Phiếu bài tập khối 6 (từ 4/5 đến 10/5)

pdf 14 trang thienle22 10471
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 6 (từ 4/5 đến 10/5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_6_tu_45_den_105.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 6 (từ 4/5 đến 10/5)

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (Từ 4/5/2020 đến 10/5/2020) 1. Toán học 5. Sinh học 2. Ngữ văn 6. Lịch sử 3. Tiếng Anh 7. Địa lí 4. Vật lí 8. Công nghệ NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 0 -
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 8 NHÓM TOÁN 6 MÔN TOÁN - KHỐI 6 Năm học 2019 – 2020 LUYỆN TẬP CÁC PHÉP TÍNH CỘNG, TRỪ, NHÂN PHÂN SỐ. LUYỆN TẬP VỀ ĐƯỜNG TRÒN. I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ * Các quy tắc về cộng, trừ, nhân phân số. * Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O; R). * Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó. II- CÁC BÀI LUYỆN TẬP A- Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: 32 Câu 1: Tích − . là: 49− −1 −5 1 −6 A. B. C. D. −5 −13 6 13 42− Câu 2: x =+ thì giá trị của x là: 73 2 −2 2 26 A. B. C. D. 10 21 21 21 Câu 3: Cho đường tròn O bán kính 5cm. Điểm M nằm trong đường tròn. A. OM 5cm D. OM = 10cm B- Tự luận: 1- Phần 1: Làm bài tập 76, 77 SGK trang 39. 2- Phần 2: Bài tập làm thêm. Bài 1: Thực hiện phép tính: 17 24 10 3 13 3 2 a) b) + 18 25 51 17 15 17 15 8 1 2 1 7 1− 3 − 5 − 8 c) ++ d) 9 9 9 9 9 2 4 2 9 13 2 13 9 8 e) ++ 21 11 21 11 21 Bài 2: Tìm x: 3 7 3 3 27 11 a) x.−= b) x.+= 10 15 5 22 121 9 8 46 1 49 5 c) .x−= d) 1−= x . 23 24 3 65 7 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 1 -
  3. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Bài 3: Tính nhanh: 2− 3 1 11 5 1 a) + + + + + 7 8 3 7− 8 7 3− 5 14 − 18 17 − 8 b) + + + + + 17 13 17 35− 35 13 −−5 3 10 4 c) + + + 13 − 5 26 10 Bài 4: So sánh: 1315 + 1 1316 + 1 A = và B = 1316 + 1 1317 + 1 Bài 5: Tìm các cặp số nguyên x, y thoả mãn: x 1− 1 x−− 1 1 a) += b) += 7 14 y 9 6 y 1 Bài 6: Một người đi quãng đường AB trong 4 giờ. Giờ đầu đi được quãng đường AB. Giờ thứ 3 1 hai đi kém giờ đầu là quãng đường AB. Giờ thứ ba đi kém giờ thứ hai quãng đường AB. 12 Hỏi giờ thứ tư đi được mấy phần quãng đường AB ? Bài 7: Cho đoạn thẳng AB = 4cm. a) Dùng compa, vẽ tất cả những điểm cách A một khoảng 2cm. b) Dùng compa, vẽ tất cả những điểm cách B một khoảng 3cm. c) Có mấy điểm vừa cách A là 2cm; vừa cách B là 3cm? Bài 8: Vẽ đường tròn tâm O đường kính AB, điểm C nằm trên đường tròn. Kẻ các đoạn thẳng CA, CO, CB. a) Kể tên các bán kính, các dây của đường tròn. b) Đo góc ACB ? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 2 -
  4. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 8 NHÓM VĂN 6 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 - 2020 LUYỆN TẬP VĂN BẢN: Lượm Tiếng Việt: Hoán dụ A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại bài Hoán dụ và bài thơ Lượm (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2). - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 2 - Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 8. B. Luyện tập Phần I. Bài thơ Lượm là một tác phẩm viết về tấm gương hi sinh anh dũng của một em thiếu nhi trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Câu 1: Tác giả của bài thơ trên là ai? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 2: Trong bài thơ có hai khổ thơ xuất hiện ở phần đầu và được lặp lại ở cuối bài. Em hãy chép chính xác hai khổ thơ đó. Theo em, sự lặp lại ấy có ý nghĩa gì? Câu 3: Trong bài thơ, tác giả dùng những từ ngữ: cháu, cháu bé, chú đồng chí nhỏ, Lượm để gọi Lượm. Hãy cho biết ý nghĩa và tác dụng của mỗi cách gọi. Câu 4: Vì sao biết chắc rằng Lượm đã hi sinh nhưng tác giả vẫn đặt câu hỏi: Lượm ơi còn không? Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu cảm nhận của em về chú bé Lượm trong bài thơ. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép so sánh. (gạch chân và chú thích). Câu 6: Hình ảnh nhân vật chú bé Lượm trong bài thơ cùng với những tấm gương thiếu nhi anh dũng như Kim Đồng, Lê văn Tám gợi cho em những suy nghĩ gì về thế hệ thiếu nhi Việt Nam trong chiến tranh? Từ đó, em muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn nhỏ cuả nước ta trong thời kì hòa bình và phát triển hiện nay? (Gạch ý) Phần II Câu 1: Tìm và chỉ rõ phép hoán dụ trong những câu văn, câu thơ sau: a. “Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh.” (Tố Hữu) b. Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Nguyễn Khoa Điềm) c. Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu) PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 3 -
  5. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA d. Trông cho chân cứng đá mềm Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng. (Ca dao) e. Đứng lên thân cỏ, thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn. (Tố Hữu) Câu 2: Đặt ít nhất 5 câu văn có sử dụng phép hoán dụ và gạch chân phép hoán dụ đó. Câu 3: Phân tích tác dụng của phép hoán dụ trong các câu sau đây: a. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. (Ca dao) b. Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè. (Tố Hữu) c. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” (Chính Hữu) -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 4 -
  6. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 5 -
  7. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 6 -
  8. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP TẬP SỐ 5 NHÓM VẬT LÍ 6 MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết 28: Chủ đề - Sự sôi I – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI: 1. Đọc mục I, II SGK trang 85,86 và trả lời câu hỏi sau: ?1: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi của nước theo thời gian với bảng kết quả sau: Thời gian 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 (phút) Nhiệt độ 40 45 51 55 61 67 72 80 85 92 97 100 100 100 100 100 (0C) ?2: Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu? Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước có thay đổi không? ?3: Có bạn nói: “Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt”. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Tại sao? II – LUYỆN TẬP: Bài 1 – Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. B. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng. D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. Câu 2. Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc: A. khối lượng của chất lỏng. B. thể tích của chất lỏng. C. khối lượng riêng của chất lỏng. D. áp suất không khí trên mặt thoáng chất lỏng. Câu 3. Sự sôi có tính chất nào sau đây? A. Xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng. B. Khi đang sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. C. Khi đang sôi chỉ xảy ra sự bay hơi trên mặt thoáng của chất lỏng. D. Khi đang sôi chỉ xảy ra sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng. Câu 4. Ở nhiệt độ trong phòng, chỉ có thể có khí ôxi, không thể có ôxi lỏng vì: A. ôxi là chất khí. B. nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ sôi của ôxi. C. nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ sôi của ôxi. D. nhiệt độ trong phòng bằng nhiệt độ sôi của ôxi. Câu 5. Thủy ngân có nhiệt độ nóng chảy là -390C và nhiệt độ sôi là 3570C. Khi trong phòng có nhiệt độ là 300C thì thủy ngân: A. chỉ tồn tại ở thể lỏng. B. chỉ tồn tại ở thể hơi. C. tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi. D. tồn tại ở cả thể lỏng, thể rắn và thể hơi. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 7 -
  9. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Bài 2. Em hãy quan sát hình vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun (hình bên) và cho biết: a) Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút 0 đến phút thứ 5; từ phút thứ 10 đến phút thứ 25? b) Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút thứ 5 đến phút thứ 10, từ phút thứ 25 đến phút thứ 30 c) Các quá trình nóng chảy, bay hơi, sôi diễn ra trong những khoảng thời gian nào? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 8 -
  10. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM SINH 6 MÔN: SINH - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật, trả lời các câu hỏi sau: I. Trắc nghiệm Câu 1: Hiện nay các nhà khoa học đã phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự như thế nào? A. Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài. B. Ngành - Lớp - Bộ - Chi - Loài - Họ. C. Loài - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Ngành. D. Loài - Chi - Họ - Bộ - Lớp - Ngành. Câu 2: Trong các ngành thực vật hiện có, ngành nào bao gồm các đại diện có tổ chức cơ thể hoàn thiện nhất? A. Ngành Hạt trần. B. Ngành Hạt kín. C. Ngành Rêu. D. Ngành Dương xỉ. Câu 3: Rễ giả được tìm thấy ở ngành thực vật nào sau đây? A. Ngành Dương xỉ. B. Ngành Rêu. C. Ngành Hạt trần. D. Ngành Hạt kín. Câu 4: Trong các cây dưới đây, cây nào sinh sản bằng bào tử? A. Cây cải. B. Cây phượng. C. Cây thông. D. Cây dương xỉ. Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Trong phân loại thực vật học, .được xem là bậc phân loại cơ sở”. A. họ. B. bộ. C. chi. D. loài. Câu 6: Thế nào là phân loại thực vật? A. Là việc tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhóm nhỏ theo một trật tự nhất định. B. Là việc tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhóm nhỏ theo một trật tự ngẫu nhiên. C. Là việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhóm nhỏ theo một trật tự ngẫu nhiên. D. Là việc tìm hiểu các đặc điểm giống nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhóm nhỏ theo một trật tự nhất định. II. Tự luận Cho các cây: Cải, ổi, dương xỉ, thông, rêu, vạn tuế, rong mơ. Em hãy xếp chúng vào các ngành thực vật đã học. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 9 -
  11. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 7 NHÓM SỬ 6 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 6 NĂM HỌC 2019- 2020 Tiết 28: ÔN TẬP CHƯƠNG III Các em đọc SGK bài 25 và trả lời các câu hỏi dưới đây: I. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (Câu 1 đến câu 4). Câu 1. Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc vì A. nhân dân ta cam chịu nô lệ B. nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ C. nước ta giao lưu với các triều đại phương Bắc D. nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc đồng hóa Câu 2. Chính sách thâm hiểm nhất của các triều đại phong kiến Trung Quốc với dân ta là gì? A. Chia nước ta thành các quận huyện của Trung Quốc B. Bắt dân ta nộp thuế C. Bắt dân ta cống nạp và lao dịch nặng nề D. Đưa người Hán cùng phong tục tập quán sang để đồng hóa dân ta Câu 3. Mục đích cơ bản của chính sách đồng hóa của bọn phong kiến phương Bắc là A. giúp người Việt phát triển kinh tế B.giúp người Việt phát triển văn hóa C. mở rộng lãnh thổ cho người Việt D. biến người Việt thành người Hán, xóa bỏ nền văn hóa của dân tộc ta. Câu 4. Vì sao sau hơn một ngàn năm bị đô hộ, dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói tổ tiên? A. Phong tục tập quán và tiếng nói tổ tiên được hình thành vững chắc, có sức sống bất diệt B. Luật lệ và phong tục của người Hán không hấp dẫn được dân ta C. Dân ta quyết không theo phong tục của kẻ đô hộ D. Luật lệ và phong tục của người Hán xa lạ với dân ta Câu 5. Hãy điền vào phần địa danh nổ ra các cuộc khởi nghĩa trong bảng dưới đây: Cuộc khởi nghĩa Địa danh Hai Bà Trưng Bà Triệu Lý Bí Mai Thúc Loan Phùng Hưng PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 10 -
  12. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA II. Phần tự luận Câu 1. Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta bị mất tên, bị chia ra, nhập vào các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau? Hãy thống kê tên gọi cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ. Thời gian Chính quyền đô hộ Tên Câu 2. Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kì Bắc thuộc theo mẫu sau: Số TT Thời gian Tên cuộc Người lãnh Tóm tắt diễn Ý nghĩa KN đạo biến chính Câu 3. a. Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế, văn hóa nước ta thời Bắc thuộc. b. Theo em hơn một nghìn năm bị đô hộ tổ tiên chúng ta vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói tổ tiên, điều đó có ý nghĩa gì? Câu 4. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những bài học quý giá, theo em đó là những bài học gì? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 11 -
  13. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM ĐỊA 6 MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh đọc Bài 24 “Biển và đại dương” để trả lời các câu hỏi sau: I. Tự luận 1. Vì sao độ muối của biển và đại dương khác nhau? 2. Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên Trái Đất? 3. Tại sao các dòng biển lại ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng đi qua? II. Trắc nghiệm Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1: Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do A. động đất ở đáy biển. B. núi lửa phun. C. gió thổi. D. sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời. Câu 2: Trên Trái Đất, nước mặn chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất? A. 82%. B. 97%. C. 79%. D. 70%. Câu 3: Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh? A. Dòng biển Gơn-xtrim. B. Dòng biển Bra-xin. C. Dòng biển Ca-li-phóc-ni-a. D. Dòng biển Đông Úc. Câu 4: Độ muối hay độ mặn trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu? A. 35%. B. 35‰. C. 25‰. D. 25%. Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do A. gió. B. động đất. C. núi lửa phun. D. thủy triều. Câu 6: Độ muối của nước biển và đại dương là do A. nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra. B. sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra. C. động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra. D. hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra. Câu 7: Biển Ban-tich có độ muối rất thấp là do A. biển rất ít mưa độ bốc hơi lớn. B. nhiều sông đổ vào, độ bốc hơi rất lớn. C. biển đóng băng quanh năm. D. biển kín, có nguồn nước sông phong phú. Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do A. động đất ngầm dưới đáy biển. B. sự thay đổi áp suất của khí quyển. C. chuyển động của dòng khí xoáy. D. bão, lốc xoáy. Câu 9: Độ muối của biển nước ta là A. 35‰. B. 35%. C. 33‰. D. 33%. Câu 10: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 12 -
  14. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM CÔNG NGHỆ 6 MỐN: CÔNG NGHỆ 6 NĂM HỌC 2019 - 2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 21. Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình, Bài 22. Quy trình tổ chức bữa ăn và bài 23. Thực hành – Xây dựng thực đơn, hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: 1. Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì? 2. Thực đơn là gì? 3. Nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn. 4. Xây dựng thực đơn dùng cho một bữa ăn thường ngày gồm có 3 món chính: canh, mặn, xào và 1 hoặc 2 món phụ (nếu có). (Khuyến khích học sinh làm bài thông qua các hình thức vẽ tranh, sưu tầm ảnh, slide thuyết trình, video giới thiệu ). -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 13 -