Phiếu bài tập khối 9 (từ 4/5 đến 10/5)
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 9 (từ 4/5 đến 10/5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_bai_tap_khoi_9_tu_45_den_105.pdf
Nội dung text: Phiếu bài tập khối 9 (từ 4/5 đến 10/5)
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (Từ 4/5/2020 đến 10/5/2020) 1. Toán học 2. Ngữ văn NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 0 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 10 NHÓM TOÁN 9 MÔN: TOÁN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 CHỦ ĐỀ: HÀM SỐ y= ax2 ( a 0) VÀ ĐỒ THỊ HÀM SỐ (TIẾP) I. Kiến thức - Hàm số , đồ thị hàm số . - Công thức nghiệm, công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai một ẩn. - Hệ thức Viet và ứng dụng. II. Bài tập Bài I. Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng (d): y =−− mx + m 1 và parabol (P): yx=− 2 1) Với m = 1. Tìm tọa độ giao điểm của (d) và (P) 2) Tìm m để (d) tiếp xúc với (P). Khi đó hãy tìm tọa độ tiếp điểm 3) Tìm m để (d) và (P) cắt nhau tại hai điểm phân biệt 4) Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt nằm cùng một phía của trục tung 5) Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt nằm ở bên trái của trục tung 6) Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt nằm ở bên phải của trục tung 7) Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt A và B có hoành độ x1 và x2 thỏa mãn 22 x1 x 2 + x 2 x 1 = 7 8) Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt A và B có hoành độ x1 và x2 thỏa mãn x12 = 9x . Bài II. Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng (d): y=(m− 2)x+m+3 và parabol (P): y = mx2 ( m0 ) 1) Với m =− 1. Tìm tọa độ giao điểm của (d) và (P) 2) Tìm m để (P) đi qua điểm cố định của (d) 3) Chứng minh với mọi thì (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt 4) Với , gọi A( x11 ;y ) và B( x22 ;y ) là các giao điểm của (d) và (P) a) Tìm hệ thức độc lập giữa x1 và x2 không phụ thuộc vào m 22 b) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = x12 + x c) Tìm m để A và B nằm về hai phía của trục tung d) Tìm m để A và B nằm cùng phía của đường thẳng x = 1 xx12 e) Tìm m để x1 và x2 thỏa mãn hệ thức + =− 3 xx21 f) Tìm m để x1 và x2 thỏa mãn x12− x = 2. - HẾT - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 1 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 7 NHÓM VĂN 9 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Những ngôi sao xa xôi” và đoạn trích “Cảnh ngày xuân” -Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 1- Đài phát thanh -Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 7 B. Luyện tập PHẦN I. Cho đoạn văn bản sau: “ Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen.” (“Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê) Câu 1. Đoạn văn trên là lời kể của ai? Kể về điều gì? Câu 2. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản. Câu 3. Câu “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy giúp chúng ta hiểu thêm điều gì về các nhân vật? Câu 4. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 10 đến 12 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong văn bản. Đoạn văn có sử dụng một phép thế, một câu cảm thán. (Gạch chân câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép thế) Câu 5. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. PHẦN II. Cho đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” ( SGK Ngữ văn 9, tập hai) Câu 1. Đoạn thơ trên nằm trong đoạn trích nào của tác phẩm “Truyện Kiều”? Tác giả là ai? Nêu vị trí của đoạn trích. Câu 2. Hình ảnh “con én đưa thoi” gợi cho em điều gì? Chép chính xác câu thơ có sử dụng hình ảnh “thoi” trong tác phẩm khác mà em đã học, ghi rõ tên bài thơ và tác giả. Câu 3. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 2 -