Đề luyện số 1 - Ngữ văn 7

docx 2 trang thienle22 2970
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện số 1 - Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_so_1_ngu_van_7.docx

Nội dung text: Đề luyện số 1 - Ngữ văn 7

  1. ĐỀ LUYỆN SỐ 1 I. Trắc nghiệm: Đọc kĩ các câu hỏi dưới đây và chọn đáp án đúng. 1. Nhận xét nào sau đây không đúng về tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian. B. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh C. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt trong đời sống. D. Là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân. 2. Trong những câu tục ngữ sau, câu nào có cùng ý nghĩa với câu “Uống nước nhớ nguồn”? A. Lá lành đùm lá rách C. Ăn cháo đá bát. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Uống nước nhớ người đào giếng. 3. Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào sau đây? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Phụ ngữ 4. Những câu nào trong các câu sau là câu rút gọn? A. Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi. B. Người ta là hoa đất. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. 5. Câu đặc biệt có những đặc điểm gì ? A. Cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. B. Không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. C. Ngắn gọn, thông tin nhanh. D. Đầy đủ ý. 6. Chỉ ra trạng ngữ trong câu sau : « Hằng năm, cứ vào hai chín tết, các loài hoa lại nô nức kéo về vườn xuân để dự thi « Hoa thơm, hoa đẹp » . A. Hằng năm B. cứ đến hai chín tết C. các loài hoa D. nô nức II. Tự luận Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - SGK Ngữ văn 7 – tập 2) a. Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có chứa đoạn trích trên. b. Chỉ ra 1 câu văn nêu luận điểm của đoạn trích. c. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào? Nêu tác dụng của phép so sánh ấy. Câu 2: Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Từ câu tục ngữ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
  2. Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”, trong đó sử dụng phù hợp một trạng ngữ và một câu rút gọn/một câu đặc biệt (gạch chân, chú thích rõ).