Phiếu bài tập khối 9 (từ 13/4 đến 18/4)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập khối 9 (từ 13/4 đến 18/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_bai_tap_khoi_9_tu_134_den_184.pdf
Nội dung text: Phiếu bài tập khối 9 (từ 13/4 đến 18/4)
- Trường THCS Trung Hòa PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ (Từ 13/4/2020 đến 18/4/2020) 1. Toán học 7. Lịch sử 2. Ngữ văn 8. Địa lí 3. Tiếng Anh 9. Giáo dục công dân 4. Vật lí 10. Công nghệ 5. Hóa học 11. Thể dục 6. Sinh học 12. Mĩ thuật NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 0
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 7 NHÓM TOÁN 9 MÔN: TOÁN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 LUYỆN TẬP CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI I. Kiến thức cần nhớ - Biết cách sử dụng biệt thức để giải phương trình bậc hai. - Biết cách tìm điều kiện của tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện về số nghiệm cho trước. II. Luyện tập Bài 1. Giải các phương trình sau: a) 3x2 5x 0 b) 2x2 7 0 c) x2 7x 10 0 d) xx2 12 36 0 e) 5xx2 3 – 2 0 f) 5 2x 2 10x+5+ 2=0 g) 6x2 12x 5 0 h) xx2 5 8 0 Bài 2. Giải các phương trình sau: a) 10x2 +17x +3 = 2(2x 1) –15 b) 2x2 5x 3 = (x +1)(x 1) +3 1 x 3 5x2 x 2x(x 1) c) x2 + = x(x 1) 1 d) 3 = 1+ x2 32 25 14 1 3 x x2 x 6 e) =1 f) 3 x2 9 3 x x 1 (x 1)(x 4 ) Bài 3. Cho phương trình x22 – 2m–1x+m –1=0. Tìm các giá trị của m để phương trình: a) có hai nghiệm phân biệt b) có nghiệm kép c) vô nghiệm d) có nghiệm Bài 4. Cho phương trình x22 + 2x – m –1= 0 ( m là tham số). Chứng minh phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi m. 22 Bài 5. Cho phương trình x – 2(m –1)x + 2m +3 = 0 ( m là tham số). Chứng minh phương trình luôn vô nghiệm với mọi m. Bài 6. Cho phương trình x2 –2 m+1x+4m=0 a) Tìm giá trị của m để phương trình có nghiệm kép. Tìm nghiệm kép đó b) Tìm giá trị của m để phương trình có một nghiệm bằng 4 . Tính nghiệm còn lại. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 1
- Trường THCS Trung Hòa Bài 7. Cho phương trình mx2 –2 m–1 x+m–3=0 ( m là tham số). a) Giải phương trình với m = 5 b) Tìm các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm phân biệt c) Tìm các giá trị của m để phương trình vô nghiệm d) Tìm các giá trị của m để phương trình có đúng một nghiệm. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 2
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM VĂN 9 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP VĂN BẢN: MÙA XUÂN NHO NHỎ MÂY VÀ SÓNG A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” và “ Mây và sóng” - Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2. - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 1- Đài phát thanh -Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 4 B. Luyện tập. Phần I. Trong văn bản” Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa ” Câu 1. Em hãy chép chính xác 6 câu nối tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ . Câu 2. Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề bài thơ? Câu 3. Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình? Câu 4. Mở đầu đoạn văn phân tích những câu thơ mà em vừa chép, một học sinh đã viết: “Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.” Coi đây là câu mở đoạn, em hãy hoàn chỉnh đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách diễn dịch, trong đó có sử dụng một phép nối và thành phần biệt lập tình thái (gạch chân và chú thích). Câu 5. Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” , Viễn Phương có viết: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Em hãy chỉ ra tư tưởng chung đó qua hai đoạn thơ trên. Phần II: Cho đoạn thơ sau: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: - “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 3
- Trường THCS Trung Hòa - Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. “Mẹ mình đang đợi ở nhà ” - con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. Thế là họ mỉm cười bay đi. Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ. Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm ” (Trích Ngữ Văn 9- tập 2) Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào, của ai? Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ. Câu 2. Theo em thông điệp của văn bản này gửi đến người đọc là gì? Câu 3. Từ thông điệp của văn bản, em hãy viết một đoạn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy nêu suy nghĩ của em về một trong các thông điệp đó. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 4
- Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 5
- Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 6
- Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 7
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM VẬT LÝ 9 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 CHỦ ĐỀ: THẤU KÍNH Tiết 47: Luyện tập I/ NHẮC LẠI KIẾN THỨC 1. Học sinh trả lời các câu hỏi sau: ? Nêu cách dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi hai thấu kính. ? Nêu cách dựng ảnh của vật AB (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính) tạo bởi hai thấu kính. ? Dựng ảnh và nêu tính chất ảnh của vật AB (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính) tạo bởi hai thấu kính trong các trường hợp sau: Vị trí của vật AB trước thấu Đặc điểm của ảnh kính TKHT TKPK d > 2f d = 2f f < d <2f d < f II/ LUYỆN TẬP. Bài 1: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. hình dạng bất kỳ. Câu 2. Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và bằng vật. Câu 3. Khi một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ, thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng A. bằng tiêu cự. B. nhỏ hơn tiêu cự. C. lớn hơn tiêu cự. D. gấp 2 lần tiêu cự. Câu 4. Khi nói về thấu kính phân kì, câu phát biểu nào sau đây là sai? A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa. B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính. C. Tia tới đến quang tâm của thấu kính, tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới. D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính. Câu 5. Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 8
- Trường THCS Trung Hòa B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật. C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật. D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật. Bài 2: Đặt vật AB cao 6mm trước thấu kính có tiêu cự f = 12cm. Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm. Dựng ảnh A’B’ của AB, xác định vị trí và độ lớn của ảnh trong các trường hợp sau: a. Thấu kính là hội tụ. b. Thấu kính là phân kì. Bài 3: Đặt vật AB cao 6mm trước thấu kính có tiêu cự f = 8 cm. Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 12 cm. Dựng ảnh A’B’ của AB, xác định vị trí và độ lớn, đặc điểm của ảnh trong các trường hợp sau: a. Thấu kính là hội tụ. b. Thấu kính là phân kì. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 9
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM HÓA HỌC 9 MÔN: HÓA HỌC-KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy nghiên cứu Sách giáo khoa Hóa học 9 Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên và Bài 41. Nhiên liệu, hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: Nội dung 1: Tìm hiểu về dầu mỏ (Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, thành phần, các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ) Nội dung 2: Tìm hiểu về khí thiên nhiên và nhiên liệu. Nội dung 3: Tìm hiểu về nhiên liệu được chia ra làm mấy loại ( thành phần, đặc điểm của các loại nhiên liệu) cho biết loại nhiên liệu nào ít gây độc hại cho môi trường nhất, vì sao? Nội dung 4: Tìm hiểu về cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả. Khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm (nếu có) có thể thuyết trình bằng ppt, hình ảnh, video clip, vẽ tranh, sưu tầm ảnh, bài viết. Bài làm gửi cho giáo viên bộ môn trước một ngày so với giờ học Hóa học trực tuyến Zoom. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 10
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM SINH 9 MÔN: SINH-KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Nghiên cứu Sách giáo khoa Sinh học 9 - Bài 49: Quần xã sinh vật, hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. Trắc nghiệm Câu 1: Quần xã sinh vật là A. tập hợp các sinh vật cùng loài. B. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài. C. tập hợp các quần thể sinh vật cùng loài. D. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên. Câu 2: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở A. mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã. B. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. C. sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã. D. biến động về mật độ cá thể trong quần xã. Câu 3: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Số lượng các loài trong quần xã. B. Thành phần loài trong quần xã. C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã. D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã. Câu 4: Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã, từ dạng khởi đầu được thay thế bằng các quần xã khác nhau và cuối cùng dẫn đến một quần xã ổn định, được gọi là A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật. B. diễn thế sinh thái. C. điều hòa mật độ cá thể của quần xã. D. cân bằng sinh thái. Câu 5: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số nào sau đây? A. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung. B. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung C. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung. D. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều. Câu 6: Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là A. độ đa dạng. B. độ nhiều. C. độ thường gặp. D. độ tập trung. Câu 7: Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là A. độ đa dạng. B. độ nhiều. C. độ thường gặp. D. độ tập trung. Câu 8: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 11
- Trường THCS Trung Hòa A. sự cân bằng sinh học trong quần xã. B. sự phát triển của quần xã. C. sự giảm sút của quần xã. D. sự bất biến của quần xã. Câu 9: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây? A. Khống chế sinh học. B. Cạnh tranh giữa các loài. C. Hỗ trợ giữa các loài. D. Hội sinh giữa các loài. II. Tự luận Em hãy phân biệt giữa quần xã sinh vật và quần thế sinh vật. Yêu cầu kẻ bảng. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 12
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM LỊCH SỬ 9 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 Lưu ý: Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa mục IV, V, VI bài: Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946) và trả lời các câu hỏi sau: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu 1: Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống lại thực dân Pháp xâm lược đã mở đầu ở đâu? A. Sài Gòn – Chợ Lớn. B. Nam Bộ. C. Trung Bộ. D. Bến Tre. Câu 2. Sự kiện nào chứng tỏ quân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai? A. Xả súng vào đám đông ngày 2-9-1945 khi nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày Độc lập. B. Đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn. C. Quấy nhiễu nhân ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6-1946). D. Câu kết với thực dân Anh. Câu 3: Trước âm mưu và hành động xâm lược của Pháp ở miền Nam, chủ trương của Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh là gì? A. Quyết tâm kháng chiến, huy động cả nước ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. B. Đàm phán với Pháp để tránh xung đột. C. Nhờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài. D. Thỏa hiệp với thực dân Pháp để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Câu 4: Để tránh đụng độ với lực lượng kháng chiến của nhân dân ta, thực dân Pháp kí với Chính phủ Tưởng Gới Thạch Hiệp ước Hoa – Pháp vào thời gian nào? A. Ngày 28 tháng 2 năm 1946. B. Ngày 29 tháng 2 năm 1946. C. Ngày 25 tháng 2 năm 1946. D. Ngày 25 tháng 2 năm 1946 Câu 5: Chủ trương của Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh trong việc đối phó với quân Trung Hoa dân quốc là gì? A. Quyết tâm đánh quân Trung Hoa dân quốc ngay từ đầu. B. Hoà hoãn với quân Trung Hoa dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 13
- Trường THCS Trung Hòa C. Nhờ vào Anh để chống quân Trung Hoa dân quốc. D. Đầu hàng quân Trung Hoa dân quốc. Câu 6: Tại sao Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh kí Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 với Pháp? A. Tránh tình trạng cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. B. Tập trung lực lượng đánh quân Trung Hoa dân quốc. C. Ta biết không thể đánh thắng được quân Pháp. D. Lợi dụng mâu thuẫn giữa quânTrung Hoa dan quốc và quân Pháp. Câu 7: Việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) giữa Chính phủ ta với Pháp đã chứng tỏ điều gì? A. Ta nhân nhượng để bảo toàn lực lượng cách mạng. B. Sự thắng lợi của pháp trên mặt trận ngoại giao. C. Sự thoả hiệp của Pháp đối với Chính phủ ta. D, Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ. Câu 8: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí bản Tạm ước ngày 14/9/1946 với Chính phủ Pháp tại đâu? A. Đà Lạt. B. Giơ-ne-vơ. C. Pa-ri. D. Hà Nội. Câu 9: Theo nội dung của bản Tạm ước ngày 14/9/1946, ta nhân nhượng cho Pháp quyền lợi nào dưới đây? A. Một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa. B. Chấp nhận cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc. C. Một số quyền lợi về chính trị và về quân sự. D. Một số quyền lợi về kinh tế và quân sự. Câu 10: Bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), chúng ta đã đập tan âm mưu chống phá chính quyền cách mạng của các thế lực nào dưới đây? A. Đế quốc Mĩ cấu kết với Tưởng. B. Thực dân Pháp cấu kết với Tưởng. C. Tưởng cấu kết với Pháp. D. Thực dân Pháp cấu kết với Anh. Câu 11: Sự kiện nào đã buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuyển từ đánh Pháp sang hoà hoãn nhân nhượng với Pháp? A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn. B. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ. C. Vì ta tránh tình trạng mọt lúc đối phó với nhiều kẻ thù. D. Vì Pháp và Trung Hoa dân quốc kí Hiệp ước Hoa-Pháp. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 14
- Trường THCS Trung Hòa Câu 12: Lý do nào dưới đây là lý do quan trọng nhất để Đảng chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với quân Tưởng để chống Pháp, khi thì hòa hoãn với quân Pháp để đuổi Tưởng? A. Tưởng dùng tay sai Việt Quốc, Việt cách để phá ta từ bên trong. B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của quân Anh. C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ, không thể cùng lúc chống lại hai kẻ thù mạnh. D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng. Câu 13: Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta từ hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp chuyển sang hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Ta nhường cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội. B. Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) giữa Pháp và Tưởng được kí kết. C. Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp (6/3/1946) được kí kết. D. Bản Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946) được kí kết. Câu 14: Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với Pháp bản Tạm ước (14/9/1946) vì A. thực dân Pháp dùng sức ép về quân sự yêu cầu nhân dân ta phải nhân nhượng thêm. B. muốn có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp. C. thời gian có hiệu lực của Hiệp định Sơ bộ sắp hết. D. muốn đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước. Câu 15: Từ cuộc đấu tranh về ngoại giao sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay? A. Vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết B. Cương quyết trong đấu tranh. C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh D. Nhân nhượng với kẻ thù. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1: Em hãy nêu rõ các biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sau năm 1945. Câu 2: Hãy trình bày nội dung của bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và bản Tạm ước ngày 14/9/1946. Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước nhằm mục đích gì? HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 15
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM ĐỊA LÍ 9 MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 Em hãy nghiên cứu sách giáo khoa Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo, hoàn thành nội dung sau: I. Tự luận Câu 1: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển của nước ta. Câu 2: Tìm trên hình 38.2, các đảo và quần đảo lớn ở nước ta II. Trắc nghiệm Câu 1: Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là A. phát triển khai thác hải sản xa bờ. B. tập trung khai thác hải sản ven bờ. C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển. Câu 2: Đảo lớn nhất Việt Nam là A. Phú Quý. B. Phú Quốc. C. Cát Bà. D. Côn Đảo. Câu 3: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế. B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy. C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế. D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải. Câu 4: Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: A. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau. B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng. C. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu. D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. Câu 5: Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là: A. 3260km và khoảng 1 triệu km2 B. 3160km và khoảng 0,5 triệu km2 C. 3460km và khoảng 2 triệu km2 D. 2360km và khoảng 1,0 triệu km2 Câu 6: Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động A. thể thao trên biển. B. tắm biển. C. lặn biển. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 16
- Trường THCS Trung Hòa D. khám phá các đảo. Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện sự bất hợp lí trong hoạt động của các ngành khai thác và nuôi trồng thủy hải sản của nước ta? A. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và ven các đảo. B. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến hải sản. C. Sản lượng đánh bắtven bờ cao gấp 2 lần khả năng cho phép. D. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng. Câu 8: Dọc bờ biển nước ta có A. dưới 100 bãi tắm. B. 100 – 110 bãi tắm. C. 110 – 120 bãi tắm. D. trên 120 bãi tắm. Câu 9: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ A. Móng Cái đến Hà Tiên. B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau. C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên. D. Móng Cái đến Vũng Tàu. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 17
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM GDCD 9 MÔN GDCD KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP * Yêu cầu: - HS đọc bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân ( trang 52, 53 SGK). - Trả lời các câu hỏi phần gợi ý trong SGK trang 52. - Đọc ít nhất 3 lần phần Nội dung bài học trong SGK. - Đọc thêm phần Tư liệu tham khảo B. LUYỆN TẬP Phần I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn trước chữ cái đầu tiên của đáp án đúng. Câu 1: Vi phạm pháp luật là gì? A. Hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. Hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. C. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. D. Hành vi có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Câu 2. Vi phạm pháp luật hình sự là A. hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm. B. hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ Luật Hình sự. C. hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác. D. hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. Câu 3. Vi phạm pháp luật dân sự là A. hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm. B. hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ Luật Hình sự. C. hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác. D. hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ Nhà nước, Câu 4: Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật gì? A. Vi phạm pháp luật hình sự. B. Vi phạm pháp luật hành chính. C. Vi phạm pháp luật dân sự. D. Vi phạm kỉ luật. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 18
- Trường THCS Trung Hòa Câu 5. Vi phạm kỉ luật là A. hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm. B. hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ Luật Hình sự. C. hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác. D. những hành vi trái với những qui định, qui tắc, qui chế, xác định trật tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học Câu 6: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật ? A. Người lái xe uống rượu say, đâm vào người đi đường. B. Người tâm thần đập phá tài sản của trạm xá. C. Đá bóng dưới lòng đường gây tai nạn giao thông. D. Điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Câu 7: Có mấy loại vi phạm pháp luật? A. Hai. B. Bốn. C. Ba. D. Năm. Câu 8: Hành vi vi phạm pháp luật hành chính là hành vi nào sau đây? A. Vào nhà cướp của, giết người. B. Không chấp hành luật giao thông đường bộ. C. Xem tài liệu trong giờ thi học kì. D. Mượn tiền của bạn mà không chiụ trả. Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây là vi phạm kỉ luật? A. Trong giờ tự quản, lấy sách tham khảo ra đọc. B. Lấy lý do đi vệ sinh để xin giáo viên ra ngoài, rồi xuống căng tin uống nước. C. Tranh thủ giờ giả lao, lấy sách vở môn học tiếp theo ra học. D. Không tiếp chuyện bạn khi thầy giáo đang giảng bài. Câu 10. Hành vi cướp giật tài sản thuộc loại vi phạm pháp luật nào? A. Vi phạm pháp luật hình sự. B. Vi phạm pháp luật hành chính. C. Vi phạm pháp luật dân sự. D. Vi phạm kỉ luật. Phần II. Tự luận. Câu 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình? Vì sao? a. Một người lái xe uống rượu, không làm chủ được tay lái, đâm vào người đi đường. b. Em bé 5 tuổi nghịch lửa, làm cháy bếp nhà hàng xóm. Câu 2: Tú 14 tuổi, mượn xe máy của bố để đi học do ngủ dậy muộn. Qua ngã tư đèn đỏ, Tú không dừng lại mà phóng vụt qua, chẳng may đâm vào ông Ba đang đi đúng phần đường của mình làm ông Ba bị thương nặng. Em hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu các vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc phải. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 19
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM CÔNG NGHỆ 9 MỐN: CÔNG NGHỆ 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 11 - Thực hành: Món xào, hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: 1. Em hãy tìm hiểu và thực hành một món ăn được chế biến theo phương pháp xào rồi chụp ảnh hoặc quay video quá trình thực hiện. 2. Em giới thiệu tên món ăn, quy trình thực hiện: Chuẩn bị, chế biến, trình bày và những chú ý để món ăn đạt yêu cầu kĩ thuật. Bài làm gửi cho giáo viên bộ môn trước một ngày so với giờ học Công nghệ trực tuyến qua Zoom. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 20
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM THỂ DỤC MÔN: THỂ DỤC : KHỐI 9 NĂM HỌC: 2019-2020 Câu 1: Cách xác định điểm giậm nhảy – đo đà và điều chỉnh đà trong nhảy cao. Câu 2: Em hãy nêu kỹ thuật chạy đà và kỹ thuật giậm nhảy trong nhảy cao. Câu 3. Môn thể thao tự chọn: Em hãy nêu kích thước sân cầu lông? Câu 4 .Đứng tại chỗ hoặc chạy đà 3 bước bật cao với tay chạm vào vật treo trên cao (10-12 lần), hoặc tại chỗ nhẩy lò cò chân giậm nhảy(10-12 lần x 5 lần). Câu 5. TTTC: Em hãy thực hiện kỹ thuật di chuyển ngang trong vòng 1-2p x 5 lần (nếu nhà có không gian phù hợp). Câu 6.Thực hiện chạy bền 300m đối với Nữ, 500m đối với Nam (Có thể đổi thành chạy lên xuống cầu thang nhà 3 tầng 10 vòng, tập bài tập bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông liên hoàn x 3 lần với nữ và 5 lần đối với nam). *Quay lại clip để chứng minh quá trình tập luyện. Thầy sẽ kiểm tra thực hành kết quả tập luyện của các em vào buổi đầu tiên khi các em đi học trở lại. (học sinh khi học yêu cầu mặc trang phục thể dục và vợt cầu lông ) HẾT— PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 21
- Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM MĨ THUẬT MÔN: MĨ THUẬT - KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Em hãy nhận xét tư thế của tay, chân, thân khi con người đang đi và chạy? - Sưu tầm một số dáng người hoạt động ở các tư thế khác nhau. Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi - Giấy vẽ A4 - Bút chì, màu vẽ, tẩy -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 9 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 22