Phiếu bài tập khối 9 (từ 20/4 đến 25/4)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập khối 9 (từ 20/4 đến 25/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_bai_tap_khoi_9_tu_204_den_254.pdf
Nội dung text: Phiếu bài tập khối 9 (từ 20/4 đến 25/4)
- Trường THCS Trung Hòa PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ (Từ 20/4/2020 đến 25/4/2020) 1. Toán học 7. Lịch sử 2. Ngữ văn 8. Địa lí 3. Tiếng Anh 9. Giáo dục công dân 4. Vật lí 10. Công nghệ 5. Hóa học 11. Thể dục 6. Sinh học 12. Mĩ thuật NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 0
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 8 NHÓM TOÁN 9 MÔN: TOÁN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 CHỦ ĐỀ: HÀM SỐ y ax2 a 0 VÀ ĐỒ THỊ HÀM SỐ Luyện tập: Phương trình bậc hai một ẩn và đồ thị hàm số y ax2 a 0 I. Kiến thức - Hàm số , đồ thị hàm số - Phương trình bậc hai một ẩn - Công thức nghiệm, công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai một ẩn. II. Bài tập Bài 1. a) Cho các phương trình sau, không giải phương trình cho biết phương trình nào có hai nghiệm phân biệt ? 2395x2 11x 1 0 ; 5x2 2 6x 3 0; 32x2 (3 2)x 2 30 . b) Hãy giải thích vì sao khi a > 0 và phương trình ax2 bx c 0 vô nghiệm thì ax2 bx c 0 với mọi giá trị của x? Bài 2. Cho phương trình x–222 m 3x+m+3=0 . a) Giải phương trình với m = 1. b) Tìm các giá trị của m để phương trình có nghiệm kép. Tìm nghiệm kép đó c) Tìm các giá trị của m để phương trình vô nghiệm d) Tìm các giá trị của m để phương trình có nghiệm. e) Tìm các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm trái dấu f) Tìm giá trị của m để phương trình có một nghiệm bằng 3. Tìm nghiệm còn lại. Bài 3. Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng (d): ym 4x 2 và parabol (P): yx 2 a) Với m 3 . Tìm tọa độ giao điểm của (d) và (P) b) Tìm m để (d) tiếp xúc với (P). Khi đó hãy tìm tọa độ tiếp điểm b) Tìm m để (d) và (P) cắt nhau tại hai điểm phân biệt c) Tìm m để (d) và (P) không cắt nhau d) Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt ở hai phía của trục tung. Bài 4. Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng (d): y (2 m 1)x m2 m và parabol (P): . Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt A(x11 ;y )và B(x22 ;y ) thỏa mãn a) x12 3x b) 2x12 3x 5 c) x12 2x d) yy12 7 HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 1
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM VĂN 9 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 ÔN TẬP VỀ THƠ A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” và “Viếng lăng Bác” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2). Học thuộc lòng hai bài thơ và hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản của hai văn bản. - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 1- Đài phát thanh -Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 5. B. Luyện tập Phần I. Cho khổ thơ sau: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!” (Ngữ văn 9, tập hai) Câu 1. Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2. Từ những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao tác giả vẫn dùng cụm từ “giấc ngủ bình yên”? Câu 3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng. Đoạn văn có sử dựng phép lặp và một câu chứa thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân, chú thích). Câu 4. Trăng là hình ảnh xuất hiện trong nhiều sáng tác thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Phần II. Cho câu thơ “Mùa xuân người cầm súng”. Em hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ và trả lời những câu hỏi sau: Câu 1. Hãy chỉ ra một hình ảnh gợi sức xuân có tính đa nghĩa trong khổ thơ, phân tích và đặt câu với từng nét nghĩa đó. Câu 2. Theo em, có nên thay từ “xôn xao” trong câu thơ “Tất cả như xôn xao” bằng từ “lao xao” không? Vì sao? Câu 3. Từ những vần thơ hối hả, xôn xao về mùa xuân lao động dựng xây đất nước ở trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy bàn về ý nghĩa của lao động đối với cuộc sống của con người. . HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 2
- Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 3
- Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 4
- Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 5
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM VẬT LÝ 9 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 TIẾT 46: MẮT I/ HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI - Học sinh nghiên cứu trước Bài 48: Mắt (SGK/tr28). 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu tính chất của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ (TKHT) và thấu kính phân kì (TKPK) 2. Đọc mục I. Cấu tạo của mắt SGK/tr128) trả lời các câu hỏi sau: ? Nêu hai bộ chính của mắt. Tác dụng của chúng. 3. Đọc mục II. Sự điểu tiết và mục III. Điểm cực cận và điểm cực viễn để trả lời các câu hỏi sau? ? Thế nào là sự điều tiết của mắt. Đặt vật ở đâu thì mắt điều tiết nhiều nhất. ? So sánh tiêu cự của mắt khi vật ở xa và khi vật ở gần mắt. Vẽ hình minh họa. ? Thế nào là điểm cực cận (Cc), điểm cực viễn (Cv), khoảng cực cận, khoảng cực viễn. ? Đặt vật trong khoảng nào mắt sẽ nhìn rõ vật. II/ LUYỆN TẬP. Bài 1. Trắc nghiệm Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở A. thể thủy tinh của mắt. B. võng mạc của mắt. C. con ngươi của mắt. D. lòng đen của mắt. Câu 2: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như A. gương cầu lồi. B. gương cầu lõm. C. thấu kính hội tụ. D. thấu kính phân kỳ. Câu 3: Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. B. thay đổi đường kính của con ngươi C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh. D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. Câu 4: Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là sai? A. Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự của thể thủy tinh mắt lớn nhất. B. Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa. C. Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt thay đổi theo độ tuổi. D. Mắt tốt, khi quan sát mà không phải điều điều tiết thì tiêu điểm của thể thuỷ tinh nằm trên màng lưới. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 6
- Trường THCS Trung Hòa Câu 5: Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng A. từ điểm cực cận đến mắt. B. từ điểm cực viễn đến vô cực. C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. D. từ điểm cực viễn đến mắt. Câu 6: Trong trường hợp nào dưới đây mắt phải điều tiết mạnh nhất? A. Nhìn vật ở điểm cực viễn. B. Nhìn vật ở điểm cực cận C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận Bài 2. Một người đứng cách cột điện 25m. Cột điện cao 8m. Cho rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2cm. Hãy tính chiều cao của cột điện trong mắt. Bài 3. Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50m HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 7
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 NHÓM HÓA HỌC 9 MÔN: HÓA HỌC-KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy nghiên cứu Sách giáo khoa Hóa học 9 bài 44: Rượu etylic, đọc thêm phần “Em có biết” trong SGK trang 139 hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. Trắc nghiệm Câu 1. Công thức phân tử của rượu etylic là A. CH4. B. C2H6O. C. C2H6. D. C2H4. Câu 2.Tính chất vật lí của rượu etylic là A. chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen, B. chất lỏng màu hồng , nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen, C. chất lỏng không màu, không tan trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen, D. chất lỏng không màu, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen, Câu 3. Độ rượu là A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước. B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước. C. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước. D. số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước. Câu 4.Cách viết nào sau đây không phải công thức cấu tạo của rượu etylic? A. . `B.CH3─CH2─OH. C. C2H5OH. D. CH3─O─CH3. Câu 5: Rượu etylic cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là A. ngọn lửa màu đỏ, tỏa nhiều nhiệt. B. ngọn lửa màu vàng, tỏa nhiều nhiệt. C. ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt. D. ngọn lửa màu xanh, không tỏa nhiệt. Câu 6. Cho một mẩu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic.Hiện tượng quan sát được là A. có bọt khí màu nâu thoát ra. B. natri tan dần, không có bọt khí thoát ra. C. natri nằm dưới bề mặt chất lỏng và không tan. D. có bọt khí không màu thoát ra và natri tan dần. Câu 7. Cho phản ứng của rượu etylic với Na như sau: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2. Phản ứng này thuộc loại phản ứng A.cộng. B.thế. C. trùng hợp. D.trao đổi. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 8
- Trường THCS Trung Hòa Câu 8.Ứng dụng nào sau đây không phải của rượu etylic? A.Dùng làm nhiên liệu. B.Pha chế nước rửa tay khô. C.Sản xuất khí O2. D.Sản xuất rượu, bia. Câu 9. Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu để điều chế trực tiếp ra rượu etylic? A.Khí metan. B.Tinh bột. C.Đường. D.Khí etilen. II. Tự luận - Làm bài tập 1, 3, 4, 5 SGK trang 139. - Bài tập thêm: Điền từ thích hợp “có” hoặc “không” vào các cột sau: Tên chất Công thức Có nhóm ─OH Tác dụng với O2 Tác dụng với Na cấu tạo Etan CH3─CH3 Đimetyl ete CH3─O─CH3 Etanol C2H5─OH HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 9
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 NHÓM SINH 9 MÔN: SINH-KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy nghiên cứu Sách giáo khoa Sinh học 9 - Bài 50 : Hệ sinh thái, hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. Trắc nghiệm Câu 1: Lưới thức ăn A. gồm một chuỗi thức ăn. B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau. C. gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. gồm ít nhất là một chuỗi thức ăn trở lên. Câu 2: Tại sao có thể coi một giọt nước lấy từ ao hồ là một hệ sinh thái? A. Vì nó có hầu hết các yếu tố của một hệ sinh thái. B. Vì thành phần chính là nước. C. Vì nó chứa nhiều động vật thủy sinh. D. Vì nó chứa nhiều động vật, thực vật và vi sinh vật. Câu 3: Câu nào sau đây là không đúng? A. Hệ sinh thái là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là một hệ thống mở tự điều chỉnh. B. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại. C. Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên. D. Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người. Câu 4: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật tiêu thụ bậc một, sinh vật tiêu thụ bậc hai, sinh vật phân giải. C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải. D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Câu 5: Trong một hệ sinh thái, cây xanh là A. sinh vật phân giải. B. sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ. C. sinh vật sản xuất. D. sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. Câu 6: Sinh vật tiêu thụ bao gồm A. vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ. B. động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. C. động vật ăn thịt và cây xanh. D. vi khuẩn và cây xanh. Câu 7: Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất? A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 10
- Trường THCS Trung Hòa C. Phân giải xác động vật và thực vật D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ Câu 8: Cho sơ đồ lưới thức ăn sau đây: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn nói trên? A. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn. B. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn. C. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích. D. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn. Câu 9: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ A. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải B. dinh dưỡng C. động vật ăn thịt và con mồi D. giữa thực vật với động vật Câu 10: Hãy chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây: A. Sinh vật sản xuất luôn sử dụng sinh vật tiêu thụ làm thức ăn. B. Sinh vật phân giải luôn là nguồn thức ăn của sinh vật tiêu thụ. C. Chất hữu cơ do sinh vật sản xuất tổng hợp được là nguồn thức ăn cho các dạng sinh vật trong hệ sinh thái. D. Vi khuẩn và nấm không phải là sinh vật phân giải. II. Tự luận Bài 1 (trang 153 sgk Sinh học 9): Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 11
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM LỊCH SỬ 9 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 Lưu ý: Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) và trả lời các câu hỏi sau: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu 1. Hành động nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện sự bội ước của thực dân Pháp đối với nhân dân ta? a. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ hạ vũ khí đầu hàng. b. Ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. c. Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xung đột vũ trang. d. Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng của ta. Câu 2. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp? a. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946). b. Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946). c. Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946). d. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Câu 3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính thức bắt đầu từ lúc nào? a. Cuối tháng 11/1946. b. 18/12/1946. c. 19/12/1946. d. 12/12/1946. Câu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào? a. Sáng 19/12/1946. b. Trưa 19/12/1946. c. Chiều 19/12/1946. d. Tối 19/12/1946. Câu 5. Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì? a. Kháng chiến toàn diện. b. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài. c. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia. d. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 6. Tính chất nhân dân trong cuộc kháng chiến mà đảng ta phát động thể hiện rõ nhất trong văn bản nào? a. Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta. b. Mục đích kháng chiến của Đảng ta. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 12
- Trường THCS Trung Hòa c. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta. d. Đường lối kháng chiến của Đảng ta Câu 7. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai? a. Chủ tịch Hồ Chí Minh. b. Trường Chinh, c. Phạm Văn Đồng. d. Võ Nguyên Giáp. Câu 8. Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là gì? a. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta. b. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch. c. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài, toàn dân toàn diện. d. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới. Câu 9. Cuộc tiến công Việt Bắc của địch năm 1947 diễn ra trong bao nhiêu ngày? a. 55 ngày đêm. b. 65 ngày đêm. c. 75 ngày đêm. d. 85 ngày đêm. Câu 10. Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì? a. Là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng cỏ lợi cho cuộc kháng chiến của ta. b. Bộ đội của ta được trưởng thành lên trong chiến đấu. c. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch. d. Bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Câu 11. Thắng lợi đó đã chứng minh sự đúng đắn đường lối kháng chiến của Đảng, là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. Đó là ý nghĩa của chiến dịch nào? a. Chiến dịch Việt Bắc 1947. b. Chiến dịch Biên Giới 1950. c. Chiến dịch Tây Bắc 1952. d. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 12. Sau thất bại ở Việt Bắc và buộc phải chuyển sang đánh lâu dài, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách gì? a. Dựa vào bọn Việt gian phản động để chống lại ta. b. Tăng viện binh từ bên Pháp sang để giành thế chủ động. c. “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. d. Bình định mở rộng địa bàn chiếm đóng. Câu 13. Sau thắng lợi quân sự ở Việt Bắc (1947), thắng lợi tiếp theo có ý nghĩa to lớn đó là gì? a. Thắng lợi về kinh tế - chính trị. b. Thắng lợi về chính trị - ngoại giao. c. Thắng lợi về ngoại giao - văn hoá giáo dục. d. Thắng lợi về kinh tế - ngoại giao. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 13
- Trường THCS Trung Hòa Câu 14. Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là a. Liên Xô. b. Trung Quốc c. Lào. d. Cam-pu-chia. Câu 15. Chủ trương cải cách giáo dục phổ thông đầu tiên được Chính phủ ban hành vào thời gian nào? a. 5/1950. b. 6/1950. c. 7/1950. d. 8/1950. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. a. Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ? b. Nội dung đường lối kháng chiến của nhân dân ta có những đặc điểm gì nổi bật? Câu 2: Tóm tắt kết quả, ý nghĩa của Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 14
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM ĐỊA LÍ 9 MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 Em hãy nghiên cứu Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tiếp theo), hoàn thành nội dung sau: I.Tự luận Câu 1: Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta. Câu 2: Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo. II. Trắc nghiệm Câu 1: Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là A. cát thuỷ tinh. B. muối. C. pha lê. D. san hô. Câu 2: Địa danh nào dưới đây không phải là cảng biển? A. Đà Nẵng B. Cần Thơ. C. Vũng Tàu. D. Quy Nhơn. Câu 3: Số lượng cảng biển của nước ta hiện nay là hơn A. 100 cảng biển. B. 110 cảng biển. C. 120 cảng biển. D. 130 cảng biển. Câu 4: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Nam Trung Bộ. Câu 5: Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo. B. Côn Đảo, Phú Qúy, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà. C. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo. D. Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quý. Câu 6: Khoáng sản vô tận ở biển nước ta là A. dầu khí. B. muối. C. titan. D. cát thủy tinh. Câu 7: Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm A. 1966. B. 1976. C. 1986. D. 1996. Câu 8: Các hoạt động nào dưới đây không phải là biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển? A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có. B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản. C. Phòng chống ô nhiễm biển. D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển. Câu 9: Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là A. dầu, khí. B. dầu, titan. C. khí, cát thủy tinh. D. cát thủy tinh, muối. Câu 10: Ô nhiễm môi trường biển không dẫn đến hậu quả A. làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển. B. mất một phần tài nguyên nước ngọt. C. ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển. D. tác động đến đời sống của ngư dân. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 15
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM GDCD 9 MÔN GDCD KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP * Yêu cầu: Học sinh đọc bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân trang 52, 53 Sách giáo khoa Giáo dục công dân 9. B. LUYỆN TẬP Phần I. Trắc nghiệm. Câu 1. Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định A. quyền tự do của công dân. B. trách nhiệm pháp lí. C. quyền tự do kinh doanh của công dân. D. nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Câu 2. Mọi công dân đều phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, tích cực đấu tranh chống những hành vi A. tìm kiếm việc làm tăng thu nhập. B. kinh doanh đúng pháp luật. C. vi phạm Hiến pháp và pháp luật. D. bảo tồn di sản văn hóa. Câu 3. Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định A. quyền tự do của công dân. B. trách nhiệm pháp lí. C. nghĩa vụ nộp thuế của công dân. D. quyền kinh doanh của công dân. Câu 4. Ông B là cán bộ hưu trí xây nhà cao tầng không xin giấy phép xây dựng và đem đổ phế thải ra ngõ đi chung. Ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Câu 5. Bà V vay tiền của anh H đã quá hạn, dây dưa mãi mà không trả nợ. Bà V đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Câu 6. Anh S thi công tỉa cành, chặt cây trước mùa mưa bão theo kế hoạch của công ti môi trường đô thị. Do thiếu tuân thủ các biện pháp an toàn lao động như không đặt biển báo an toàn, một người đã bị thương nặng do cành cây rơi trúng đầu. Anh S đã vi phạm pháp luật nào nào dưới đây? A. Hình sự. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 16
- Trường THCS Trung Hòa Câu 7. Vợ chồng anh C vay anh Đ số tiền 10 triệu đồng. Quá hạn trả nợ nhưng anh C tìm mọi lí do không trả. Tức giận, anh Đ đã thuê anh H và anh V chặn đường đánh anh C, khiến anh C thương tích nặng, phải nhập viện cấp cứu. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự? A. Vợ chồng anh C. B. Anh H và anh V. C. Anh Đ, anh H và anh V. D. Vợ chồng anh C, anh Đ, anh H và anh V. Câu 8. Anh A mở cửa hàng kinh doanh thuốc lá và rượu khi chưa được cấp giấy phép kinh doanh. Anh A đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Câu 9. Trường hợp nào dưới đây vi phạm pháp luật dân sự? A. Công ti K giao hàng không đúng theo thỏa thuận với công ti P. B. Bà T lấn chiếm vỉa hè để buôn bán. C. Ông C không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô. D. Anh D điều khiển xe mô tô trên 100 phân khối không có giấy phép lái xe. Câu 10. Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật dân sự? A. Điều khiển xe mô tô đi ngược đường trong đường một chiều. B. Tham ô tài sản nhà nước. C. Buôn bán thuốc nổ trái pháp luật. D. Vi phạm bản quyền khi đạo nhạc. Phần II. Tự luận Câu 1. Hãy kể một số trường hợp vi phạm pháp luật trong thời gian gần đây và cho biết cá nhân/ tổ chức đó đã vi phạm pháp luật nào? Câu 2. Hãy nêu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 17
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM CÔNG NGHỆ 9 MỐN: CÔNG NGHỆ 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 12 - Thực hành: Món nướng Hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: 1. Em hãy tìm hiểu và thực hành một món ăn được chế biến theo phương pháp nướng rồi chụp ảnh hoặc quay video quá trình thực hiện. 2. Em giới thiệu tên món ăn, quy trình thực hiện: Chuẩn bị, chế biến, trình bày và những chú ý để món ăn đạt yêu cầu kĩ thuật. Bài làm gửi cho giáo viên bộ môn trước một ngày so với giờ học Công nghệ trực tuyến qua Zoom. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 18
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM THỂ DỤC MÔN: THỂ DỤC : KHỐI 9 NĂM HỌC: 2019-2020 Câu 1: Em hãy nêu đà 1 bước, 3 bước giậm nhảy đá lăng trong nhảy cao. Câu 2: Môn thể thao tự chọn: Cách tính điểm trong thi đấu đôi (Môn cầu lông). Câu 3: Đứng tại chỗ hoặc chạy đà 3 bước bật cao với tay chạm vào vật treo trên cao (10-12 lần), hoặc tại chỗ nhẩy lò cò chân giậm nhảy(10-12 lần x 5 lần), nhảy giây tại chỗ (Nam 50 lần x 3 lần, Nữ 30 lần x 3 lần), bật đổi chân tại chỗ (Nam 30 lần x 3 lần, nữ 20 lần x 3 lần). Câu 4: TTTC: Em hãy thực hiện kĩ thuật di chuyển ngang trong vòng 1-2p x 5 lần, thực hiện đánh cầu thuận tay, trái tay không cầu 10-15 lần, có cầu vào tường 10-20 lần, giới thiệu kĩ thuật di chuyển đa bước (di chuyển lên 2 góc gần lưới). Câu 5: Thực hiện chạy bền 300m đối với Nữ, 500m đối với Nam (Có thể đổi thành chạy lên xuống cầu thang nhà 3 tầng 10 vòng, tập bài tập bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông liên hoàn x 3 lần với nữ và 5 lần đối với nam), bài thể dục TABATA tại chỗ.( *Quay lại clip để chứng minh quá trình tập luyện. Thầy sẽ kiểm tra thực hành kết quả tập luyện của các em vào buổi đầu tiên khi các em đi học trở lại. (học sinh khi học yêu cầu mặc trang phục thể dục) HẾT— PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 19
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 NHÓM MĨ THUẬT MÔN: MĨ THUẬT - KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Em hãy trình bày tác dụng của việc phóng tranh ảnh? - Có mấy cách phóng tranh ảnh? Em hãy trình bày các bước tiến hành phóng tranh ảnh của từng cách. Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi - Giấy vẽ A4 - Bút chì, màu vẽ, tẩy - Tranh hoặc ảnh kích thước 10*12cm -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 20/4/2020 – 25/4/2020) 20