Phiếu bài tập khối 6 (từ 13/4 đến 18/4)

pdf 15 trang thienle22 3210
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 6 (từ 13/4 đến 18/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_6_tu_134_den_184.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 6 (từ 13/4 đến 18/4)

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (Từ 13/4/2020 đến 18/4/2020) 1. Toán học 7. Địa lí 2. Ngữ văn 8. Công nghệ 3. Tiếng Anh 9. Tin học 4. Vật lí 10. Âm nhạc 5. Sinh học 11. Mĩ thuật 6. Lịch sử 12. Thể dục NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 0 -
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM TOÁN 6 MÔN TOÁN - KHỐI 6 Năm học 2019 - 2020 LUYỆN TẬP QUY ĐỒNG MẪU NHIỀU PHÂN SỐ LUYỆN TẬP TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ * Số học: Luyện tập về quy đồng mẫu nhiều phân số. Muốn quy đồng mẫu nhiều phân số với mẫu dương ta làm như sau: - Bước 1: Tìm một bội chung của các mẫu (thường là BCNN) để làm mẫu chung. - Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu). - Bước 3: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng. * Hình học: Luyện tập tia phân giác của một góc. II. CÁC BÀI LUYỆN TẬP A. Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: 4 −2 Câu 1. Có thể chọn mẫu chung của hai phân số và là số nào sau đây ? 5 3 A. 8 B. 10 C. 12 D. 15 3 6 Câu 2. Quy đồng mẫu các phân số và ta có kết quả: 5 7 6 6 3 6 21 30 18 18 A. và B. và C. và D. và 10 7 35 35 35 35 30 35 Câu 3. Viết các số: 1 ; -5 ; 0 dưới dạng phân số có mẫu là 12. 12− 60 0 1− 5 0 A. ;; B. ;; 12 12 12 12 12 12 12− 5 0 1− 60 0 C. ;; D. ;; 12 12 12 12 12 12 1−− 18 2 Câu 4. Có thể chọn thừa số phụ của các phân số ;; lần lượt là. 30 5 3 A. 1 ; 3 ; 5 B. 1 ; -6; 10 C. 1 ; -3 ; -5 D. 1 ; 6 ; 10 Câu 5. Chọn câu sai trong các câu sau: Tia Om là tia phân giác của xOy khi: A. Tia Om nằm giữa 2 tia Ox; Oy và xOm= mOy B. 1 C. Tia Om nằm giữa 2 tia Ox; Oy và xOm= xOy 2 1 D. xOm== mOy xOy 2 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 1 -
  3. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA B. Tự luận: 1- Phần 1: Làm bài 5.3; 5.5/SBT trang 14. 2- Phần 2: Bài tập làm thêm. Bài 1: Quy đồng mẫu các phân số 4 5 13 −7 7 4 a) và b) và c) và 9 12 240 80 30 25 3 5 7 3 11 d) và e) ;; 10 21 60 40 30 Bài 2: Rút gọn rồi quy đồng các phân số: 5 3 45 4 1 39 −−2 6 4 a) ;; b) ;; c) ;; 21 28 108 35 28 260 −−12 15 7 Bài 3: Rút gọn: 147 765 324 . 2 a) b) c) 252 900 8 .36 84. 45 36 .10 . 21 16 . 29− 32 d) e) g) 49 .54 23 . 63.35 16 .37+ 32 Bài 4: Tìm phân số có mẫu bằng 5, biết rằng khi cộng tử với 6, nhân mẫu với 3 thì giá trị của phân số đó không thay đổi. Bài 5: Tìm x Z, biết rằng: x− 7 9 3x− 115 13 a) = b) = 16 24 120 24 Bài 6: Cho tia Ox, trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ các tia Om và Oy sao cho: xOm = 350; xOy = 700. Tia Om có là tia phân giác của xOy không ? vì sao ? Bài 7: Cho 2 góc aOb ; bOc kề bù nhau. Biết = 5. . Tính số đo mỗi góc ? - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 2 -
  4. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM VĂN 6 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP VĂN BẢN: Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) TẬP LÀM VĂN: Phương pháp tả cảnh A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) và bài Phương pháp tả cảnh (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2). - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 2 - Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 5. B. Luyện tập Phần I. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Thế rồi từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù .” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập hai) Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó. Câu 2. Em có suy nghĩ gì về nhan đề văn bản? Câu 3. Em hãy tìm và nêu ý nghĩa của 3 phó từ trong đoạn văn trên. Câu 4. Em hiểu gì về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù ”? Câu 5. Viết đoạn văn (từ 7 đến 9 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật thầy Ha-men trong văn bản mà em vừa xác định ở trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 phó từ. (Gạch chân- chú thích) Câu 6. Từ bài học về tình yêu với tiếng nói dân tộc - thứ tài sản quý giá nhất của mỗi con người, là một học sinh, em hãy nêu những việc làm của mình để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ. Phần II. Câu 1. Điền tiếp vào chỗ trống cho phù hợp: a. Muốn tả cảnh cần b. Bố cục của bài văn tả cảnh thường có ba phần: Câu 2. Ngắm nhìn một bãi biển rộng lớn với những con sóng uốn lượn xô bờ luôn đem lại cho chúng ta nhiều thú vị. Em hãy lập dàn ý và viết đoạn văn tả lại cảnh một bãi biển mà em có dịp được ngắm nhìn. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 3 -
  5. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 4 -
  6. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 5 -
  7. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP TẬP SỐ 3 NHÓM VẬT LÍ 6 MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết 25 – Bài 22: Nhiệt kế. Nhiệt giai I. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI: - Học sinh nghiên cứu trước bài học trong SGK: Bài 22: Nhiệt kế. Nhiệt giai (SGK/tr68). 1. Đọc câu C1 SGK/tr 68, quan sát hình 22.1, 22.2 và làm thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Lấy 3 cốc đựng sẵn nước giống nhau đánh dấu là a, b, c. Bỏ đá vào cốc a để có nước lạnh và đổ nước nóng vào cốc c để có nước ấm. Bước 2: Nhúng ngón tay trỏ của bàn tay phải vào cốc a, bàn tay trái vào cốc c (để khoảng 1 phút) ?1: Các ngón tay có cảm giác thế nào? Bước 3: Rút cả hai ngón tay ra và nhúng vào bình b. ?2: Các ngón tay có cảm giác thế nào? ?3: Cảm giác của tay có xác định được chính xác mức độ nóng, lạnh của vật không? ?4: Kể tên các loại nhiệt kế mà em biết? 2. Đọc và quan sát thí nghiệm hình 22.3, 22.4 SGK/tr68 và hình 22.5 SGK/tr69 trả lời câu hỏi sau: ?5: Cho biết nhiệt độ của hơi nước đang sôi và nhiệt độ của nước đá đang tan? ?6: Cấu tạo chung của nhiệt kế? ?7: Xác định GHĐ, ĐCNN và công dụng của các nhiệt kế H22.5? ?8: Quan sát nhiệt kế y tế có trong gia đình thấy ống quản ở gần bầu đựng thủy ngân có chỗ thắt lại. Theo em nó có tác dụng gì? II. LUYỆN TẬP: Bài 1 – Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng nào trong các hiện tượng sau? A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 2. Chất lỏng nào sau đây có thể dùng để chế tạo nhiệt kế? A. Nước thông thường. B. Thủy ngân. C. Nước có pha màu đỏ. D. Ête. Câu 3. Vì sao không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi? A. Vì rượu sôi ở nhiệt độ trên 1000C. B. Vì rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. C. Vì rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. D. Vì rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 00C. Câu 4. Hai nhiệt kế thủy ngân có bầu chứa như nhau nhưng có tiết diện ống quản khác nhau. Nhúng chúng vào cùng một bình nước nóng, hiện tượng gì xảy ra trong các hiện tượng sau? A. Mực thủy ngân ở hai ống dâng lên tới cùng một nhiệt độ. B. Mực thủy ngân ở hai ống dâng lên tới cùng một độ cao. C. Mực thủy ngân dâng lên cao hơn ở ống quản có tiết diện lớn hơn. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 6 -
  8. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA D. Không có hiện tượng gì xảy ra. Bài 2: Khi nóng lên, bầu ống quản và thủy ngân đều nở ra. Tại sao thủy ngân vẫn dâng lên trong ống quản của nhiệt kế? Bài 3: Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 7 -
  9. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM SINH 6 MÔN SINH HỌC - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy nghiên cứu Sách giáo khoa Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần – Cây thông, hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. Trắc nghiệm Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung của ngành Hạt trần? A. Thân gỗ, có mạch dẫn. B. Rễ giả. C. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn. D. Chưa có hoa, quả. Câu 2: Nón cái của cây thông có đặc điểm: A. Lớn, mọc riêng lẻ từng chiếc. B. Nhỏ, mọc riêng lẻ từng chiếc. C. Nhỏ, mọc thành cụm. D. Lớn, mọc thành cụm. Câu 3: Cấu tạo nón đực gồm các bộ phận nào? A. Trục nón, vảy (nhị) mang túi phấn. B. Trục nón, vảy (lá noãn). C. Trục nón, vảy (nhị) mang túi phấn, túi phấn chứa các hạt phấn. D. Trục nón, vảy (lá noãn), noãn. Câu 4: Ở cây thông, hiện tượng thụ phấn xảy ra chủ yếu nhờ A. côn trùng. B. gió. C. nước. D. con người. Câu 5: Cây thông có đặc điểm sinh sản khác với cây dương xỉ là A. sinh sản bằng rễ. B. sinh sản bằng lá. C. sinh sản bằng cành. D. sinh sản bằng hạt. II. Tự luận Câu 1: Cây thông có những đặc điểm thích nghi nào để sống được ở những vùng đồi núi khô cằn, nắng gió? Câu 2: Em hãy nêu giá trị của Hạt trần? Lấy ví dụ minh họa? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 8 -
  10. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM LỊCH SỬ 6 MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019- 2020 Tiết 25: CHỦ ĐỀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP THỜI BẮC THUỘC ( Tiếp) Các em đọc SGK bài 22 và trả lời các câu hỏi dưới đây: Phần I. Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Vua Lương cử thứ sử Giao Châu chỉ huy đạo quân tiến xuống Vạn Xuân vào năm nào? A. Năm 545 B. Năm 548 C. Năn 603 D. Năm 546 Câu 2. Vua Lương cử thứ sử Giao Châu cùng với tướng nào chỉ huy đạo quân tiến xuống Vạn Xuân? A. Tô Định B. Tiết Tổng C. Tôn Tư D. Trần Bá Tiên Câu 3. Lão tướng Phạm Tu tử trận tại đâu? A. Sông Hồng B. Cửa sông Tô Lịch C. Thành Gia Ninh D. Miền núi Phú Thọ Câu 4. Lý Nam Đế mất năm nào? A. Năm 548 B. Năm 568 C. Năm 603 D. Năm 613 Câu 5. Nhà Lý thất bại trước sự xâm lược của nhà Lương dẫn đến A. sự sụp đổ của nước Vạn Xuân B. quân đội tan rã C. nhân dân tiếp tục kháng chiến D. nhân dân chịu ách đô hộ của nhà Lương Câu 6. Triệu Quang Phục là A. con của Phạm Tu B. người được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến C. con của Tinh Thiều D. con của Tiêu Tư Câu 7. Vùng nào được Triệu Quang Phục chọn làm căn cứ kháng chiến? A. Động Khuất lão ( Tam Nông- Phú Thọ) B. Hồ Điển Triệt C. Dạ Trạch ( Hưng Yên) D. Thanh Trì Câu 8. Người sau này được nhân dân gọi là Dạ Trạch Vương là A. Lý Nam Đế B. Lý Phật Tử C. Lý Thiên Bảo D. Triệu Quang Phục Câu 9. Ai là người cướp ngôi của Triệu Việt Vương? A. Lý Thiên Bảo B. Vua nhà Tùy C. Lý Phật Tử D. Trần Bá Tiên Câu 10. Vua nhà Tùy đòi Lý Phật Tử sang chầu, ông không sang vì A. không muốn giao du với nhà Tùy B. cảnh giác với nhà Tùy C. không chịu khuất phục nhà Tùy D. không muốn cống nạp cho nhà Tùy. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 9 -
  11. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Phần II. Tự luận Câu 1. Em hãy ghi lại nội dung sự kiện lịch sử vào bảng kê dưới đây về cuộc khởi nghĩa Lí Bí, sự ra đời và kết thúc của nhà nước Vạn Xuân. Thời gian Nội dung sự kiện Năm 542 Năm 544 Năm 550 Năm 571 Năm 603 Câu 2. Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược theo bảng sau: Thời gian Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược Quân Lương Quân Lý Nam Đế Tháng 5- 545 Đầu năm 546 Năm 548 Câu 3. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi đó? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 10 -
  12. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM ĐỊA LÍ 6 MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh đọc bài 21: “Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa” và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Quan sát biểu đồ hình 55 và trả lời các câu hỏi dưới đây - Những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ? Thể hiện trong thời gian bao lâu? - Yếu tố nào được biểu hiện theo đường là yếu tố nào? - Yếu tố nào được biểu hiện bằng hình cột là yếu tố nào? - Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng nào? - Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng nào? - Đơn vị để tính nhiệt độ là gì? Đơn vị tính lượng mưa là gì? Câu 2. Quan sát hai biểu đồ hình 56, 57 và trả lời các câu hỏi trong bảng dưới đây Biểu đồ của địa Biểu đồ của địa Nhiệt độ và lượng mưa điểm A điểm B Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng nào? Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng nào? Những tháng có mưa nhiều (mùa mưa) bắt đầu từ tháng mấy tới tháng mấy? Câu 3. Từ bảng thống kê trên cho biết biểu đồ nào là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc? Biểu đồ nào là biểu đồ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Nam? Vì sao? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 11 -
  13. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM CÔNG NGHỆ 6 MÔN CÔNG NGHỆ - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 19 và bài 20. Hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: 1. Em hãy tìm hiểu và thực hành một món ăn được chế biến theo phương pháp không sử dụng nhiệt (Trộn dầu giấm hoặc trộn hỗn hợp) rồi chụp ảnh hoặc quay video quá trình thực hiện. 2. Em giới thiệu tên món ăn, quy trình thực hiện: Chuẩn bị, chế biến, trình bày và những chú ý để món ăn đạt yêu cầu kĩ thuật. Bài làm gửi cho giáo viên bộ môn trước một ngày so với giờ học Công nghệ trực tuyến qua Zoom. -HẾT- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM TIN 6 MÔN TIN HỌC – KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN A. Lý thuyết 1. Nêu các tham số định dạng đoạn văn bản. 2. So sánh định dạng ký tự và định dạng đoạn văn bản. 3. Để định dạng một văn bản có mấy kiểu căn lề? Muốn định dạng một văn bản thẳng hai lề ta làm như thế nào? B. Thực hành - Soạn thảo văn bản TÌM HIỂU MỞ RỘNG trang 20 sách tin 6. - Thực hiện các lệnh định dạng văn bản để được kết quả giống cách trình bày của SGK. Nêu cách em đã làm. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 12 -
  14. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM ÂM NHẠC MÔN ÂM NHẠC - KHỐI 6 NĂM HỌC: 2019-2020 1. Em hãy tìm hiểu các kí hiệu thường gặp trong bản nhạc. 2. Nêu tác giả và nội dung của bài hát “Tia nắng hạt mưa”. 3. Phân câu, các kí hiệu âm nhạc có trong bài “Tia nắng hạt mưa”. 4. Từ bài hát, em có cảm nhận gì về thiên nhiên quanh em, về những tình bạn đẹp tuổi học trò? - HẾT - TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM MĨ THUẬT MÔN MĨ THUẬT - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 - 2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Chữ in hoa nét đều và chữ in hoa nét thanh nét đậm có đặc điểm gì? - Khi kẻ chữ in hoa cần chú ý những gì? Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi, giấy, bút chì. - HẾT - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 13 -
  15. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM THỂ DỤC MÔN THỂ DỤC - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 - 2020 Câu 1. Kỹ thuật nhảy xa gồm có mấy giai đoạn? Kể tên các giai đoạn. Câu 2. Em hãy thực hiện động tác đá lăng chân trước – sau, đá lăng ngang: Mỗi động tác 20 cái x 4 lần. Câu 3. Em hãy thực hiện động tác đà 1 bước đá lăng: 10 lần. Câu 4. Học sinh thực hiện động tác chạy bước nhỏ, gót chạm mông: Mỗi động tác 20s x 3 lần. Câu 5. Em hãy thực hiện bài Tabata : Nam 3 lần, nữ 2 lần. * Chuẩn bị đồ dùng trang phục giờ học: Quần áo thể dục, đầu tóc gọn gàng. * Ghi chú: - Học sinh tập luyện hàng ngày lúc 16h30. - Yêu cầu phần thực hành học sinh quay lại video chứng minh quá trình tập luyện. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 14 -