Phiếu bài tập khối 9 (từ 30/3 đến 4/4)

pdf 25 trang thienle22 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập khối 9 (từ 30/3 đến 4/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_9_tu_303_den_44.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 9 (từ 30/3 đến 4/4)

  1. Trường THCS Trung Hòa PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (Từ 30/3/2020 đến 4/4/2020) 1. Toán học 7. Lịch sử 2. Ngữ văn 8. Địa lí 3. Tiếng Anh 9. Giáo dục công dân 4. Vật lí 10. Mĩ thuật 5. Hóa học 6. Sinh học NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 0 -
  2. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM TOÁN 9 MÔN: TOÁN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 LUYỆN TẬP PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN I. Kiến thức cần nhớ - Định nghĩa phương trình bậc hai. - Cách giải phương trình bậc hai trong trường hợp hệ số b hoặc c bằng 0 và trong trường hợp tổng quát. II. Bài tập Bài 1. Giải các phương trình sau 37 a) 3x2 − 7x = 0 b) - 3x2 + 6x = 0 c) - x2 - = 0 52 1 78 d) x(x +1) = x2 - 1e) − x2 + = 0 f) (2x−− 2)2 8 = 0 2 27 Bài 2. Giải các phương trình sau a) x2 − 6x +5 = 0 b) 3x2 +12x +1= 0c) 2x2 +14x +19 = 0 d) −3x2 + 2x +8 = 0 e) (x +1)22−− 4(x 2x +1) = 0 f) 2x22−− 3(2x 3) = 0 Bài 3. Giải các phương trình sau: a) 10x2 +17x +3 = 2(2x -1) –15 b) x2 + 7x − 3 = x(x − 1) − 1 c) 2x2 − 5x − 3 = (x +1)(x − 1) + 3 d) 5x22− x − 3 = 2x(x − 1) − 1+ x Bài 4. Giải các phương trình sau a) x2 + 4 3x +12 = 0 b) x2 + 2 2x +5 = 0 c) 3x2 + 2 3x - 2 = 0 d) 9x2 +12 5x + 20 = 0 e) 2x2 + 2 11x− 7 = 0 f) 3x2 + 6x + 4 = 0 Bài 5. Cho phương trình 4mx2 −− x 10m2 = 0 . Tìm các giá trị của tham số m để phương trình có nghiệm x = 2 HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 1 -
  3. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM TOÁN 9 MÔN: TOÁN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 LUYỆN TẬP TỨ GIÁC NỘI TIẾP I. Kiến thức cần nhớ. - Định nghĩa, định lí tứ giác nội tiếp. - Các dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp II. Bài tập. Bài 1. Cho tam giác ABC nhọn, đường cao BM và CN cắt nhau tại H. Chứng minh: Tứ giác AMHN và BNMC là những tứ giác nội tiếp. Bài 2. Cho đường tròn (O) và đường kính AB. Gọi H là điểm nằm giữa O và B. Kẻ dây CD vuông góc với AB tại H. Trên cung nhỏ AC lấy điểm E, kẻ CK vuông góc với AE tại K. Đường thẳng DE cắt CK tại F. Chứng minh: a) Tứ giác AHCK là tứ giác nội tiếp b) AH.AB = AD2 c) Tam giác ACF là tam giác cân. Bài 3. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Lấy M thuộc OA ( M không trùng O và A). Qua M vẽ đường thẳng d vuông góc với AB. Trên d lấy điểm N sao cho ON > R. Nối NB cắt (O) tại C. Kẻ tiếp tuyến NE với (O) (E là tiếp điểm, A và E cùng thuộc nửa mặt phẳng bờ d). Chứng minh: a) Bốn điểm O,E,M, N cùng thuộc một đường tròn b) NE2 = NC.NB c) NEH = NME (H là giao điểm của AC và d). Bài 4. Cho đường tròn (O) đường kính AB, gọi I là trung điểm của OA, dây CD vuông góc với AB tại I. Lấy K tùy ý trên cung BC nhỏ, AK cắt CD tại H a) Chứng minh tứ giác BIHK là tứ giác nội tiếp b) Chứng minh AH.AK có giá trị không phụ thuộc vào vị trí điểm K c) Kẻ DN vuông góc với CB, DM vuông góc với AC. Chứng minh các đường thẳng MN, AB, CD đồng quy. Bài 5. Cho đường tròn (O;R) và điểm A cố định ngoài đường tròn. Qua A kẻ hai tiếp tuyến AM, AN tới đường tròn (M, N là hai tiếp điểm). Một đường thẳng d đi qua A cắt đường tròn (O;R) tại B và C (AB < AC). Gọi I là trung điểm của BC a) Chứng minh năm điểm A,M, N, O,I cùng thuộc một đường tròn b) Chứng minh AM2 = AB.AC c) Đường thẳng qua B, song song với AM cắt MN tại E. Chứng minh: IE // MC d) Chứng minh: Khi d thay đổi quay quanh điểm A thì trọng tâm G của tam giác MBC luôn nằm trên một đường tròn cố định. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 2 -
  4. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM VĂN 9 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP VĂN BẢN: “MÙA XUÂN NHO NHỎ” “VIẾNG LĂNG BÁC” A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” và “Viếng lăng Bác” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2). - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 1- Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 2. B. Luyện tập Phần I Hình ảnh mùa xuân được khắc họa thật đẹp trong đoạn thơ sau: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.” Câu 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? Câu 2. Trong hai câu thơ: “Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó? Câu 3. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 -12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với chủ đề: Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. (Gacgh dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối). Câu 4. Cùng trong bài thơ trên có câu: “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng” Trong câu thơ trên, từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh người cầm súng lại được tác giả miêu tả: “Lộc giắt đầy trên lưng”? PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 3 -
  5. Trường THCS Trung Hòa Phần II Xúc động khi đến thăm lăng Bác, trong một bài thơ của mình nhà thơ Vương Trọng có viết: “Rưng rưng trông Bác yên nằm Giấu rồi, nước mắt khó cầm cứ rơi Ở đây lạnh lắm, Bác ơi Chăn đơn Bác đắp nửa người, ấm sao?” Câu 1. Giọt nước mắt “khó cầm cứ rơi” của nhà thơ Vương Trọng gợi nhớ tới một khổ thơ trong bài “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương (SGK Ngữ văn 9, tập 2). Em hãy chép lại chính xác khổ thơ đó. Câu 2. Hình ảnh nào trong khổ thơ vừa chép được lặp lại ở khổ thơ đầu? Việc lặp lại hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 3. “Viếng lăng Bác” là cảm xúc nghẹn ngào, nhớ thương và tấm lòng thành kính, biết ơn vô hạn mà Viễn Phương dâng lên Bác- vị lãnh tụ vĩ đại, người Cha già kính yêu của dân tộc. Qua bài thơ và bằng hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi bày tỏ suy nghĩ của mình về lòng biết ơn trong cuộc sống. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 4 -
  6. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 5 -
  7. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 6 -
  8. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 7 -
  9. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 NHÓM VẬT LÝ 9 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 CHỦ ĐỀ: THẤU KÍNH Tiết 45: Thấu kính phân kỳ. I/ HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI - Học sinh nghiên cứu trước Bài 42: Thấu kính phân kỳ (SGK/tr113). 1. Quan sát hình 44.1 trả lời câu hỏi sau: ? Chùm tia tới là chùm sáng nào đã học. ? Chùm tia ló có đặc điểm gì. 2. Em hãy cầm kính cận (thấu kính phân kỳ) của mình (hoặc của người bị cận trong gia đình), quan sát và trả lời câu hỏi sau: ? So sánh về mặt chất liệu và hình dạng của kính cận và thấu kính hội tụ đã học. 3. Tìm hiểu sách giáo khoa trang 120 để xác định được ? Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì. ? Đường truyền của các tia sáng đặc biệt tạo bởi thấu kính phân kì. II/ LUYỆN TẬP. Bài 1. Trắc nghiệm Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Thấu kính phân kì có đặc điểm nào dưới đây? A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa. B. Có phần giữa dày hơn phần rìa. C. Có phần giữa bằng phần rìa. D. Có phần giữa có thể dày hoặc mỏng hơn phần rìa. Câu 2. Chiếu một chùm tia sáng song song vào thấu kính phân kì, theo phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính A. loe rộng ra. B. thu nhỏ lại. C. hội tụ lại. D. song song. Câu 3. Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì, theo phương không song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào? A. Phương bất kì. B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới. C. Phương cũ. D. Phương lệch lại gần trục chính so với tia tới. Câu 4. Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ qua tiêu điểm nếu A. tia tới song song với trục chính. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 8 -
  10. Trường THCS Trung Hòa B. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng chục chính. C. tia tới bất kì. D. tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính. Câu 5. Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính nếu A. tia tới song song với trục chính. B. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính C. tia tới bất kì. D. tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính. Bài 2. Vẽ tiếp đường truyền của các tia sáng sau. a. b. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 9 -
  11. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM HÓA HỌC 9 MÔN: HÓA HỌC KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Nghiên cứu Sách giáo khoa Hóa học 9 Bài 36: Metan hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. Trắc nghiệm Câu 1. Công thức phân tử của metan là A. CH4. B. C2H2. C. C6H6. D. C2H4. Câu 2. Trong tự nhiên, metan có nhiều trong A. đá vôi. B. mỏ dầu. C. đất đèn. D. quặng boxit. Câu 3. Đặc điểm cấu tạo phân tử metan có A. 2 liên kết đôi. B. chỉ toàn liên kết đơn. C. 1 liên kết đôi. D. 1 liên kết ba. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về metan? A. Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn. B. Metan là chất khí, không màu, không mùi. C. Metan kích thích quả mau chín. D. Metan nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước. Câu 5. Phương pháp nào ở hình dưới đây không được sử dụng để thu khí metan? . Câu 6. Phản ứng metan tác dụng với oxi không có đặc điểm nào sau đây? A. Phản ứng gây nổ mạnh. B. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt. C. Sản phẩm thu được là CO2 và H2O. D. Khí cháy với ngọn lửa vàng. Câu 7. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế? Fe,to to A. C6H6 + 3H2 ⎯⎯⎯→ C6H12. B. CH4 + 2O2 ⎯⎯→ CO2 + 2H2O. Ni, to C. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl. D. C2H2 + 2Br2 ⎯⎯⎯→ C2H2Br4. Câu 8. Cho metan phản ứng thế với khí clo theo tỉ lệ mol là 1 : 1 thu được sản phẩm là A. CH2Cl2. B. CHCl3. C. CH3Cl. D. CHCl4. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 10 -
  12. Trường THCS Trung Hòa Câu 9. Phản ứng thế của metan với khí clo dư khi có chiếu sáng thu được sản phẩm cuối cùng là A. CHCl3. B. CH3Cl. C. CH2Cl2. D. CCl4. Câu 10. Cho bình đựng hỗn hợp khí CH4 và khí Cl2. Màu sắc của hỗn hợp khí trong bình trước và sau khi chiếu sáng lần lượt là A. vàng, không màu. B. đỏ, không màu. C. đỏ, vàng. D. vàng, đỏ. Câu 11. Để nhận biết khí metan và khí lưu huỳnh đioxit ta không dùng A. dung dịch Ca(OH)2. B. khí Cl2 (ánh sáng). C. dung dịch NaOH. D. quỳ tím ẩm. Câu 12. Ứng dụng nào sau đây không phải của metan? A. Làm nhiên liệu. B. Làm nguyên liệu điều chế H2. C. Cung cấp cho bệnh nhân bị khó thở. D. Điều chế bột than. II. Tự luận Làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 116. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 11 -
  13. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM SINH 9 MÔN: SINH- KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật, trả lời các câu hỏi sau: I. Trắc nghiệm Câu 1: Quan hệ sinh vật cùng loài là: A. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với nhau B. Quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau C. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau D. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau Câu 2: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là: A. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế Câu 3: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ? A. Làm tăng thêm sức thổi của gió B. Làm tăng thêm tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ C. Làm cho tốc độ thổi gió dừng lại, cây không bị đổ D. Làm giảm bớt sức thổi của gió, cây ít bị đổ Câu 4: Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm? A. Nguồn thức ăn trong môitrường dồi dào B. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí thừa thãi cho các cá thể C. Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao D. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm về với nhau Câu 5: Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là: A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các các thể D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn Câu 6: Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là: A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 12 -
  14. Trường THCS Trung Hòa Câu 7: Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là: A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá thể D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn Câu 8: Quan hệ cộng sinh là: A. Hai loài sống với nhau, loài này tiêu diệt loài kia B. Hai loài sống với nhau và cùng có lợi C. Hai loài sống với nhau và gây hại cho nhau D. Hai loài sống với nhau và không gây ảnh hưởng cho nhau Câu 9: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là: A. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y B. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu C. Cáo đuổi bắt gà D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ. Câu 10: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi, còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ? A. Ký sinh B. Cạnh tranh C. Cộng sinh D. Hội sinh Câu 11: Địa y bám trên cây, giữa địa y và cây có mối quan hệ gì? A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Kí sinh D. Nửa kí sinh Câu 12: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Giữa chúng và trâu, bò có mối quan hệ gì? A. Hội sinh B. Kí sinh C. Sinh vật ăn sinh vật khác D. Cạnh tranh Câu 13: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? A. Cạnh tranh B. Sinh vật ăn sinh vật khác C. Hỗ trợ D. Cộng sinh PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 13 -
  15. Trường THCS Trung Hòa II. Tự luận Câu 1: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điểu kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Câu 2: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gi để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 14 -
  16. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 NHÓM LỊCH SỬ 9 MÔN : LỊCH SỬ KHỐI 9 NĂM HỌC 2019- 2020 *Lưu ý: Các em học sinh nghiên cứu SGK bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và trả lời các câu hỏi dưới đây: I. Trắc nghiệm. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Ở Châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào thời gian nào? a. 13/8/1945. b. 14/8/1945. c. 15/8/1945. d. 16/8/1945. Câu 2. Phát xít Nhật đầu hàng thì quân Nhật ở Đông Dương cũng bị tê liệt, chính phủ tay sai thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta giành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho a. hưởng ứng chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. b. phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói. c. cao trào kháng Nhật cứu nước. d. Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước Câu 3. Tháng 8/1945 điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là a. sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu b. sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xô - Đức. c. sự nổi dậy giành thắng lợi của nhân dân các nước Đông Âu. d. sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật Câu 4. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945 ở đâu? a. Pác Bó (Cao Bằng) b. Tân Trào (Tuyên Quang) c. Bắc Sơn (Võ Nhai) d. Phay Khắt (Cao Bằng) Câu 5. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 đã quyết định vấn đề gì? a. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 15 -
  17. Trường THCS Trung Hòa b. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. c. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. d. Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. Câu 6. Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (Ngày 16/8/945) gồm những đại biểu thuộc các thành phần nào? a. Ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu ý chí và nguyện vọng của toàn dân. b. Giai cấp công nhân, nông dân cả nước. c. Giai cấp tiểu tư sản, họp sinh, sinh viên, trí thức cả nước. d. Các Đảng phái đoàn thể tổ chức mặt trận trong cả nước. Câu 7. Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập ủy Ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của a. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (14/8/1945) b. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16/8/1945) c. Hội nghị mở rộng Ban Thường vụ Trung ương (9/3/1945) d. Hội nghị Quân sự Bắc Kì (4/1945) Câu 8. Chiều ngày 16/8/1945 theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng thị xã nào? a. Giải phóng thị xã Cao Bằng. b. Giải phóng thị xã Thái Nguyên. c. Giải phóng thị xã Tuyên Quang. d. Giải phóng thị xã Lào Cai. Câu 9. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật-Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu trong a. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945) b. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) c. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13-15/8/1945) d. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16/8/1945) Câu 10. “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta ” Đó là lời kêu gọi của a. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (14/8/1945) b. Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn quốc nổi dậy khởi nghĩa c. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16/8/1945) d. Thư Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 16 -
  18. Trường THCS Trung Hòa Câu 11. Quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam. Đó là nội dung của Nghị quyết nào? a. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII (10 -19/5/1941) b. Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (13-15/8/1945) c. Nghị quyết của Đại hội quốc dân ở Tân Trào d. Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ngay đêm 9/3/1945. Câu 12. “Đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc Tuyên ngôn. Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở a. Hà Nội (19/8/1945) b. Huế (23/8/1945) c. Sài Gòn (25/8/1945) d. Bắc Giang, Hải Dương (18/8/1945) Câu 13. Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là a. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn. b. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. c. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế. d. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Câu 14. Tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng thành công trong cả nước, chỉ trong vòng 15 ngày. Đó là thời gian nào? a. Từ ngày 13- 27/8/1945. b. Từ ngày 14- 28/8/1945. c. Từ ngày 15- 29/8/1945. d. Từ ngày 16- 30/8/1945. Câu 15. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì?. a. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất. b. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong Mặt trận thống nhất. c. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu lả Chủ tịch Hồ Chí Minh. d. Có hoàn cảnh thuận lợi của chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật. II. Tự luận. Câu 1. Em hãy tóm tắt tiến trình diễn ra của Cách mạng tháng Tám năm 1945? PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 17 -
  19. Trường THCS Trung Hòa Câu 2. Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào? Câu 3. Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 18 -
  20. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM ĐỊA LÍ 9 MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Nghiên cứu sách giáo khoa Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trả lời các câu hỏi sau: I. Tự luận Câu 1: Trình bày thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 2: Nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. II. Trắc nghiệm Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông? A. Mê Công. B. Đồng Nai. C. Thái Bình. D. Sông Hồng. Câu 2: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. đất phèn. B. đất mặn. C. đất phù sa ngọt. D. đất cát ven biển. Câu 3: Dựa vào bảng 35.1 trang 127 SGK, chỉ số phát triển nào của Đồng bằng Sông Cửu Long cao hơn bình quân chung cả nước? A. Tỉ lệ hộ nghèo. B. Tuổi thọ trung bình. C. Tỉ lệ người lớn biết chữ. D. Tỉ lệ dân số thành thị. Câu 4: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là A. xây dựng hệ thống đê điều. B. chủ động chung sống với lũ. C. tăng cường công tác dự báo lũ. D. đầu tư cho các dự án thoát nước. Câu 5: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với A. Cam-pu-chia. B. Vịnh Thái Lan. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 6: Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. Tày, Nùng, Thái. B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na. C. Khơ me, Chăm, Hoa. D. Giáy, Dao, Mông. Câu 7: Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là A. toàn bộ diện tích là đồng bằng. B. hai mặt giáp biển. C. nằm ở cực Nam tổ quốc. D. rộng lớn nhất cả nước. Câu 8: Đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở khu vực nào sau đây? A. Bán đảo Cà Mau. B. Ven bờ Vịnh Thái Lan. C. Dọc sông Tiền và sông Hậu. D. Ven bờ biển Đông. Câu 9: Điều kiện không phải để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long là PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 19 -
  21. Trường THCS Trung Hòa A. đất, rừng. B. khí hậu, nước. C. biển và hải đảo. D. tài nguyên khoáng sản. Câu 10: Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. xâm nhập mặn. B. cháy rừng. C. bị nhiễm phèn nặng. D. thiếu nước ngọt. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 20 -
  22. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 NHÓM GDCD 9 MÔN GDCD KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP * Yêu cầu: - Học sinh nghiên cứu SGK bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân trang 47, 48 . - Trả lời các câu hỏi phần gợi ý trong SGK trang 48. - Đọc ít nhất 3 lần phần Nội dung bài học trong SGK. Sau đó ghi lại vào vở theo các ý: 1. Lao động là gì? 2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 3. Chính sách của Nhà nước. 4. Những điều Pháp luật cấm. - Đọc thêm phần Tư liệu tham khảo B. LUYỆN TẬP I. TRẮC NGHIỆM: khoanh tròn trước chữ cái đầu tiên của đáp án đúng. Câu 1. Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để A. học hỏi B. học nghề C. học vẹt D. học gạo Câu 2. Đối với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, Nhà nước có chính sách A. kì thị, hạn chế B. khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi C. hạn chế, gây khó khăn D. phân biệt, kì thị. Câu 3. Hoạt động nào dưới đây được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ? A. Lợi dụng dạnh nghĩa dạy nghề để trục lợi. B. Ép buộc người khác học nghề và làm những việc trái pháp luật. C. Tất cả các hoạt động tạo ra thu nhập. D. Các hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao động hợp pháp. Câu 4. Em hiểu lao động là gì? A. Là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. B. Tất cả các ý đều đúng. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 21 -
  23. Trường THCS Trung Hòa C. Là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người. D. Là hoạt động có mục đích của con người để tạo ra của cải, vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Câu 5. Hoạt động nào dưới đây thuộc quyền lao động của công dân ? A. Buôn bán chất ma tuý, chất cháy, chất nổ. B. Kinh doanh động vật hoang dã C. Thành lập doanh nghiệp, công ty. D. Sản xuất, buôn bán hàng giả. Câu 6. Em tán thành quan niệm về lao động nào dưới đây ? A. Lao động là một sự bắt buộc và nhàm chán. B. Không có công việc nào là thấp hèn, chỉ những người lười nhác, không chịu lao động mới đáng xấu hổ. C. Lao động chân tay thì không có gì đáng tự hào D. Nên chọn hình thức lao động nào nhàn hạ mà có thu nhập cao. Câu 7. Công dân có quyền tự do lao động như thế nào là hợp pháp? A. Tự do sử dụng sức lao động của mình hợp pháp . B. Tự do sử dụng sức lao động của mình, của người khác theo quy định pháp luật. C. Tự do sử dụng sức lao động của người khác hợp pháp . D. Tự do sử dụng sức lao động của trẻ em mọi lứa tuổi . Câu 8. Pháp luật cấm sử dụng lao động trẻ em từ độ tuổi nào trở xuống? A. Từ 14 tuổi trở xuống. B. Từ 15 tuổi trở xuống C. Từ 13 tuổi trở xuống. D. Từ 16 tuổi trở xuống. Câu 9. Pháp luật cấm sử dụng lao động ở độ tuổi nào trở xuống vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại? A. Dưới 19 tuổi B. Dưới 16 tuổi C. Dưới 18 tuổi D. Dưới 17 tuổi Câu 10. H 15 tuổi là học sinh lớp 9, H muốn có việc làm để giúp đỡ gia đình. Theo em H phải làm cách nào trong các cách sau? A. Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước. B. Xin làm hợp đồng. C. Mở xưởng sản xuất, thuê mướn lao động. D. Mở cửa hàng kinh doanh, rồi vừa học vừa trông coi cửa hàng. Câu 11. Độ tuổi nào được phép lao động? A. Đủ 18 tuổi B. Đủ 15 tuổi C. Đủ 20 tuổi D. Đủ 25 tuổi Câu 12. Tự do lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm là A. nghĩa vụ lao động. B. quyền lao động. C. nhu cầu cần thiết. D. quyết định tồn tại cho xã hội. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 22 -
  24. Trường THCS Trung Hòa Câu 13. Theo quy định của pháp luật, mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để A. đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. B. kiếm được nhiều tiền với bất cứ giá nào. C. đạt được mục đích bằng mọi cách D. chiếm dụng tài sản của người khác Câu 14. Lao động là nhân tố quyết định A. sự tồn tại của đất nước B. thể hiện quyền tự do C. sự tồn tại của đất nước, phát triển của đất nước, nhân loại. D. phát triển của đất nước, nhân loại Câu 15. “Lao động là vinh quang” là câu nói của ai? A. Bác Hồ B. Phạm Văn Đồng C. Nguyễn Tấn Dũng. D. Nông Đức Mạnh II. Tự luận: Câu 1. Hãy cho biết ý kiến của em về hai quan niệm dưới đây và giải thích vì sao? a. Lao động là hoạt động sử dụng sức lao động để tạo ra thu nhập. b. Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động. Câu 2. Tú là con trai độc nhất của một gia đình giàu có. Học xong Trung học, Tú ở nhà. Hàng ngày, Tú chỉ chơi điện tử, bi- a. Bạn bè hỏi: “Cậu cứ định sống thế này mãi à?” Tú trả lời: “Nhà tớ đâu có cần tiền. Tài sản của cha mẹ tớ đủ để sống thoải mái cả đời. Tớ đi làm để làm gì?” a. Suy nghĩ của Tú đúng hay sai? Vì sao? b. Theo bạn, Tú có cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người không? Giải thích lí do? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 23 -
  25. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM MĨ THUẬT MÔN: MĨ THUẬT - KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Em hãy tìm hiểu một số loại trang phục ở Việt Nam. - Trình bày các bước tạo dáng và trang trí thời trang? - Sưu tầm một số sản phẩm thời trang mà em yêu thích ( sưu tầm bằng hình ảnh thông qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau như: sách, báo, tạp chí, internet ) Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi - Giấy vẽ A4 - Bút chì, màu vẽ, tẩy -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 24 -