Phiếu bài tập khối 6 (từ 6/4 đến 11/4)

pdf 18 trang thienle22 5520
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 6 (từ 6/4 đến 11/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_6_tu_64_den_114.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 6 (từ 6/4 đến 11/4)

  1. Trường THCS Trung Hòa PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜ NG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (Từ 6/4/2020 đến 11/4/2020) 1. Toán học 8. Giáo dục công dân 2. Ngữ văn 9. Công nghệ 3. Tiếng Anh 10. Tin học 4. Vật lí 11. Âm nhạc 5. Sinh học 12. Mĩ thuật 6. Lịch sử 13. Thể dục 7. Địa lí NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 0 -
  2. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM TOÁN 6 MÔN TOÁN - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 - 2020 LUYỆN TẬP RÚT GỌN PHÂN SỐ LUYỆN TẬP KHI NÀO xOy+= yOz xOz I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ * Số học: Luyện tập về rút gọn phân số. + Muốn rút gọn một phân số, ta chia cả tử và mẫu của phân số cho một ước chung (khác 1 và -1) của chúng. - Phân số tối giản (hay phân số không rút gọn được nữa) là phân số mà tử và mẫu chỉ có ước chung là 1 và -1. * Hình học: Luyện tập: Khi nào II- CÁC BÀI LUYỆN TẬP A- Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: −56 Câu 1: Rút gọn phân số ta được kết quả: 72 7 7 −7 −9 A. B. C. D. −9 8 −9 7 Câu 2: Phân số nào sau đây không là phân số tối giản 8 65 231 19 A. B. C. D. 27 91 232 24 Câu 3: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng ? 3 3+ 1 3 3.0 3 3.4 3 3.3 A. = B. = C. = D. = 5 5+ 1 5 5.0 5 5.4 5 5.5 Câu 4: Phân số nào dưới đây là phân số tối giản ? 175 324 270 171 A. B. C. D. 250 416 423 173 Câu 5: Cho hình vẽ sau, khẳng định nào sau đây là sai ? z A. yOz và zOt là 2 góc kề nhau. t y B. xOy và zOt là 2 góc bù nhau. O C. và yOt là 2 góc kề bù. x D. và yOz là 2 góc phụ nhau. B- Tự luận: 1- Phần 1: Làm các bài tập của SGK, SBT do giáo viên trên truyền hình giao (bài 16,18,19 – SGK trang 15; bài 30,31 – SBT trang 10,11). PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 1 -
  3. Trường THCS Trung Hòa 2- Phần 2: Bài tập làm thêm. Bài 1: Rút gọn các phân số sau: 33 15 −75 3.7 9.6− 9.4 a) b) c) d) e) 55 −105 −100 8.27 18 Bài 2: a) Một mẫu Bắc bộ bằng 3600m2. Hỏi một mẫu Bắc bộ bằng mấy phần của một hec ta? b) Một pao (Pound) bằng 0,45kg. Hỏi một pao bằng mấy phần của một kg ? c) Inch (kí hiệu là in, đọc là in-sơ) là một trong những đơn vị đo chiều dài phổ biến trên thế giới. Cho biết 1in = 2,54cm. Hỏi 1cm bằng mấy phần của một inch? d) Một vòi nước chảy vào bể trong 48 phút thì đầy bể. Nếu mở vòi trong 36 phút thì được lượng nước chiếm mấy phần của bể? Bài 3: 9 a) Viết hai phân số bằng phân số . 12 b) Viết dạng tổng quát của tất cả các phân số bằng . Bài 4: −6 a) Viết ba phân số bằng phân số . 8 b) Viết tập hợp các phân số bằng . Bài 5: Viết các số đo thời gian sau đây với đơn vị là giờ. (Chú ý rút gọn nếu có thể). a) 20 phút b) 35 phút c) 90 phút Bài 6: Rút gọn: 3.5 2.14 3.7.11 8.5− 8.2 11.4− 11 a) b) c) d) e) 8.24 7.8 22.9 16 2− 13 9.11+ 32.9 12.13++ 24.26 36.39 g*) h*) 23.15+ 12.23 24.26++ 48.52 72.78 29 Bài 7: Cộng cả tử và mẫu của phân số với cùng một số tự nhiên n rồi rút gọn ta được 51 2 . Tìm số n ? 3 n Bài 8*: Tìm các số nguyên dương n nhỏ hơn 14 sao cho phân số có thể rút gọn được. 14 Rút gọn phân số ứng với mỗi giá trị của n tìm được. n1+ Bài 9: Chứng minh rằng phân số tối giản với mọi số tự nhiên n. 2n+ 3 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 2 -
  4. Trường THCS Trung Hòa Bài 10: a) Cho hình vẽ 1, biết tia OA nằm giữa 2 tia OB và OC, BOA =450; AOC= 320. Tính BOC ? b) Cho hình vẽ 2, biết xOy và yOy' là 2 góc kề bù; = 1200. Tính ? C y A 320 1200 450 ? O B x O y' (Hình 1) (Hình 2) -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 3 -
  5. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM VĂN 6 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 6 Năm học 2019 – 2020 LUYỆN TẬP VĂN BẢN: VƯỢT THÁC (VÕ QUẢNG) TIẾNG VIỆT: SO SÁNH A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Vượt thác” (Võ Quảng) và bài So sánh (tiếp). (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2). - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 2 - Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 4. B. Luyện tập PHẦN I Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương Thư dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản bọt văng tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.” (Sách Ngữ Văn 6 – Tập hai) Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu xuất xứ của văn bản đó. Câu 2. Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong câu in đậm, cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp đó? Câu 3. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng mấy lần động từ “phóng”? Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của động từ “phóng” để thấy được cuộc chiến vô cùng gay go và ác liệt giữa con người với thiên nhiên. Câu 4. Câu in đậm miêu tả dượng Hương Thư có thể tách thành nhiều câu đơn. Em hãy tách câu văn đó thành các câu đơn và so sánh với câu văn nguyên bản để thấy giá trị gợi tả, gợi cảm của cách đặt câu trên. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 4 -
  6. Trường THCS Trung Hòa Câu 5. Dựa vào đoạn trích trên và bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy viết một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu miêu tả nhân vật dượng Hương Thư khi vượt thác. Đoạn văn có sử dụng một phó từ, một phép so sánh (gạch chân và chú thích rõ). PHẦN II: Câu 1. Em hãy cho biết có mấy kiểu so sánh. Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra mỗi kiểu so sánh đó? Câu 2. Em hãy chỉ ra các kiểu so sánh trong những câu văn sau. Phân tích tác dụng của một phép so sánh mà em thích nhất. a. Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, chúng đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền chúng tôi từng bầy như những đám mây nhỏ. b. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. c. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. d. “Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng”. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 5 -
  7. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 6 -
  8. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 7 -
  9. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP TẬP SỐ 2 NHÓM VẬT LÝ 6 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 Tiết 24 – Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt I – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI: - Học sinh nghiên cứu trước bài học trong SGK: Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt (SGK/tr65). 1. Đọc và quan sát thí nghiệm hình 21.1 (SGK/tr65) trả lời câu hỏi sau: ?1: Có hiện tượng gì xảy ra với thanh thép khi nó nóng lên? ?2: Em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra với chốt ngang khi ta nung nóng thanh thép? ?3: Nếu dùng một khăn tẩm nước lạnh phủ lên thanh thép thì hiện tượng gì xảy ra với thanh thép? 2. Đọc và quan sát thí nghiệm hình 21.4 (SGK/tr66) trả lời câu hỏi sau: ?4: Cấu tạo của một băng kép? ?5: Theo em khi bị hơ nóng, băng kép luôn cong về phía thanh nào? Tại sao? ?6: Nếu băng kép đang thẳng, làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì cong về phía nào? II – LUYỆN TẬP: Bài 1 – Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng? A. chất rắn nở ra khi nóng lên. B. chất rắn co lại khi lạnh đi. C. chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng. D. các chất rắn khác nhau, co dãn vì nhiệt khác nhau. Câu 2. Vật nào dưới đây có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt? A. Nhiệt kế kim loại. B. Băng kép. C. Quạt điện treo trong nhà. D. Khí cầu dùng không khí nóng. Câu 3. Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được. B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ dãn nở. D. Vì chiều dài thanh ray không đủ. Câu 4. Một thanh đồng gồm hai đoạn AB và BC vuông góc với nhau như hình vẽ. Đầu C được giữ cố định. Khi đốt nóng thanh đồng thì đầu A có thể dịch chuyển tới vị trí nào trong hình. Biết AB và BC luôn vuông góc với nhau. A. Vị trí 1 B. Vị trí 2 C. Vị trí 3 D. Vị trí 4 Bài 2: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh được hiện tượng này? Bài 3: Tại sao mái tôn lại có hình lượng sóng? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 8 -
  10. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM SINH 6 MÔN: SINH - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 38: Rêu – Cây rêu, trả lời các câu hỏi sau: I. Trắc nghiệm Câu 1. Khi nói về rêu, nhận định nào dưới đây là chính xác? A. Cấu tạo đơn bào. B. Chưa có rễ chính thức. C. Không có khả năng hút nước. D. Thân đã có mạch dẫn. Câu 2. Rêu thường sống ở A. môi trường nước. B. nơi ẩm ướt. C. nơi khô hạn. D. môi trường không khí. Câu 3. Rêu sinh sản theo hình thức nào? A. Sinh sản bằng bào tử. B. Sinh sản bằng hạt. C. Sinh sản bằng cách phân đôi. D. Sinh sản bằng cách nảy chồi. Câu 4. Cây rêu con được tạo thành trực tiếp từ A. tế bào sinh dục cái. B. tế bào sinh dục đực. C. bào tử. D. túi bào tử. Câu 5. Ở cây rêu không tồn tại cơ quan nào dưới đây ? A. Rễ giả. B. Thân. C. Hoa. D. Lá. Câu 6. Rêu khác với thực vật có hoa ở đặc điểm nào dưới đây? A. Thân chưa có mạch dẫn và chưa phân nhánh B. Chưa có rễ chính thức C. Chưa có hoa D. Tất cả các phương án trên. II. Tự luận Câu 1: So với tảo, rêu có đặc điểm nào ưu việt hơn? Câu 2: Em có thể tìm thấy rêu ở nơi nào? Câu 3: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt? HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 9 -
  11. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM LỊCH SỬ 6 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 6 NĂM HỌC 2019- 2020 Tiết 24: KHỞI NGHĨA LÍ BÍ VÀ NƯỚC VẠN XUÂN Các em đọc SGK bài 21 và trả lời các câu hỏi dưới đây: Phần I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Đầu thế kỉ VI triều đại phương Bắc đô hộ nước ta là A. nhà Ngô B. nhà Hán C. nhà Lương D. nhà Đường Câu 2. Thứ sử Giao Châu là ai? A. Tô Định B. Tiết Tổng C. Tôn Tư D. Tiêu Tư Câu 3. Thứ sử Giao Châu là người như thế nào? A. Tàn bạo, mất lòng dân B. Thương dân như con C. Lo cho dân D. Văn hay, chữ tốt Câu 4. Nhà Lương chia nước ta thành các quân: A. Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. B. Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoan Châu. C. Quảng Châu và Giao Châu. D. Lợi Châu, Minh Châu và Hoan Châu. Câu 5. Nhà Lương chia nhỏ nước ta thành các quận, huyện nhằm mục đích gì? A. Dễ bề cai trị và quản lý chặt chẽ hơn. B. Để dân ra phát triển. C. Để cho nhiều người Việt cai quản. D. Để cho nhà Lương cai quản. Câu 6. Cuộc khởi nghĩa Lí Bí nổ ra A. năm 40 tại, Hà Tây B. năm 248, tại Thanh Hóa C. năm 542 tại Thái Bình D. năm 550, tại Hưng Yên Câu 7. Lý Bí quê ở A. Nam Việt B. Thái Bình C. Hà Tĩnh D. Thanh Trì Câu 8. Mùa xuân năm 544, Lí Bí A. tự nhận là thứ sử Giao Châu B. lên ngôi Hoàng đế C. đứng đầu ban võ D. đứng đầu ban võ Câu 9. Kinh đô của nước Vạn Xuân ở đâu? A. Việt Trì ( Phú Thọ) B. Cổ Loa ( Đông Anh) C. Thuận Thành ( Bắc Ninh) D. Cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội) Câu 10. Tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa A. 10.000.000 mùa xuân B. Rất nhiều mùa xuân C. Đẹp như mùa xuân D. Mong muốn đất nước trường tồn vĩnh cửu và tươi đẹp như mùa xuân Phần II. Tự luận Câu 1. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Lí Bí. Câu 2. Theo em việc ra đời của nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 10 -
  12. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM ĐỊA 6 MÔN: ĐỊA-KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 * Học sinh đọc trước bài 20 “Hơi nước trong không khí. Mưa”, trả lời các câu hỏi sau: I. Tự luận Câu 1: Nhiệt độ có ảnh hưởng tới khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào? Câu 2: Trong điều kiện nào hơi nước sẽ ngưng tụ thành mây, mưa? Câu 3: Nêu công thức tính lượng mưa trong tháng, trong năm và lượng mưa trung bình năm. II. Trắc nghiệm Câu 1: Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi A. nhiệt độ không khí tăng. B. không khí bốc lên cao. C. nhiệt độ không khí giảm. D. không khí hạ xuống thấp. Câu 2: Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 20oC là 3 3 3 3 A. 20g/cm . B. 15g/cm . C. 30g/cm . D. 17g/cm . Câu 3: Nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển là A. sông ngòi. B. ao, hồ. C. sinh vật. D. biển và đại dương. Câu 4: Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí A. càng thấp. B. càng cao. C. trung bình. D. bằng 0oC. Câu 5: Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 30oC là A. 17 g/cm3. B. 25 g/cm3. C. 28 g/cm3. D. 30 g/cm3. Câu 6: Khi có nhiệt độ 10oC, lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được là A. 2 g/cm3. B. 5 g/cm3. C. 7 g/cm3. D. 10 g/cm3. Câu 7: Ở nhiệt độ 0oC, lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được là bao nhiêu? A. 0 g/cm3. B. 2 g/cm3. C. 5 g/cm3. D. 7 g/cm3. Câu 8: Để tính lượng mưa rơi ở một địa phương, người ta dùng dụng cụ gì? A. Nhiệt kế. B. Áp kế. C. Ẩm kế. D. Vũ kế. Câu 9: Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu? A. Từ 201 - 500 mm. B. Từ 501- l.000mm. C. Từ 1.001 - 2.000 mm. D. Trên 2.000 mm. Câu 10: Tại sao không khí có độ ẩm: A. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm. B. Do mưa rơi xuyên qua không khí. C. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định. D. Do không khí chứa nhiều mây -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 11 -
  13. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM GDCD 6 MÔN GDCD KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 TIẾT 25: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP * Học sinh đọc phần truyện đọc, nội dung bài học trong SGK GDCD 6. Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập và trả lời các câu hỏi dưới đây: A. TRẮC NGHIỆM: Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1: Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quyền học tập? A. Luật giáo dục và đào tạo C. Luật giáo dục nghề nghiệp B. Luật trẻ em. D. Luật giáo dục. Câu 2: Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm? A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên C. Giáo dục chính quy và giáo dục tại chức. B. Giáo dục tại chức và giáo dục từ xa. D. Giáo dục từ xa và giáo dục thường xuyên. Câu 3: Công bằng trong giáo dục được thể hiện ở nội dung nào sau đây ? A. Học sinh dân tộc Tày không được đi học. C. Nam và nữ đều được đi học như nhau. B. 40 tuổi là quá tuổi để tham gia học. D. Trẻ em lang thang không được đi học. Câu 4: An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập, Khoa nói: “Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào cả vì toàn các bạn nghèo. Lẽ ra các bạn ấy không được đi học mới đúng”. Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Khoa ? A. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo thì chỉ được đi làm không được đi học. B. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo không có tiền để trả tiền đi học. C. Khoa hiểu như vậy là sai vì người nghèo và người giàu đều bình đẳng trước pháp luật. D. Khoa hiểu như vậy là đúng vì có tiền mới được đi học. Câu 5: Nhà nước phổ cập giáo dục đến hết cấp học nào ? A. Giáo dục mầm non. C. Giáo dục THPT B. Giáo dục tiểu học. D. Giáo dục THCS B. TỰ LUẬN: Câu 1. Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết (học theo trường, lớp; tự học; vừa học vừa làm; học ở lớp học tình thương v.v ). Theo em, việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với bản thân? Câu 2. Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có hai em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em. Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào ? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 12 -
  14. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM CÔNG NGHỆ 6 MÔN: CÔNG NGHỆ KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 Nghiên cứu Sách giáo khoa Bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm, mục II – Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Kể tên một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến. Câu 2: Cho biết sự khác nhau giữa trộn dầu giấm và trộn hỗn hợp. Câu 3: Hãy nêu các phương pháp chế biến thực phẩm (có sử dụng nhiệt, không sử dụng nhiệt) và cho ví dụ. (Khuyến khích học sinh làm bài thông qua các hình thức vẽ tranh, sưu tầm ảnh, video ). -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 13 -
  15. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM TIN 6 MÔN: TIN – KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN A. Lý thuyết Câu 1: Định dạng văn bản là gì? Nêu mục đích của việc định dạng văn bản. Câu 2: Có mấy loại định dạng văn bản, đó là những loại nào? Câu 3: Nêu bốn tham số định dạng ký tự em vừa hoc. Câu 4: Một văn bản có cỡ chữ 11 nhìn rất khó. Muốn chuyển văn bản đó về cỡ chữ 14 em làm như thế nào? Câu 5: Font chữ được dùng phổ biến trong các văn bản hiện hành là gì? B. Thực hành Gõ văn bản TÌM HIỂU MỞ RỘNG trang 15 sách Tin 6 Thực hiện các thao tác định dạng để được văn bản đúng như mẫu trong sách giáo khoa. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 14 -
  16. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM ÂM NHẠC MÔN: ÂM NHẠC KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 Học hát: ‘‘Ngày đầu tiên đi học’’ 1. Tìm hiểu nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện. 2. Tìm hiểu về nhà văn nhà thơ Viễn Phương. 3. Kể tên những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện. 4. Tìm hiểu về các kí hiệu âm nhạc có trong bài. 5. Cao độ? Âm hình tiết tấu? Chia câu? 6. Nội dung bài hát liên hệ bản thân. 7. Kể về kỉ niệm ngày đầu đi học. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 15 -
  17. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM MĨ THUẬT MÔN: MĨ THUẬT - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Sưu tầm những bức tranh dân gian sau: + Đám cưới chuột ( Tranh dân gian Đông Hồ) + Chợ quê ( Tranh dân gian Hàng Trống) + Phật Bà Quan Âm( Tranh dân gian Hàng Trống) + Gà đại cát ( Tranh dân gian Đông Hồ). - Phân tích những tác phẩm trên theo các nội dung: + Thuộc dòng tranh dân gian nào? + Đề tài là gì? + Hình ảnh trong tranh? + Ý nghĩa tranh? Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: SGK, vở ghi, tranh sưu tầm. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 16 -
  18. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM THỂ DỤC MÔN THỂ DỤC - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 Câu 1: Em hãy cho biêt kỹ thuật chạy nhanh gồm mấy giai đoạn? Hãy kể tên các giai đoạn đó. Câu 2: Học sinh thực hiện bật co gối tại chỗ: Nam 20 cái x 4 lần, nữ 15 cái x 4 lần. Câu 3: Học sinh thực hiện bật đổi chân: Nam 45 cái x 4 lần, nữ 30 cái x 4 lần. Câu 4: Em hãy thực hiện nhảy dây đơn: Nam 600 cái, nữ 400 cái. * Chuẩn bị đồ dùng trang phục giờ học: Quần áo thể dục, dây nhảy. * Ghi chú: - Học sinh tập luyện hàng ngày lúc 16h30. - Yêu cầu phần thực hành học sinh quay lại video chứng minh quá trình tập luyện. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 17 -