Ôn tập Văn nghị luận

docx 4 trang thienle22 3270
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_van_nghi_luan.docx

Nội dung text: Ôn tập Văn nghị luận

  1. Tiết 7,8: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN Bài tập 1: Hãy viết một đoạn văn khoảng từ 15 câu trình bày suy nghĩ của em về giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc. Bài minh họa 1. Thế nào là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ? Truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm; truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động; truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo. Ngoài ra còn có các tập quán tốt đẹp, ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam. 2.Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc là gì? Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn. 3.Vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? - Mỗi truyền thống văn hóa tốt đẹp còn gìn giữ cho đến ngày nay là kết tinh của biết bao nhiêu sức lao động, trí tuệ của con người - Trải qua biết bao nhiêu cuộc xâm lược và hủy diệt của kẻ thù, dân tộc ta vẫn gìn giữ lấy truyền thống ấy để khẳng định bản lĩnh của dân tộc. - Truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. Con người sống không có văn hóa không thể hòa hợp với xã hội và không thể thành công. - Kế thừa và phát huy các truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc là thể hiện sự biết ơn sâu sắc của con người đối với lớp lớp cha ông đã dày công bồi đắp các giá trị ấy và để lại cho chúng ta thừa hưởng. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với tương lai của dân tộc, đối với tương lai đất nước. - Xem thường truyền thống văn hóa dân tộc là đi ngược lại với đạo đức con người, là sự vô ơn đối với tổ tiên, thể hiện một nhân cách kém cỏi, đánh khinh bỉ trong cuộc đời này. 4.Học sinhcần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc? - Phải tích cực học tập tri thức, trở thành người hiểu biết, rèn luyện nhân cách nhân phẩm tốt đẹp. Có tri thức, có nhân cách tốt đẹp mới biết quý trọng, kế thừa và gìn giữ các truyền thống quý báu của cha ông. - Tìm hiểu, sưu tầm, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Ra sức giữ gìn và bảo vệ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Ví dụ như bảo vệ các di tich lịch sử văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống, tác phẩm nghệ thuật, món ăn truyền thống. Bằng những hành động cụ thể, thanh niên cần giới thiệu và làm lớn lên những giá trị ấy trong đời sống cộng đồng và bạn bè thế giới biết đến. Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc. Những giá trị văn hóa tốt đẹp nhưng không còn phù hợp với thời đại ngày nay sẽ được loại bỏ. Thay vào đó là các giá trị văn hóa mới phù hợp và tiến bộ hơn. Biết chọn lọc, tiếp thu những gì phù hợp nhất đè làm đẹp hơn văn hóa, đời sống của dân tộc trong thời đại mới.
  2. - Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng, quý trọng những di sản do cha ông để lại. Họ tỏ ra xem thường hoặc phỉ báng, chê bai các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thay vào đó, họ tôn sùng các giá trị ngoại lai mà đánh mất đi bản chất văn hóa dân tộc trong cuộc sống của họ. Những người như thế thật đáng chê trách. 5. Liên hệ (Bài học): - Tôn trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc Bài tập 2: Hãy viết một đoạn văn khoảng 20 câu trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện facebook ở một bộ phận không nhỏ học sinh. 1. facebook là gì? - Facebook là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà con người có thể giao lưu, kết bạn và học hỏi - Facebook có thể dung dưới các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học hoặc khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. - bên cạnh những mặt hại thì facebook cũng có mặt tích cực riêng 2. Hiện trạng sử dụng facebook ở nước ta hiện nay? Theo số liệu thống kê năm 2015 thì: - hơn 20 triệu người dùng facebook hàng ngày, 2,5 giờ trung bình mỗi ngày được dành ra để sử dụng Facebook - Mỗi tháng ở Việt Nam có tới 30 triệu người dùng Facebook - ¾ người dung facebook ở Việt Nam từ độ tuổi 18 đến 35 tuổi 3. Lợi ích của việc sử dụng facebook - Facebook là cầu nối, giúp kết nối con người với con người lại gần nhau hơn, bất kể bạn ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước và trên thế giới bạn đều có thể giao lưu kết bạn. Bạn có thể dễ dàng làm quen với những người bạn mới mà bạn chưa từng biết nhờ tính năng chat miễn phí và không giới hạn của facebook. - Facebook giúp con người học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích từ những lớp học online. - Facebook giúp cập nhật thông tin bạn bè, người thân một cách nhanh chóng, kịp thời. - Facebook là phương tiện giúp bạn bày tỏ quan điểm và ý kiến của bản thân như: quan niệm sống, phong cách thời trang - Nơi quảng cao, kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp - Giúp bạn làm việc nhóm dễ dàng hơn - Là nới bạn có thể trút giận và chia sẻ vui buồn 4. Tác hại của facebook - Lâm vào tình trạng nghiện facebook, làm lãng phí thờ gian của con người - Bạn có thể bị lấy cắp thông tin khi tham gia facebook - Nhiều người sử dụng facebook với mục đích xấu như: nói xấu, bôi nhọ danh phẩm người khác, . - Làm con người càng tin vào thế giới ảo, không quan tâm đến thế giới ảo - Làm con người lâm vào các trạng thái tiêu cực như: ghen tỵ, mặc cảm, đua đòi, .
  3. * Biện pháp giảm thiểu tình trạng sử dụng facebook - Nhà nước: đưa ra các biện pháp sử dụng facebook lành mạnh, có hình phạt cho những hành vi xấu trên facebook - Nhà trường: quan tâm đến học sinh, hướng dẫn học sinh sử dụng facebook một cách có hiệu quả - Bản thân: có ý thức đúng đắn khi sử dụng facebook Bài tập 3 Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý chí và nghị lực sống. a. Mở bài: – Con người sinh ra đã mỗi người một hoàn cản, một số phận.Người được sinh ra trong gia đình giàu có, đủ cha đủ mẹ được hưởng nhiều tình yêu thương, hạnh phúc. – Ngược lại có những người bị bỏ rơi không nơi nương tựa, ốm yếu ông trời không thể công bằng với tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong cuộc sống khó khăn thiếu thốn, hoàn cảnh sống khắc nghiệt có rất nhiều số phận, con người đã biết vượt lên chính mình, chiến thắng cuộc sống nghiệt ngã để sống tốt đẹp hơn, để trở nên có ích và là tấm gương sáng cho nhiều người phải noi theo. b. Thân bài: – Nghị lực sống là gì: Nghị lực sống chính là nội lực chứa bên trong mỗi con người chúng ta. Nó là động lực, ý chí kiến cho người có vượt qua những khó khăn thử thách hay không. – Mở rộng một vài tấm gương về những người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết vươn lên trong cuộc sống. Chắc trong chúng ta không ai là không biết thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký người thiếu may mắn khi sinh ra đã mất hai tay. Nhưng thầy đã kiên trì rèn luyện mỗi ngày một chút rồi tới một ngày thầy có thể cầm nắm, viết mọi thứ thầy đều làm được nhờ đôi chân của mình. Thầy Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành tấm gương sáng về nghị lực sống vượt qua khó khăn, thử thách của số phận. – Mở rộng trong xã hội có những người không có nghị lực, thiếu ý chiến chiến đấu vượt qua số phận. Những người đó khi gặp khó khăn họ sẵn sàng buông đời mình theo số phận, khó khăn khăn thử thách một chút là sẵn sàng sa ngã, bị cám dỗ, không chịu cố gắng để vượt lên số phận mà chỉ muốn được người khác giúp đỡ. – Thói quen sống hưởng thụ dựa vào người khác đã ăn sâu bám rễ vào trong tư tưởng của các bạn này và khó có thể từ bỏ. - Nhiều gia đình bố mẹ đã quá cưng chiều con cái dẫn tới làm cho những đứa trẻ mất dần đi nghị lực sống, khi có khó khăn chúng không thể tự giải quyết được mà phải tìm bố mẹ giúp đỡ. c. Kết đoạn: Liên hệ với bản thân rồi rút bài học cho mình.Chúng ta đang là những thế hệ trụ cột của đất nước trong tương lại, việc rèn luyện nghị lực sống là việc rất quan trọng cần thiết cho hành trang vào đời sau này của mỗi chúng ta. Nếu không có ý
  4. chí, không có nghị lực sống thì làm gì chúng ta cũng dễ thất bại bởi trên đời này không có con đường đi nào là toàn bằng phẳng cả. – Muốn thành công, muốn tới vinh quang thì con đường đi lại càng trông gai thử thách, ở đó không có chỗ cho những kẻ thiếu ý chí, thiếu nghị lực vươn lên, thiếu nghị lực sống.