Ôn tập Địa lí 10 - Bài 39, 40, 41
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Địa lí 10 - Bài 39, 40, 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_tap_dia_li_10_bai_39_40_41.docx
Nội dung text: Ôn tập Địa lí 10 - Bài 39, 40, 41
- BÀI 39 VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ 1. Khái quát chung: - Đông nam bộ gồm: 6 tỉnh-TP (atlat) - DT: 23,6 nghìn km 2 nhỏ so các vùng khác; - Dẫn đầu cả nước về: GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu - Có nền kinh tế hàng hóa phát triển - Cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so các vùng khác - Ưu thế về vị trí địa lí, nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật - Có những chính sách phát triển phù hợp nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao 2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu: (at 29, 22) Là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực TN- kinh tế xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng k tế cao, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường a. Trong công nghiệp: - Chiếm tỉ trọng cao I trong cơ cấu CN của cả nước. - PT các ngành công nghệ cao (luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hoá chất.). - Cơ sở năng lượng giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện: + Xây dựng các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai : Trị An ; Thác Mơ Cần Đơn + Các nhà máy điện tuôc bin khí: Phú Mỹ , Bà Rịa + Các nhà máy điện chạy bằng dầu pvụ các khu chế xuất : Thủ Đức + Sdụng đường dây cao áp 500 kv ( HBình-> PhLâm) - Mở rộng thu hút đầu tư với nước ngoài ( chiếm 50% cả nước) - Quan tâm đến môi trường tránh làm tổn hại đến tài nguyên du lịch b. Trong dịch vụ - Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế - Hoạt động đa dạng: TM, ng.hàng, tín dụng, du lịch - Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng và PT có hiệu quả c.Trong nông – lâm nghiệp: - Thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu .Nhiều công trình thủy lợi được XD: + Hồ Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn ( Tây Ninh)-> công trình thủy lợi lớn I nước ta + Dự án thủy lợi Phước Hòa - > Tưới nước cho các vùng khô hạn về mùa khô, tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà - Thay đổi cơ cấu cây trồng: + Trồng các giống cao su mới năng suất cao, ứng dụng công nghệ trồng mới -> Sản lượng không ngừng tăng lên + Cà phê, hồ tiêu, điều: đang trở thành cây trồng chủ yếu của vùng + Mía, đậu tương chiếm vị trí hàng đầu trong cây CN hàng năm - Bảo vệ rừng ở thượng lưu các sông - Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn - Các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển cần được bảo vệ nghiêm ngặt d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển: - Khthác dầu khí qui mô ngày càng lớn đã tác động mmẽ đến sự phát triển của vùng (Bà Rịa- Vũng Tàu)
- - Phát triển các ngành CN lọc -hóa dầu, các ngành dịch vụ kh thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng. - Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong k thác, v chuyển và chế biến dầu mỏ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ? A. Đồng Nai B. Bà Rịa – Vũng Tàu C. BÌnh Dương D. Long An Câu 2: Ý nào không đúng là điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ ? A. Giáp các vùng giàu nguyên liệu B. Có cửa ngĩ thông ra biển C. Có tiền năng lớn về đất phù sa D. Có địa hình tương đối bằng phẳng Câu 3: Khoáng sản có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước là A. dầu khí B. bôxit C. than D. crôm Câu 4: Khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là A. diện tích đất phèn, đất mặn lớn B. thiếu nước về mùa khô C. hiện tượng cát bay, cát lấn D. áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kéo dài Câu 5: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là A. có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lướn B. có đất badan tập trung thành vùng lớn C. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm D. nhiệt độ quanh năm cao trên 27oC Câu 6: Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ A. khí hậu ít có sự phân hóa theo độ cao B. sông có giá trị hơn về thủy điện C. nguồn nước ngầm phong phú hơn D. có tiềm năng lớn về rừng Câu 7: So với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ là vùng A. có cơ cấu kinh tế phát triển nhất B. có số dân ít nhất
- C. có nhiều thiên tai nhất D. có GDP thấp nhất Câu 8: Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là A. hạn chế về trình độ hơn B. năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường C. có trình độ học vấn cao hơn D. có kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp Câu 9: Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là A. có đất badan và đất xám phù sa cổ B. khí hậu có sự phân mùa C. khí hậu cận xích đạo D. mạng lưới sông ngòi dày đặc Câu 10: Biểu hiện nào không chứng tỏ Đông Nam Bộ là vùng chuyên cang cây công nghiệp lớn nhất nước ta ? A. Là vùng chuyên canh cao su lớn nhất cả nước B. Là vùng chuyên canh cà phê lớn thứ hai cả nước C. Là vùng chuyên canh điều lớn nhất cả nước D. Là vùng chuyên canh dừa lớn nhất cả nước BÀI 40 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ Bài tập 1: Viết báo cáo ngắn về sự phát triển của CN dầu khí ở Đông Nam Bộ
- - Các bể trầm tích, các mỏ dầu khí của vùng? - Tình hình phát triển ngành CN dầu khí? ( dựa vào bảng 40.1 SGK) - Tác động của ngành CN dầu khí đến cơ cấu kinh tế chung của vùng? Bài tập 2. Vẽ biểu đồ và nhận xét giá trị sản xuất CN phân theo thành phần kinh tế của vùng ĐNB - Vẽ biểu đồ - Nhận xét BÀI 41 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Phạm vi lãnh thổ- vị trí địa lí - Phạm vi lạnh thổ: + Gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc TW + DT: 40 nghìn km2 -> 12% DT cả nước - Vị trí địa lí: giáp Đông Nam bộ, Campuchia, vịnh Thái Lan, biển Đông -> Thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế với các vùng trong nước và với các nước 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu: a. Thế mạnh: - Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta - Có 3 nhóm đất ( kết hợp atlat -11) + Phù sa sông : chiếm 30% diện tích tự nhiên của đồng bằng phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu +Đất phèn ( 41%) ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau + Đất mặn (19%): ven Biển Đông và vịnh Thái Lan - Khí hậu: tính chất cận xích đạo có một mùa mưa và một mùa khô kéo dài - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc thuận lợi phát triển giao thông thủy, sản xuất, sinh hoạt - Sinh vât: + Thảm thực vật : rừng ngập mặn, rừng tràm + Động vật: có giá trị hơn cả là cá, chim - Tài nguyên biển: phong phú + Hàng trăm bãi cá, bãi tôm +Hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản - Khoáng sản: Đá vôi, than bùn, dầu khí thềm lục địa b. Hạn chế: - Mùa khô kéo dài làm cho nước mặn xâm nhập, tăng độ chua, mặn trong đất - Đất phèn, đất mặn chiếm phần lớn diện tích -Tài nguyên khoáng sản hạn chế 3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên: - Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô nên cần có nước để thau chua, rửa mặn kết hợp tạo giống lúa chịu phèn, mặn - Duy trì, bảo vệ tài nguyên rừng - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: + Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao + Nuôi trồng thủy sản và phát triển CNCB
- - Ở vùng biển: Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo nên một thế kinh tế liên hoàn - Cần chủ động sống chung với lũ khai thác các nguồn lợi do lũ mang lại CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới với Camphuchia là A. An Giang B. Hậu Giang C. Tiền Giang D. Vĩnh Long Câu 2: Tỉnh nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển? A. Bến Tre B. An Giang C. Sóc Trăng D. Kiên Giang Câu 3: Loại đất có diện tích lơn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. đất phù sa ngọt B. đất mặn C. đất phèn D. đất xám trên phù sa cổ Câu 4: Loại đất phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan là A. đất phèn B. đất mặn C. đất cát D. đất phù sa ngọt Câu 5: Loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là A. đất phèn B. đất mặn C. đất cát D. đất phù sa ngọt Câu 6: khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. đá vôi và than bùn B. apatit và than đá C. bôxit và crôm D. sắt và thiếc Câu 7: Khó khăn nào không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long A. phần lớn diện tích là đất phèn , đất mặn B. thiếu nước trong mùa khô C. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền D. bão và áp thấp nhiệt đới