Phiếu bài tập khối 9 (từ 18/5 đến 23/5)

pdf 4 trang thienle22 6170
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 9 (từ 18/5 đến 23/5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_6_tu_185_den_235.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 9 (từ 18/5 đến 23/5)

  1. Trường THCS Trung Hòa PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  (Từ 18/5/2020 đến 23/5/2020) 1. Toán học 2. Ngữ văn NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 18/5/2020 – 23/5/2020) 0
  2. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 12 NHÓM TOÁN 9 MÔN: TOÁN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP Bài I x 14 Cho hai biểu thức A = và B = + .( x 3) với x0 và x 9. x3 x +3 x9 1) Tính giá trị của biểu thức A khi x = 4. x +1 2) Chứng minh B = . x + 3 3) Cho P = A : B. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P. Bài II 1) Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn không có nước thì sau 4 giờ đầy bể. Nếu chảy riêng thì vòi thứ nhất sẽ chảy đầy bể nhanh hơn vòi thứ hai là 6 giờ. Hỏi nếu chảy riêng thì mỗi vòi mất bao lâu mới chảy đầy bể? 2) Một hình trụ có chiều cao bằng hai lần đường kính đáy. Biết đường kính đáy dài 4cm. Tính thể tích của hình trụ đó. Bài III 21 + = 2 x 2 y +1 1) Giải hệ phương trình sau: 43 = 1 x 2 y +1 2) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho parabol (P): y = x2 và đường thẳng (d): y = x m +3. a) Tìm m để (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt. b) Tìm các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt M (x11 ; y ) , N(x22 ; y ) sao cho y1 +y 2 =3(x 1 +x 2 ). Bài IV Cho đường tròn (O; R) có hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau. Một điểm M di động trên cung nhỏ BC. AM cắt CD tại N. Tia CM cắt AB tại S. 1) Chứng minh SM.SC = SA.SB. 2) Kẻ CH vuông góc với AM tại H. Chứng minh tứ giác AOHC nội tiếp đường tròn. 3) Gọi E là hình chiếu của M trên CD. Chứng minh OH // DM và H là tâm đường tròn nội tiếp ∆ MOE. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 18/5/2020 – 23/5/2020) 1
  3. Trường THCS Trung Hòa 4) Gọi giao điểm của DM và AB là F. Chứng minh diện tích tứ giác ANFD không đổi, từ đó suy ra vị trí của điểm M để diện tích ∆MNF lớn nhất. Bài V 1 1 1 Giải phương trình x2 x 2 x 2 x 3 x 2 2 x 1 4 4 2 HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 18/5/2020 – 23/5/2020) 2
  4. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 9 NHÓM VĂN 9 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 Phần I Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê có đoạn trích: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.” (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2018) Câu 1. Từ “Chúng tôi” dùng để chỉ những nhân vật nào trong truyện? Giới thiệu ngắn gọn về những nhân vật đó. Câu 2. Xét về cấu tạo, câu “Quen rồi.” thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu ấy trong truyện ngắn này. Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 12 đến 14 câu câu theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật “tôi” trong một lần phá bom. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép thế dùng để liên kết (gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp và phép thế.) Câu 4. Hãy kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng khắc họa vẻ đẹp của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và nêu rõ tên tác giả. Phần II: Đọc đoạn trích sau và thức hiện yêu cầu bên dưới “Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực.” (Hương Tâm, Tri thức là sức mạnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Câu 1. Xác định một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn trên, chỉ rõ từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết. Câu 2. Theo tác giả, nước ta muốn phát triển giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới thì cần phải có điều gì? Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, em hãy trình bày suy nghĩ về vấn đề: vai trò của tri thức với sự phát triển của thế hệ trẻ bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy. .HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 18/5/2020 – 23/5/2020) 3