Phiếu bài tập khối 9 (từ 27/4 đến 2/5)

pdf 5 trang thienle22 7130
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 9 (từ 27/4 đến 2/5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_9_tu_274_den_25.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 9 (từ 27/4 đến 2/5)

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (Từ 27/4/2020 đến 2/5/2020) 1. Toán học 2. Ngữ văn NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 0 -
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 9 NHÓM TOÁN 9 MÔN TOÁN- KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 CHỦ ĐỀ: TỨ GIÁC NỘI TIẾP - TIẾP TUYẾN CỦA ĐƯỜNG TRÒN I. Kiến thức 1. Tứ giác nội tiếp - Tính chất tứ giác nội tiếp. - Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp 2. Tiếp tuyến của đường tròn - Tính chất tiếp tuyến, tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau. - Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến. II. Bài tập luyện Bài I: Cho đường tròn (O), điểm K nằm ngoài đường tròn. Vẽ các tiếp tuyến KA, KB với đường tròn (A, B là tiếp điểm), cát tuyến KCD (C nằm giữa K và D). H là trung điểm của dây CD. * Tứ giác nội tiếp 1. Chứng minh:tứ giác KAHO nội tiếp. 2. Chứng minh: tứ giác KAHB nội tiếp. 3. Chứng minh: tứ giác AHOB nội tiếp. 4. Chứng minh: tứ giác HOBK nội tiếp. 5. Chứng minh: tứ giác OBKA nội tiếp. 6. Vẽ đường kính AN của đường tròn (O). Gọi G là giao điểm của CN và KO. Chứng minh: tứ giác KCGB nội tiếp. 7. AB cắt OK ở M và cắt dây CD ở F. Gọi S là giao điểm của OK và DN. Chứng minh: tứ giác AMSD nội tiếp. 8. Chứng minh: tứ giác OMFH nội tiếp. 9. Chứng minh: tứ giác OMCD nội tiếp. 10. Gọi T là giao điểm của OH và BA. Chứng minh: tứ giác KMHT nội tiếp. 11. Từ C vẽ đường thẳng song song với KA và cắt AB tại E. Chứng minh: tứ giác CEHB nội tiếp. * Một số quan hệ hình học khác 12. Học sinh đề nghị ít nhất một lệnh hỏi. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 1 -
  3. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Bài II: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O, R) cố định. Kẻ các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi I là trung điểm của BC. * Tiếp tuyến của đường tròn. 1. Chứng minh: H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác EFD. 2. Chứng minh: IF là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác HEF. 3. Chứng minh: IE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AH. 4. Gọi K là trung điểm của AH. Chứng minh: KF là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC. 5. Chứng minh: KE là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác BFE . 6. Qua A kẻ đường thẳng xy song song với EF. Chứng minh: đường thẳng xy là tiếp tuyến của đường tròn (O). * Chứng minh hệ thức 7. DA. DB = DH. DA. 8. AF.AB = AE. AC. 9. AB.AC = 2R.AD 10. BH. BE + CH. CF + AH. AD = 1 (AB2 + BC2 + AC2) 2 * Một số quan hệ hình học khác Cho B, C cố định, điểm A chuyển động trên cung lớn BC sao cho tam giác ABC nhọn. 11. Chứng minh EF có độ dài không đổi. 12. Chứng minh H chuyển động trên cung tròn cố định. 13. Chứng minh: sinA + sinB + sinC < 2(cosA + cosB + cosC) 14. Tìm vị trí của A để tư giác AFHE có diện tích lớn nhất. - HẾT - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 2 -
  4. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM VĂN 9 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 LUYỆN TẬP VĂN BẢN: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Những ngôi sao xa xôi” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2). Hệ thống những kiến thức cơ bản của văn bản. - Theo dõi và ghi chép lại bài giảng trên truyền hình (Kênh 1- Đài phát thanh -Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 6. B. Luyện tập Phần I Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê có để cho nhân vật kể về cuộc sống ở chiến trường: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng”. (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2011, trang 118) Câu 1. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy. Câu 2. Nhận xét cách đặt câu trong đoạn văn trên. Tác dụng của cách viết ấy trong việc thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu của đoạn văn. Câu 3. “Chúng tôi” được nhắc trong đoạn văn trên là những ai? Qua những điều nhân vật “tôi” “nghĩ” trong đoạn trích trên giúp em hiểu gì về phẩm chất của họ? Câu 4. Qua đoạn trích trên và với những hiểu biết về tác phẩm, em hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp chung của “chúng tôi” được nhắc đến trong đoạn trích trên bằng đoạn văn 12 đến 14 câu theo cách diễn dịch. Đoạn văn có sử dụng phép thế và thành phần tình thái (gạch chân và chú thích). Câu 5. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 3 -
  5. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Phần II. Viết về các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, trong bài thơ “Gửi em cô gái thanh niên xung phong”, Phạm Tiến Duật có những lời thơ thật xúc động: “Dừng tay cuốc khi em ngoảnh lại Sẽ ra về bao nhiêu cô gái Sẽ giật mình: đường mới ta xây Một ngày mai, đường sẽ đứng chơ vơ Đã có độ dài hơn cả độ dài Để cho đời sau còn thấy ngẩn ngơ Của đường xá đời xưa để lại! Trước những công trình ngoằn ngoèo trên mặt đất” Câu 1. Những câu thơ trên gợi cho em nhớ tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó. Câu 2. Trong văn bản mà em vừa nhắc tên, nhà văn cũng nhiều lần miêu tả con đường: “Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh [ ]Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường [ ]Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang.” a. Từ đoạn văn trên, hãy nhận xét về hoàn cảnh sống, công việc của các cô gái thanh niên xung phong. Hành động “thở phào” của người kể chuyện giúp em hiểu thêm điều gì ở họ? b. Xác định câu có lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn trên. c. Trong truyện nhân vật tôi cho rằng “chui vào hang là sà ngay vào một thế giới khác”. Vì sao vậy? Câu 3. Để có “con đường” thênh thang hôm nay ta đi, biết bao người đã “đi mãi” ngã xuống tạo “thành đường”. Một chiến sĩ cách mạng từng nói “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”. Một nhà thơ đã từng dặn con: “Lên đường / không bao giờ nhỏ bé được/ Nghe con”. Còn em, “con đường” phía trước của em là gì? Em hãy trình bày suy nghĩ về “con đường” phía trước của mình bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 4 -