Phiếu bài tập khối 6 (từ 20/4 đến 25/4)

pdf 18 trang thienle22 4830
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 6 (từ 20/4 đến 25/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_6_tu_204_den_254.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 6 (từ 20/4 đến 25/4)

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (Từ 20/4/2020 đến 25/4/2020) 1. Toán học 7. Địa lí 2. Ngữ văn 8. Giáo dục công dân 3. Tiếng Anh 9. Công nghệ 4. Vật lí 10. Âm nhạc 5. Sinh học 11. Mĩ thuật 6. Lịch sử 12. Thể dục NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 0 -
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM TOÁN 6 MÔN TOÁN - KHỐI 6 Năm học 2019 - 2020 I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ * Luyện tập về so sánh phân số Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau. Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. * Luyện tập về phép cộng phân số: Muốn cộng hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu rồi cộng các tử và giữ nguyên mẫu chung. II- CÁC BÀI LUYỆN TẬP A- Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: 3 Câu 1: Trong các phân số sau, phân số lớn hơn là: 7 9 8 16 5 A. B. C. D. 28 21 35 14 −−11 9 Câu 2: Cho . Số thích hợp cần điền vào chỗ ( ) là: 13 13 13 A. 10 B. -10 C. 13 D. -13 43− Câu 3: Tổng của + bằng 15 5 1 13 −1 1 A. B. C. D. 10 15 3 3 Câu 4: Khẳng định nào SAI trong các khẳng định sau: 3 4 A. Không có phân số nào lớn hơn và nhỏ hơn 12 12 B. Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên cùng dấu thì lớn hơn 0. C. Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên khác dấu thì nhỏ hơn 0. D. Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. 3 7 11 Câu 5: Tổng của ++ bằng 4 10 20 3 39 A. 1 B. 2 C. D. 2 20 B- Tự luận: 1- Phần 1: Làm bài 53; 54; 57/SBT trang 14, 15. 2- Phần 2: Bài tập làm thêm. Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống: PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 1 -
  3. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA −−12 8 −−1 1 a) b) 17 17 17 17 17 2 24 12 8 3 Bài 2: So sánh các phân số sau: 14 60 38 129 a) và b) và 21 72 133 344 5 5+ 10 5 4 2 69+ c) ; ; d) ; ; 24 24 8 9 3 6.9 1 3 Bài 3: Tìm ba phân số lớn hơn nhưng nhỏ hơn 4 4 24 74 15 492 19 Bài 4: Cho năm phân số sau: ; ; ; ; 45 48 60 360 40 a) Rút gọn các phân số chưa tối giản. b) Quy đồng mẫu năm phân số trên. c) Sắp xếp năm phân số đó theo thứ tự tăng dần. 1 11 d) Trong năm phân số đó, các phân số nào lớn hơn nhưng nhỏ hơn ? 3 12 Bài 5: Tìm số tự nhiên a sao cho: 3 a 4 a1 2 a 7 a) b) 0 c) 5 10 5 53 3 18 9 Bài 6: Sử dụng phân số trung gian để so sánh hai phân số: 29 15 13 23 13 14 1919 1111 a) và b) và c) và d*) và 60 28 30 42 36 45 9595 5050 3 3 Bài 7: Sơ kết học kỳ I, lớp 6A có: số học sinh là học sinh giỏi môn Toán; số học sinh là 4 5 2 học sinh giỏi môn Văn; số học sinh là học sinh giỏi môn Anh. Em hãy sắp xếp theo thứ tự 3 các môn học trên theo số lượng học sinh giỏi từ nhiều nhất đến ít nhất. Bài 8: Thực hiện phép tính 11 7 11 2 11− 1 a) + b) + c) + 27 27 30 15 12 6 −34 11 17 d) + e) + g) + 5 15 21 28 10 105 -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 2 -
  4. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM VĂN 6 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT: NHÂN HÓA TẬP LÀM VĂN: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại bài “Nhân hóa” và bài “Phương pháp tả người” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2). - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 2 - Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 6. B. Luyện tập Phần I. Câu 1. Trong các đoạn trích dưới đây, những sự vật nào được nhân hóa? Các sự vật ấy được nhân hóa bằng cách nào? a. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bãi, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) b. Con cá rô ơi, chớ có buồn Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn. (Tố Hữu, Theo chân Bác) c. Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng (Lê Anh Xuân, Dừa ơi) Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các đoạn trích sau. a. Này dòng sông ngươi còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế (Lê Huy Mậu, Khúc hát sông quê) b. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng Hoa phượng là hoa học trò. Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 3 -
  5. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. (Xuân Diệu, Hoa học trò) Câu 3. Cho các nhân vật sau: con sâu, cái cây và con bướm. Hãy tưởng tượng và viết lại một câu chuyện thú vị giữa các nhân vật trên. Chỉ ra biện pháp nhân hóa mà em đã sử dụng trong câu chuyện của mình. Phần II. Câu 1. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CÔNG NHÂN SỬA ĐƯỜNG Bác Tâm, mẹ của Thư đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều vào những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Dường như bác đang làm một việc gì đấy rất nhẹ nhàng chứ không phải là công việc vá đường vất vả kia. Chỉ có mảng áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi. Mảng đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên, thay thế cho cái ổ gà quái ác lúc trước. Thư say sưa ngắm miếng vá hình chữ nhật, thơm mùi nhựa đường hăng hắc ấy, rồi ôm cổ mẹ: - Đẹp quá! Mẹ vá đường cũng khéo như vá áo ấy! Bác Tâm đứng lên, vươn vai mấy cái liền. Bác nheo mắt nhìn mặt đường. Nắng chói chang. Một nụ cười làm rạng rỡ khuôn mặt bác. (Nguyễn Thị Xuyến) a. Hãy tìm những chi tiết trong đoạn trích trên miêu tả: - Tả bác Tâm vá đường. - Tả kết quả lao động của bác Tâm. - Tả bác Tâm đứng trước máng đường đã vá xong. b. Em ấn tượng nhất với hình ảnh miêu tả nào trong bài văn trên? Hình ảnh ấy gợi cho em cảm xúc gì? c. Qua miêu tả của tác giả, em thấy bác Tâm có thái độ, tình cảm như thế nào với công việc của mình? d*. Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì khi viết văn tả người đang hoạt động? (Gợi ý: Em sẽ sắp xếp các ý trong bài theo trình tự nào? Em sẽ miêu tả những yếu tố nào để làm nổi bật hoạt động của con người? ) Câu 2. Hãy viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu; vào vai một chiếc máy tính (hoặc điện thoại thông minh); tả lại cảnh một bạn học sinh chăm chỉ, nghiêm túc, nhiệt tình khi tham gia một giờ học trực tuyến và cuối giờ học đạt được điểm tốt. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 4 -
  6. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 5 -
  7. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 6 -
  8. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP TẬP SỐ 4 NHÓM VẬT LÝ 6 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết 26: Chủ đề - Sự chuyển thể I – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI: 1. Đọc mục I SGK, quan sát thí nghiệm hình 24.1 SGK/ 75 và bảng 24.1 SGK/76 trả lời câu hỏi sau: ?1: Dựa vào bảng 24.1 hãy vẽ trên giấy kẻ ô đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian khi nóng chảy (theo hướng dẫn SGK/76). ?2: Khi được đun nóng thì nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào? ?3: Cho biết thể của băng phiến ở nhiệt độ 600C và 860C? ?4: Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu nóng chảy? Lúc này băng phiến tồn tại ở những thể nào? ?5: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không? ?6: Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào theo thời gian? ?7: Sự nóng chảy là gì? 2. Đọc mục II SGK và quan sát bảng 25.1 SGK/77 trả lời câu hỏi sau: ?8: Dựa vào bảng 24.1 hãy vẽ trên giấy kẻ ô đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình băng phiến đông đặc (theo hướng dẫn SGK/77). ?9: Cho biết thể của băng phiến ở nhiệt độ 600C và 860C? ?10: Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc? ?11: Hãy cho biết thể và sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trong các khoảng thời gian sau: từ phút 0 đến phút thứ 4, từ phút thứ 4 đến phút thứ 7, từ phút thứ 7 đến phút thứ 15? ?12: Sự đông đặc là gì? II – LUYỆN TẬP: Bài 1 – Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy? A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến. C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một cái chuông đồng. Câu 2. Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó A. không ngừng tăng B. không ngừng giảm. C. mới đầu tăng, sau giảm. D. không đổi. Câu 3. Câu phát biểu nào sau đây là sai? A. Đông đặc và nóng chảy là hai quá trình ngược nhau. B. Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy. C. Trong khi đang nóng chảy hoặc đông đặc, thì nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi. D. Cả ba câu trên đều sai. Câu 4. Khi quá trình đông đặc xảy ra, điều nào sau đây là sai? A. Có sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn. B. Nhiệt độ của vật không thay đổi. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 7 -
  9. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA C. Khối lượng của vật giảm dần. D. Thể tích của vật có thể thay đổi. Bài 2: Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm cột mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ? Bài 3: Tại sao ở các nước hàn đới (nằm sát Bắc cực hoặc Nam cực) chỉ có thể dùng nhiệt kế rượu, không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ngoài trời? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 8 -
  10. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 NHÓM SINH 6 MÔN SINH HỌC - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy nghiên cứu Sách giáo khoa Sinh học 6 Bài 41: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật Hạt kín hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. Trắc nghiệm Câu 1: Trong các nhóm cây sau, nhóm cây nào là cây Hạt kín? A. Cây mít, cây rêu, cây ớt. C. Cây thông, cây bưởi, cây cà chua. B. Cây dương xỉ, cây táo, cây ổi. D. Cây xoài, cây cam, cây mít. Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật Hạt kín, không có ở nhóm thực vật khác? A. Sinh sản bằng hạt. C. Có hoa và quả. B. Thân có mạch dẫn. D. Sống chủ yếu ở cạn. Câu 3: Cây phượng là cây Hạt kín có kiểu thân A. cỏ. B. leo. C. gỗ. D.bò. Câu 4: Cây nào dưới đây có kiểu rễ là rễ chùm? A. Cây hành. B. Cây cải. C. Cây mồng tơi. D. Cây mùi ta. Câu 5: Cây Hạt kín có các kiểu gân lá là: A. Hình mạng, hình tròn, song song. C. Hình cung, hình tam giác, hình mạng. B. Hình mạng, hình cung, song song. D. Hình tròn, hình tam giác, hình cung. Câu 6: Hiện tượng hạt nằm trong quả có ý nghĩa thích nghi quan trọng như thế nào? A. Giúp hạt dễ được phát tán đi xa. B. Giúp hạt dễ nảy mầm. C. Giúp hạt được bảo vệ tốt hơn, tăng cơ hội duy trì nòi giống. D. Giúp hạt có nhiều hình dạng khác nhau. II. Tự luận Câu 1: Em hãy kể tên ít nhất 5 cây Hạt kín có kiểu thân, lá hoặc hoa quả khác nhau để chứng minh sự đa dạng của cây Hạt kín? Khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm (nếu có) có thể thuyết trình bằng power point, video, sưu tầm ảnh, mẫu vật thật, Bài làm gửi cho giáo viên bộ môn Sinh trước một ngày so với giờ học trực tuyến Zoom. Câu 2: Em hãy trình bày đặc điểm chung của thực vật Hạt kín? Câu 3: Giữa cây Hạt kín và cây Hạt trần có những điểm gì phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 9 -
  11. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU ÔN TẬP SỐ 4 NHÓM LỊCH SỬ 6 MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết 26: CHỦ ĐỀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP THỜI BẮC THUỘC (Tiếp) Học sinh đọc, nghiên cứu SGK bài 23 và trả lời các câu hỏi dưới đây: Phần I. Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Từ thế kỉ VII nước ta chịu sự thống trị của A. Nhà Ngô B. Nhà Lương C. Nhà Đường D. Nhà Lý Câu 2. Năm 679 chính quyền đô hộ đổi tên nước ta thành A. Giao Châu B. An Nam đô hộ phủ C. Châu Giao D. Hoàng Châu Câu 3. Trụ sở của phủ đô hộ đặt tại đâu? A. Tống Bình ( Hà Nội) B. Cửa sông Tô Lịch C. Thành Gia Ninh D. Phú Thọ Câu 4. Mai Thúc Loan quê ở đâu? A. Làng Đường Lâm, Sơn Tây B. Làng Ngọc Trừng, huyện Nam Đàn, Nghệ An C. Làng Giàng, huyện Thiệu Hóa,Thanh Hóa. D. Làng Mai Phụ, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh Câu 5. Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa vì: A. muốn làm người anh hùng B. muốn làm vua C. quá cực khổ vì phải gánh vải sang cống nạp D. không chịu cảnh mất nước Câu 6. “Vua đen” là tên nhân dân gọi A. Mai Thúc Loan B. Phùng Hưng C. Phùng Hải D. Phùng An Câu 7. Nhà Đường cử quân sang đàn áp, Mai Thúc Loan thua trận năm nào? A. Năm 776 B. Năm 722 C. Năm 774 D. Năm 723 Câu 8. Phùng Hưng cùng với ai họp quân khởi nghĩa? A. Phùng Hải B. Phùng An C. Dương Tư Húc D. Quang Sở Khách Câu 9. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đem lại kết quả gì? A. Đánh đuổi nhà Đường B. Chiếm được phủ thành Tống Bình C. Làm chủ Đường Lâm D. Làm chủ Đường Lâm Chiếm được phủ thành Tống Bình Câu 10. Nhân dân gọi Phùng Hưng là gì? A. Mai Hắc Đế B. Bố Cái Đại Vương C. Thủ lĩnh D. Tiết độ sứ PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 10 -
  12. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Phần II. Tự luận Câu 1. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng. Câu 2. Em hãy thống kê các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc theo mẫu sau: (Tính từ năm 40) STT Tên cuộc Thời gian Địa điểm Người lãnh Kết quả Ý nghĩa khởi nghĩa đạo -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 11 -
  13. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 NHÓM ĐỊA 6 MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh đọc Bài 18: Thời tiết và khí hậu và Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất, trả lời các câu hỏi sau: I. Tự luận Câu 1. Phân biệt thời tiết và khí hậu. Câu 2. Nêu đặc điểm của các đới khí hậu nhiệt đới, ôn đới, hàn đới (vị trí, góc chiếu ánh sáng Mặt Trời, lượng mưa, loại gió, nhiệt độ). II.Trắc nghiệm Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. Câu 1: Có bao nhiêu khối khí hậu trên bề mặt của Trái Đất? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 2: Đới nóng (hay nhiệt đới) nằm giữa A. chí tuyến và vòng cực. B. hai chí tuyến. C. hai vòng cực. D. 66o33 B và 66o33 N. Câu 3: Loại gió thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng là A. Tín phong. B. gió Đông cực. C. gió Tây ôn đới. D. gió phơn tây nam. Câu 4: Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào? A. Nhiệt đới. B. Ôn đới. C. Hàn đới. D. Cận nhiệt đới. Câu 5: Loại gió thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh là A. gió Tây ôn đới. B. gió mùa. C. Tín phong. D. gió Đông cực. Câu 6: Các đới khí hậu trên Trái Đất là A. một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh. B. hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh. C. một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh. D. hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh. Câu 7: Trên bề mặt trái đất có bao nhiêu vành đai nhiệt? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8: Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là A. dòng biển. B. địa hình. C. vĩ độ. D. vị trí gần hay xa biển. Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng? A. Quanh năm nóng. B. Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ. C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm. D. Có gió Tín phong thổi thường xuyên. Câu 10: Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào? A. Cận nhiệt đới. B. Hàn đới C. Cận nhiệt. D. Nhiệt đới. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 12 -
  14. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM GDCD 6 MÔN GDCD - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019-2020 TIẾT 27 + 28: CHỦ ĐỀ: QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN * Học sinh đọc phần truyện đọc, nội dung bài học trong SGK GDCD 6. Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm và trả lời các câu hỏi dưới đây: A. TRẮC NGHIỆM: Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Tự ý bắt người và giam giữ người vì lí do không chính đáng. B. Tự ý bắt người và giam giữ người trái pháp luật. C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang. D. Bắt giữ người do nghi ngờ. Câu 2: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được ghi nhận tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013? A. Điều 20 C. Điều 22 B. Điều 21 D. Điều 23 Câu 3: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người? A. Công an. C. Bất kỳ người nào. B. Những người mà pháp luật cho phép. D. Viện Kiểm sát. Câu 4: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân? A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường. B. Hai hàng xóm đang cãi nhau. C. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác. D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm chìa khóa. Câu 5: Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác? A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi. B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà. C. Bắt người theo quy định của Tòa án. D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm. Câu 6: Nghi ngờ anh V là người lấy cắp xe máy của mình nên ông N đã tung tin nói xấu anh V trên facebook. Việc làm này của ông N đã vi phạm quyền nào? A. Ông N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Ông N không vi phạm quyền nào. C. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe. D. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 13 -
  15. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Câu 7: Ông C là Chủ tịch huyện X, do bị tố cáo trong việc sai phạm sử dụng đất nên ông C đã bị đi tù. Điều đó nói đến điều gì của pháp luật? A. Tính bình đẳng. B. Không bình đẳng. C. Tính dân chủ. D. Tính công khai. B. TỰ LUẬN: Câu 1: Hà là học sinh lớp 6. Hằng ngày, Hà phải đi bộ từ nhà đến trường. Con đường này thường vắng vẻ và thỉnh thoảng em gặp một nhóm con trai lớn hơn em. Nhóm này thường trêu chọc, giật tóc và đụng chạm vào người Hà. Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng thể hiện cách ứng xử đúng. a) Hà mắng và còn cãi nhau với đám con trai. b) Hà sợ hãi không dám đi học nữa. c) Hà không có phản ứng gì và không dám nói cho bố mẹ biết vì sợ bố mẹ không cho đi học nữa d) Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết. Câu 2: Nam và Sơn là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút rất đẹp vừa mới mua. Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. a) Nam có quyền đánh Sơn vì bực tức không? Vì sao? b) Nam đã vi phạm quyền nào? Nếu là lớp trưởng em sẽ giải quyết mâu thuẫn của hai bạn bằng cách nào? c) Giả sử em là người bị mất bút, em sẽ chọn cách xử lí ra sao để tìm bút của mình? Câu 3: Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải. Theo em, Tuấn có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể không? Trong trường hợp đó, Hải có thể có những cách ứng xử nào? Cách nào là tốt nhất? Câu 4: Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp bị xâm hại thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 14 -
  16. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM CÔNG NGHỆ 6 MÔN CÔNG NGHỆ - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 19 và bài 20. Hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: 1. Em hãy tìm hiểu và thực hành một món ăn được chế biến theo phương pháp không sử dụng nhiệt rồi chụp ảnh hoặc quay video (từ 2 đến 3 phút) quá trình thực hiện. 2. Em giới thiệu tên món ăn, quy trình thực hiện: Chuẩn bị, chế biến, trình bày và những chú ý để món ăn đạt yêu cầu kĩ thuật. Bài làm gửi cho giáo viên bộ môn trước một ngày so với giờ học Công nghệ trực tuyến qua Zoom. -HẾT- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM TIN 6 MÔN TIN HỌC – KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 NỘI DUNG: THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA I/ LÝ THUYẾT 1. Hãy nêu các cách mà em biết để chèn một hình ảnh vào một văn bản. 2. Khi chèn ảnh vào văn bản em thấy ảnh bị to quá làm “tràn” văn bản sang trang khác em sẽ xử lý như thế nào? Nêu rõ các bước thực hiện. 3. Một bạn khi thực hiện chỉnh sửa bố trí hình ảnh trên trang khi nhấp chọn hình ảnh rồi “kéo” mà hình ảnh cứ đứng ỳ ra không chịu “đi”, em có biết vì sao không? Nếu biết hãy chỉ cho bạn cách nhé! II/ THỰC HÀNH - Soạn thảo văn bản BÁC HỒ Ở CHIẾN KHU ở Sách Tin học 6 trang 138. - Thực hiện định dạng và chèn ảnh để được kết quả giống mẫu SGK yêu cầu. - Hướng dẫn: Có thể lấy hình ảnh minh họa trên mạng (tìm trên Google) Chúc các em thành công ! PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 15 -
  17. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM ÂM NHẠC MÔN ÂM NHẠC - KHỐI 6 NĂM HỌC: 2019-2020 1. Em hãy tìm hiểu tác giả và bài hát “Niềm vui của em”. 2. Tìm hiểu các ký hiệu âm nhạc có trong bài hát, phân câu phân đoạn. 3. Nêu cảm nghĩ của em về nội dung bài hát. Liên hệ bản thân thông qua nội dung của bài hát trên/ - HẾT - TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM MĨ THUẬT MÔN MĨ THUẬT - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 - 2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Sưu tầm và quan sát những chiếc khăn để đặt lọ hoa ( có thể thông qua SGK, báo, tạp chí, những chiếc khăn ngoài đời sống thực tế và mạng internet). - Chiếc khăn để đặt lọ hoa có tác dụng gì? - Em có nhận xét gì về hình dáng, màu sắc của những chiếc khăn đặt lọ hoa? - Để trang trí chiếc khăn em có thể sử dụng những phương thức trang trí nào? Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi, giấy, bút chì. - HẾT - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 16 -
  18. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM THỂ DỤC MÔN THỂ DỤC - KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 - 2020 Câu 1. Ôn tập và kiểm tra nội dung chạy nhanh. Câu 2. Ôn các động tác bổ trợ chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông, xuất phát cao, đánh tay. * Chuẩn bị đồ dùng trang phục giờ học: Quần áo thể dục * Ghi chú: Giáo viên sẽ phổ biến nội dung ôn tập và chuẩn bị cho tiết kiểm tra. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 6 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 17 -