Ôn tập Vật lý 7 (tuần từ 2/3 đến 8/3)
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Vật lý 7 (tuần từ 2/3 đến 8/3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_tap_vat_ly_7_tuan_tu_23_den_83.docx
Nội dung text: Ôn tập Vật lý 7 (tuần từ 2/3 đến 8/3)
- TRƯỜNG THCS ĐÌNH XUYÊN ÔN TẬP VẬT LÝ 7 (Tuần từ 2/3 đến 8/3) 1. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào không đúng? A.Lấy một mảnh lụa cọ xát vào thanh thủy tinh thì thanh thủy tinh có khả năng hút vụn giấy. B. Sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô thước nhựa có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ. C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác. D.Không cần cọ xát, thanh thủy tinh và thước nhựa cũng có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác. Câu 2. Cho 3 vật nhiễm điện A, B, C. Nếu A đẩy B, B đẩy C thì A. A và C có điện tích cùng dấu. C. A, B, C có điện tích cùng dấu. B. A và C có điện tích trái dấu. D. B và C trung hòa về điện. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây sai? A. Mỗi nguyên tử gồm một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh hạt nhân là các electron mang điện tích âm. B. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện. C. Trong kim loại không có electron tự do. D. Trong kim loại có electron tự do Câu 4: Nếu một vật nhiễm điện âm thì vật đó có khả năng nào dưới đây? A. Hút cực Bắc của kim nam châm. B. Hút thanh thủy tinh đã được cọ xát vào mảnh lụa. C. Hút cực Bắc của kim nam châm D. Hút thanh nhựa sẫm màu đã được cọ xát vào mảnh vải khô 2. Điền từ thích hợp vào dấu chấm a/ Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng các vật khác. Vật đó được gọi là vật hay vật mang b/ Có loại điện tích là điện tích (+) và điện tích âm ( ). Các vật mang điện tích cùng loại thì Các vật mang điện tích thì hút nhau. c/ Xung quanh hạt nhân nguyên tử có các mang điện tích chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. Các electron có thể từ nguyên tử này sang nguyên tử khác hoặc từ vật này sang d/ Một vật nếu nhận thêm electron thì sẽ nhiễm điện mất bớt electron thì sẽ nhiễm điện 3. Giải thích các hiện tượng sau: a/ Quạt trần dùng lâu ngày thì có bụi bám vào nhiều nhất ở đâu? Vì sao? b/ Tại sao xe chở xăng dầu lại có một dây xích được nối từ trên thùng xe thả thõng xuống chạm đất? c/ Trong các nhà máy dệt vải, người ta thường treo những tấm kim loại đã được bị nhiễm điện trên cao. Việc làm này có tác dụng gì? Biết rằng trong các nhà máy này thường có nhiều bụi vải bay lơ lửng