Nội dung tự học môn Địa lí Lớp 10 - Bài 33, 34

docx 4 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 1580
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung tự học môn Địa lí Lớp 10 - Bài 33, 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_tu_hoc_mon_dia_li_lop_10_bai_33_34.docx

Nội dung text: Nội dung tự học môn Địa lí Lớp 10 - Bài 33, 34

  1. NỘI DUNG TỰ HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10. BÀI 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP. I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động. - Nước đang phát triển: góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1. Điểm công nghiệp - Là hình thức tổ chức sản xuất đơn giản nhất, trong đó có một hay hai xí nghiệp phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu hoặc vùng nguyên liệu nông sản; đồng nhất với một điểm dân cư - Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp 2. Khu công nghiệp tập trung - Khu vực có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi - Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao - Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước vừa để xuất khẩu - Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. 3. Trung tâm công nghiệp - Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi - Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất kĩ thuật và công nghệ. - Có các xí nghiệp nồng cốt (hay hạt nhân) - Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ. - Ví dụ:Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, 4. Vùng công nghiệp - Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Vùng lãnh thổ rộng lớn. - Gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp. - Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa. - Có các ngành phục vụ và bổ trợ. - Ví dụ: Vùng Loren ở Pháp, vùng Rua ở CHLB Đức
  2. LUYỆN TẬP Câu 1: HS tự nghiên cứu hình 33 trang 132, trả lời câu hỏi kèm theo. Giải thích tại sao em lựa chọn như thế? Câu 2. So sánh, tìm những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức TCLTCN theo nhóm sau: - Điểm CN với khu CN - Trung tâm CN với khu CN - Trung tâm CN với vùng CN Câu 3: Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho hợp lí. A. Hình thức tổ chức LTCN B. Đặc điểm 1. Điểm công nghiệp a. Một đến hai xí nghiệp gần vùng nguyên liệu, không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp b. Nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, 2. Khu công nghiệp trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và có 1 những nét tương đồng trong quá trình sản xuất c. Tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp 3. Trung tâm công nghiệp tác sản xuất cao d. Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp, nhiều xí nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về 4. Vùng công nghiệp sản xuất, kỹ thuật, công nghệ.
  3. BÀI 34: THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI 1. Hướng dẫn học sinh tính tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp. Lấy năm 1990 ( năm gốc) là 100%,xử lí số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng (%), thành lập bảng số liệu mới. Ví dụ: Tính tốc độ tăng trưởng than năm 1960= 2603/1820x100=143% 2. Hướng dẫn vẽ biểu đồ. - B1. Vẽ hệ trục, tên và đơn vị các trục. - B2. Chia tỉ lệ các trục +Lưu ý cho học sinh: biểu đồ đường khác cột ở điểm: năm đầu tiên nằm ở gốc tọa độ. + Xác định tỷ lệ thích hợp ở cả 2 trục (trục tung như biểu đồ cột, trục năm: năm đầu nằm ở gốc tọa độ), chính xác khoảng cách năm, ghi tên, đơn vị các trục - B3. Vẽ các đường: + Căn cứ vào số liệu đã xử lý và tỷ lệ đã xác định, tính toán và đánh dấu toạ độ của các điểm mốc trên 2 trục +Nối các điểm mốc bằng các đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn. Ghi ký hiệu khác nhau cho các đường B4. Ghi chú thích, tên biểu đồ. ( VD: Theo hình dưới: lưu ý hình dưới có bổ sung số liệu 2010 và 2013 bỏ năm 1970,1980 nên số liệu khác biểu đồ các em tính)
  4. â 3. Nhận xét:theo yêu cầu SGK trang 133. ✔ Quan sát vào năm cuối cùng để nhận xét Tăng giảm ￿ tất cả đều lớn hơn 100% nên cả 4 sản phẩm đều tăng. ✔ Quan sát vào năm cuối cùng để nhận xét thứ tự tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm ￿ đường nào nằm trên cùng là tăng nhanh nhất. ✔ Quan sát vào những năm ở giữa để nhận xét liên tục hay không liên tục 4. Luyện tập: 1. Nước ta đã khai thác được những ngành công nghiệp năng lượng nào? 2. Nêu các giải pháp để sử dụng điện một cách tiết kiệm, hiệu quả ? CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT. THỜI GIAN HOÀN THIỆN BÀI THỰC HÀNH VÀ CÁC CÂU HỎI LUYỆN TẬP LÀ NGÀY 18/2.( SẢN PHẨM LÀM TRONG TẬP HỌC)