. ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật và ảnh ảo. D. ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến. Câu 2. Ảnh của một ngọn nến dọc theo trục chính của một TKPK A. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo. B. chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến C. chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến. D. chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 6
  8. Trường THCS Trung Hòa Câu 3. Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một TKHT là A. ảnh ảo ngược chiều vật. B. ảnh ảo cùng chiều vật. C. ảnh thật cùng chiều vật. D. ảnh thật ngược chiều vật. Câu 4. Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là A. ảnh thật, ngược chiều với vật. B. ảnh thật, cùng chiều với vật. C. ảnh ảo, ngược chiều với vật. D. ảnh ảo, cùng chiều với vật. Câu 5. Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ A. cùng chiều với vật. B. ngược chiều với vật. C. lớn hơn vật. D. nhỏ hơn vật HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 7
  9. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM HÓA HỌC 9 MÔN: HÓA HỌC-KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Nghiên cứu Sách giáo khoa Hóa học 9 Bài 37: Etilen hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. Trắc nghiệm Câu 1. Etilen có công thức cấu tạo là A. CH2=CH2. B. CH4. C. CH3-CH3. D. CH3 – CH2 – OH. Câu 2. Khí nào sau đây có tác dụng xúc tiến quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm quả xanh mau chín? A. Oxi. B. Metan. C. Hiđro. D. Etilen. Câu 3. Đặc điểm cấu tạo phân tử etilen có A. 2 liên kết đôi. B. chỉ toàn liên kết đơn. C. 1 liên kết đôi. D. 1 liên kết ba. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về etilen? A. Etilen tan nhiều trong nước. B. Etilen là chất khí, không màu, không mùi. C. Etilen kích thích quả mau chín. D. Etilen nhẹ hơn không khí. Câu 5. Phản ứng etilen tác dụng với oxi không có đặc điểm nào sau đây? A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng gây nổ mạnh. C. Sản phẩm thu được là CO2 và H2O. D. Khí cháy với ngọn lửa vàng. Câu 6. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng cộng? to A. CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O. B. C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O. C. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl. D. C2H4 + Br2 C2H4Br2. Câu 7. Ở điều kiện thích hợp, các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng lớn (polietilen). Phản ứng trên được gọi là A. phản ứng thế. B. phản ứng trùng hợp. C. phản ứng trao đổi. D. phản ứng hóa hợp. Câu 8. Dẫn khí etilen qua dung dịch brom màu da cam, hiện tượng thu được là A. dung dịch brom chuyển sang màu xanh. B. dung dịch brom chuyển sang màu đỏ. C. dung dịch brom bị mất màu. D. dung dịch brom chuyển sang màu tím. Câu 9. Để nhận biết khí metan và khí etilen ta dùng A. quỳ tím ẩm. B. dung dịch brom. C. dung dịch NaOH. D. Dung dịch H2SO4. Câu 10. Ứng dụng nào sau đây không phải của etilen? A. Kích thích quả mau chín. B. Làm nguyên liệu điều chế H2. C. Điều chế nhựa PE. D. Điều chế axit axetic. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền dễ đứt ra trong phản ứng hóa học. B. Các chất có liên kết đôi (tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng. C. Metan có một liên kết đôi nên tham gia phản ứng cộng. D. Etilen có phản ứng cộng làm mất màu dung dịch brom. II. Tự luận Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 119. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 8
  10. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM SINH 9 MÔN: SINH-KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT, trả lời các câu hỏi sau: I. TRẮC NGHIỆM: Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi từ số 1 đến số 4 ((I) là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong (II) .ở một thời điểm nhất định.Những cá thể trong quần thể có khả năng .(III) và nhờ đó giúp cho quần thể có khả năng (IV) ,tạo ra những thế hệ mới. Câu 1: Số (I) là: A. quần thể sinh vật. B. quần xã sinh vật. C. nhóm sinh vật. D. số lượng sinh vật. Câu 2: Số (II) là: A. nhiều khu vực sống khác nhau. B. các môi trường sống khác nhau. C. một khoảng không gian xác định. D. một khoảng không gian rộng lớn trong tự nhiên. Câu 3: Số (III) là: A. cạnh tranh nguồn thức ăn trong tự nhiên. B. giao phối tự do với nhau. C. hỗ trợ nhau trong quá trình sống. D. kìm hãm sự phát triển của nhau. Câu 4: Số (IV) là: A. cạnh tranh. B. thay đổi thành phần. C. sinh sản. D. thay đổi môi trường sống. Câu 5: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Các cây xanh trong một khu rừng. B. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ. C. Các cá thể chuột cùng sống trên một đồng lúa. D. Các cây xanh trong một khu rừng, các động vật cùng sống trên một đồng cỏ. Câu 6: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên: A. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 9
  11. Trường THCS Trung Hòa B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi. C. Các con sói trong một khu rừng. D. Các con ong mật trong một vườn hoa. Câu 7: Đặc điểm sau đây không được xem là điểm đặc trưng của quần thể là: A. Tỉ lệ giới tính của các cá thể trong quần thể. B. Thời gian hình thành của quần thể. C. Thành phần nhóm tuổi của các cá thể. D. Mật độ của quần thể. II. TỰ LUẬN: Quần thể là gì? Hãy nêu ví dụ về một số quần thể mà em biết (Hãy giải thích vì sao ví dụ đó là quần thể) HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 10
  12. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM LỊCH SỬ 9 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 Lưu ý: Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa mục I, II, III bài: Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946) và trả lời các câu hỏi sau: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Năm 1945, quân đội các nước trong phe Đồng minh vào Việt Nam là A. Anh, Mĩ. B. Pháp, Trung Hoa dân quốc. C. Anh, Trung Hoa dân quốc. D. Liên Xô, Trung Hoa dân quốc. Câu 2: Năm 1945, quân Trung Hoa dân quốc và tay sai vào nước ta nhằm mục đích gì? A. Giải giáp khí giới quân Nhật. B. Giúp dỡ chính quyền cách mạng nước ta. C. Đánh quân Anh. D. Lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai. Câu 3: Tình hình tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào? A. Tài chính bước đầu xây dựng. B. Tài chính trống rỗng. C. Tài chính phát triển. D. Tài chính lệ thuộc vào Nhật-Pháp. Câu 4: Hậu quả nặng nề về mặt văn hoá do chế độ thực dân phong kiến để lại sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Văn hoá truyền thống dân tộc bị mai một. B. Ảnh hưởng của văn hoá hiện đại theo kiểu phương Tây. C. Văn hoá mang nặng tư tưởng phong kiến lạc hậu. D. Hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan. Câu 5: Trước những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ Lâm thời đã làm gì? A. Công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước. B. Thành lập chính phủ mới. C. Ban hành bộ luật mới. D. Ban hành Hiến pháp. Câu 6. Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh đã có chủ trương gì? A. Xây dựng “Quỹ độc lập”. B. Phát động “Ngày đồng tâm”. C. Phát động “Tăng gia sản xuất”. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 11
  13. Trường THCS Trung Hòa D. Phát động “Không một tấc đất bỏ hoang’. Câu 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân làm gì để giải quyết nạn đói trước mắt? A. Gia tăng sản xuất. B. Thực hành tiết kiệm. C. Nhường cơm sẻ áo. D. Tổ chức hũ gạo cứu đói. Câu 8: Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh gì? A. Thành lập Nha Cảnh sát. B. Thành lập Nha An ninh. C. Thành lập Nha Bình dân học vụ. D. Thành lập quân đội quốc gia Việt Nam. Câu 9: Để giải quyết nạn đói mang tính chiến lược lâu dài, biện pháp nào là cơ bản nhất? A. Phát động “Ngày đồng tâm”. B. Kêu gọi sự cứu trợ từ bên ngoài. C. Chia lại ruộng công cho dân nghèo. D. Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Câu 10: Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Ngoại xâm và nội phản phá hoại. B. Hơn 90% dân số mù chữ. C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng. D. Nạn đói đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta. Câu 11: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Nhân dân sẵn sàng bảo vệ thành quả cách mạng. B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển từ Âu sang Á. C. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. D. Nhân dân ta giành chính quyền, tin tưởng vào sự lãnh đao của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 12: Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam. B. Đưa thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. C. Mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam. D. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam. Câu 13. Lực lượng nào đã dọn đường và tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta? A. Đế quốc Mĩ. B. Phát xít Nhật. C. Thực dân Anh. D. Quân Trung Hoa dân quốc. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 12
  14. Trường THCS Trung Hòa Câu 14. Sự kiện chủ yếu nào diễn ra trong năm 1946 đã củng cố nền móng cho chế độ mới? A. Thành lập quân đội Quốc gia. B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. C. Thành lập Uỷ ban hành chính các cấp. D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. Câu 15. Hình ảnh dưới đây thể hiện truyền thống gì của nhân dân ta? A. Tương thân tương ái. B. Đoàn kết toàn dân. C. Vì ngày mai phát triển. D. Truyền thống yêu nước. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1: Em hãy trình bày tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 2: Chính phủ ta đã làm gì để giải quyết nạn đói, nạn dốt và những khó khăn về tài chính? HẾT . PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 13
  15. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM ĐỊA LÍ 9 MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 Nghiên cứu Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo), hoàn thành nội dung sau: I.Tự luận Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước? Câu 2: Quan sát hình 36.2, xác định các thành phố, thị xã có cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. II. Trắc nghiệm Câu 1: Lợi thế lớn nhất cho phát triển thủy sản nước ngọt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gì? A. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, các vùng trũng ngập nước. B. Nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển. C. Vùng biển rộng, ấm, nhiều ngư trường lớn. D. Các ao, hồ nước ngọt. Câu 2: Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. thành phố Cần Thơ. B. thành phố Cà Mau. C. thành phố Mĩ Tho. D. thành phố Cao Lãnh. Câu 3: Đồng bằng sông Cửu Long là A. vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước. B. vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. C. vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước. D. vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước. Câu 4: So với các vùng khác, đặc điểm không phải của Đồng bằng sông Cửu Long là A. diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất. B. năng suất lúa cao nhất cả nước. C. bình quân lương thực theo đầu người cao nhất. D. là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. Câu 5: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành A. sản xuất vât liệu xây dựng B. công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. C. công nghiệp cơ khí. D. sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 6: Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. gạo, xi măng, vật liệu xây dựng. B. gạo, hàng may mặc, nông sản. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 14
  16. Trường THCS Trung Hòa C. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. D. gạo, hàng tiêu dùng, hàng thủ công. Câu 7: Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa số 1 của cả nước vì A. chiếm hơn 50% diện tích canh tác. B. hơn 50% sản lượng. C. hơn 50% diện tích và sản lượng. D. điều kiện tốt để canh tác. Câu 8: Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là: A. Sản xuất hàng tiêu dùng. B. Dệt may. C. Chế biến lương thực thực phẩm. D. Cơ khí. Câu 9: Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là A. đường biển. B. đường sắt. C. đường bộ. D. đường sông. Câu 10: Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh A. nghề rừng. B. giao thông. C. du lịch. D. thuỷ hải sản. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 15
  17. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM GDCD 9 MÔN GDCD KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP - Học sinh nghiên cứu SGK bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân trang 47, 48 . - Đọc thêm phần Tư liệu tham khảo B. LUYỆN TẬP I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn trước chữ cái đầu tiên của đáp án đúng. Câu 1. Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình, đem lại thu nhập A. để tạo áp lực với người khác. B. để thống trị nền kinh tế thị trường. C. cho tất cả mọi người trong xã hội. D. cho bản thân và gia đình. Câu 2. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? A. Những người từ 15 tuổi trở lên được quyền lao động. B. Học sinh còn nhỏ tuổi nên chưa có nghĩa vụ lao động. C. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động. D. Những người khuyết tật sẽ được nhà nước hỗ trợ nên không phải lao động. Câu 3. Hành vi nào dưới đây vi phạm kỷ luật lao động? A. Thực hiện đúng quy trình sản xuất. B. Đến sớm, về đúng thời gian quy định. C. Nghỉ chế độ thai sản 8 tháng. D. Bảo vệ vật tư, tài sản của doanh nghiệp. Câu 4. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền lao động của công dân? A. Làm việc cho bất cứ người sử dụng lao động nào. B. Tự do làm việc và tự do nghỉ ngơi theo sở thích. C. Làm việc ở bất kì nơi nào tạo ra thu nhập. D. Tự do tìm kiếm, lựa chọn việc làm theo pháp luật. Câu 5. Các bạn lớp 9A trao đổi với nhau về quyền và nghĩa vụ lao động, có nhiều ý kiến khác nhau. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Lao động là việc làm của người lớn, học sinh lớp 9 chỉ có nghĩa vụ học tập, không nên lao động chân tay. B. Học sinh lớp 9 cần tham gia lao động tùy theo sức của mình. C. Chỉ có học sinh nhà nghèo tham gia lao động, còn học sinh nhà giàu thì không cần. D. Học nhiều cũng không bằng nghỉ học để kiếm nhiều tiền. Câu 6. Sau khi kí hợp đồng lao động với công ty X về tiền công, thời gian lao động và các điều kiện khác, chị M được nhận vào công ty với thời gian làm việc bao đầu trong hợp đồng là 12 tháng. Vừa hết 12 tháng, chị đã gửi đơn xin nghỉ việc vì lí do cá nhân. Trong trường hợp này, chị M đã PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 16
  18. Trường THCS Trung Hòa A. vi phạm hợp đồng lao động. B. không vi phạm hợp đồng lao động. C. vi phạm nội quy công ty. D. vi phạm luật lao động. Câu 7. Anh Hòa 20 tuổi có sức khỏe bình thường nhưng lười lao động, chỉ thích ăn chơi, đua đòi, luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ. Trong trường hợp này, anh Hòa đã A. vi phạm pháp luật về lao động. B. vi phạm kỉ luật lao động. C. vi phạm quyền lao động. D. không thực hiện đúng nghĩa vụ lao động của công dân. Câu 8. Công ty may mặc Y kí kết hợp đồng có thời hạn với chị H là 5 năm. Sau 2 năm làm việc, chị kết hôn và có thai. Sau khi nghỉ chế độ thai sản theo đúng quy định, chị quay lại công ty làm việc thì công ty Y đã hủy bỏ hợp đồng làm việc với chị H. Trong trường hợp này, công ty đã vi phạm thỏa thuận nào dưới đây trong hợp đồng lao động? A. Tiền lương. B. Tiền thưởng. C. Thời gian làm việc. D. Điều kiện làm việc. Câu 9. Câu nói dưới đây là của ai? “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội, không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau” A. Hồ Chí Minh. B. Phạm Văn Đồng. C. Võ Nguyên Giáp. D. Nông Đức Mạnh. Câu 10. Để làm việc một cách năng suất, chất lượng, hiệu quả, người lao động cần phải lao động một cách A. tự giác. B. ngẫu hứng, tùy tiện. C. cẩu thả, vội vàng. D. thụ động. II. Tự luận Câu 1. Để trở thành người lao động tốt, người công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ, em cần phải làm gì? Câu 2. Hãy sưu tầm tranh, ảnh về những khoảnh khắc hạnh phúc của con người trong lao động. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 17
  19. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM CÔNG NGHỆ 9 MỐN: CÔNG NGHỆ 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 Câu 1: Nêu nguyên tắc chế biến món xào thập cẩm. Câu 2: Tại sao cần sử dụng lửa to khi thực hiện món xào? Câu 3: Nêu yêu cầu kĩ thuật của món xào thập cẩm. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 18
  20. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM THỂ DỤC MÔN: THỂ DỤC : KHỐI 9 NĂM HỌC: 2019-2020 Câu 1: Cách xác định điểm giậm nhảy – đo đà và điều chỉnh đà trong nhảy cao. Câu 2: Em hãy nêu kỹ thuật chạy đà và kỹ thuật giậm nhảy trong nhảy cao. Câu 3. Môn thể thao tự chọn: Em hãy nêu kích thước sân cầu lông? Câu 4 .Đứng tại chỗ hoặc chạy đà 3 bước bật cao với tay chạm vào vật treo trên cao (10- 12 lần), hoặc tại chỗ nhẩy lò cò chân giậm nhảy(10-12 lần x 5 lần). Câu 5. TTTC: Em hãy thực hiện kỹ thuật di chuyển ngang trong vòng 1-2p x 5 lần (nếu nhà có không gian phù hợp). Câu 6.Thực hiện chạy bền 300m đối với Nữ, 500m đối với Nam (Có thể đổi thành chạy lên xuống cầu thang nhà 3 tầng 10 vòng, tập bài tập bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông liên hoàn x 3 lần với nữ và 5 lần đối với nam). *Quay lại clip để chứng minh quá trình tập luyện. Thầy sẽ kiểm tra thực hành kết quả tập luyện của các em vào buổi đầu tiên khi các em đi học trở lại. (học sinh khi học yêu cầu mặc trang phục thể dục và vợt cầu lông ) HẾT— PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 19
  21. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM MĨ THUẬT MÔN: MĨ THUẬT - KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Em hãy tìm hiểu một số loại túi xách khác nhau. - Trình bày các bước tạo dáng và trang trí túi xách? - Sưu tầm một số sản phẩm túi xách mà em thích. Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi - Giấy vẽ A4 - Bút chì, màu vẽ, tẩy -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) 20