Ôn tập Ngữ văn 8 - Đề 4

docx 1 trang thienle22 3420
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 8 - Đề 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_8_de_4.docx

Nội dung text: Ôn tập Ngữ văn 8 - Đề 4

  1. NGỮ VĂN 8 - ĐỀ 4 (Thời gian hoàn thành từ 16.3 đến 22.3.2020) Bài 1: Đọc hai bài thơ sau và thực hiện yêu cầu: Bài ca Côn Sơn Tức cảnh Pác Bó (Côn Sơn ca – trích) Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Côn Sơn suối chảy rì rầm Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Côn Sơn có đá rêu phơi, Cuộc đời cách mạng thật là sang. Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm. ( Hồ Chí Minh) Trong ghềnh thông mọc như nêm, (Ngữ văn 8, tập 2, trang 28, NXB GD) Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm. Trong rừng có trúc bóng râm, Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. (Nguyễn Trãi) (Ngữ văn 7, tập 1, trang 78, NXB GD) 1. “Thú lâm tuyền”- là một lối sống thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa, vui sống cùng thiên nhiên, hoa cỏ, gió trăng để giữ tâm hồn trong sạch. Qua hai văn bản “Bài ca Côn Sơn” (Nguyễn Trãi) và “Tức cảnh Pác Bó” (Hồ Chí Minh), em hãy so sánh lối sống cao đẹp này của hai nhà thơ. 2. Trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, dù hoàn cảnh sống và làm việc vô cùng khó khăn, thiếu thốn nhưng Bác vẫn luôn lạc quan, ung dung, vui vẻ. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 2/3 trang giấy) nói lên vai trò quan trọng của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Bài 2: Cho câu thơ: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan, 1. Chép chính xác những câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ “Đi đường” (Hồ Chí Minh). Cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ. 2. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ thứ hai, thứ 3 trong bài thơ vừa chép. 3. Trong chương trình Ngữ văn 7 (tập một) có một bài thơ khác của Bác cũng đã sử dụng biện pháp tu từ này. Em hãy nêu tên bài thơ và chép chính xác câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ở trên. 4. Bài thơ “Đi đường” của Bác mang nhiều lớp nghĩa sâu sắc. Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 1 mặt giấy để lý giải các lớp nghĩa trong bài thơ. Từ đó, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì trong cuộc sống. Lưu ý trong đoạn văn có sử dụng một câu cầu khiến và một câu hỏi tu từ (gạch chân, chú thích).