Nội dung tự học môn Địa lí Lớp 10 - Bài 31, 32, 33

doc 11 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 2170
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung tự học môn Địa lí Lớp 10 - Bài 31, 32, 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnoi_dung_tu_hoc_mon_dia_li_lop_10_bai_31_32_33.doc

Nội dung text: Nội dung tự học môn Địa lí Lớp 10 - Bài 31, 32, 33

  1. NỘI DUNG TỰ HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 TUẦN 3 Bài 31: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp I.NHẬN BIẾT Câu 1: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, ngành công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây? A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ. B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng. C. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến. D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ. Câu 2: Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây? A. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác. B. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ. C. Công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác. D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ. Câu 3. Ý nào không thuộc vai trò của ngành công nghiệp? A. Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế. B. Tạo sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao trình độ văn minh nhân loại. C. Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đất, nước, khí hậu, nguồn gen sinh vật. D. Tạo nhiều việc làm mới, làm thay đổi phân công lao động. Câu 4. Ý nào sau đây không thuộc đặc điểm của ngành công nghiệp? A. Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn. B. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ. C. Sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều lao động D. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và phối hợp nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. II. THÔNG HIỂU Câu 5: Các ngành kinh tế muốn phát triển được và mang lại hiệu quả kinh tế cao đều phải dựa vào sản phẩm của ngành A. công nghiệp. B. dịch vụ. C. nông nghiệp. D. xây dựng. Câu 6: Trong sản xuất công nghiệp, khi tác động vào đối tượng lao động thì sản phẩm là A. tư liệu sản xuất. B. nguyên liệu sản xuất. C. vật phẩm tiêu dùng. D. máy móc.
  2. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là sự khác nhau cơ bản giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp? A. Có tính tập trung cao độ. B. Chỉ tập trung vào một thời gian nhất định. C. Cần nhiều lao động. D. Phụ thuộc vào tự nhiên. Câu 8: Sản phẩm của ngành công nghiệp A. chỉ để phục vụ cho ngành nông nghiệp. B. chỉ để phục vụ cho giao thông vận tải. C. phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế. D. chỉ để phục vụ cho du lịch. Câu 9: Ngành công nghiệp nào sau đây đòi hỏi phải có không gian sản xuất rộng lớn? A. Công nghiệp chế biến. B. Công nghiệp dệt may. C. Công nghiệp cơ khí. D. Công nghiệp khai thác khoáng sản. Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây cần nhiều đến đội ngũ lao động kĩ thuật cao? A. Dệt – may. B. Giày – da . C. Thực phẩm. D. Điện tử - tin học. III. VẬN DỤNG THẤP Câu 11: Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp khai thác là A. bao giờ cũng gắn với vùng nguyên liệu. B. gắn với nơi giao thông phát triển. C. gắn với thị trường tiêu thụ. D. nằm thật xa khu dân cư. Câu 12: Các ngành dệt, nhuộm, sản xuất giấy thường phân bố gần nguồn nước là do A. tiện để tiêu thụ sản xuất. B. các ngành này sử dụng nhiều nước. C. tiện cho các ngành này khi đưa nguyên liệu vào sản xuất. D. nước là phụ gia không thể thiếu. Câu 13: Với tính chất đa dạng của khí hậu, kết hợp với các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú là cơ sở để phát triển A. công nghiệp hóa chất. B. công nghiệp năng lượng. C. công nghiệp chế biến thực phẩm. D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 14. Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp là A. khoáng sản. B. khí hậu. C.đất D. sinh vật.
  3. VẬN DỤNG CAO Câu 15. Nhân tố tác động đến quy luật phân bố công nghiệp là A. dân cư, lao động B. thị trường C. tiến bộ khoa học kĩ thuật D.đường lối chính sách. Câu 16: Tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP của một nước cao sẽ phản ánh được rõ nhất A. các ngành công nghiệp trọng điểm của nước đó. B. trình độ phát triển kinh tế của nước đó. C. tổng thu nhập của nước đó. D. bình quân thu nhập của nước đó. Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp ( tiết 1 và 2) I. NHẬN BIẾT Câu 1: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật? A. Luyện kim. B. Hóa chất. C. Năng lượng. D. Cơ khí. Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Câu 3: Khoáng sản nào sau đây được coi là "vàng đen" của nhiều quốc gia ? A. Than B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Mangan. Câu 4: Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại như A. hóa phẩm, dược phẩm. B. hóa phẩm, thực phẩm. C. dược phẩm, thực phẩm. D. thực phẩm, mỹ phẩm. Câu 5: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới ? A.Công nghiệp cơ khí. B. Công nghiệp năng lượng. C. Công nghiệp điện tử - tin học. D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 6: Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học bao gồm
  4. A. máy công cụ, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông . B. thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim loại, máy tính . C. máy tinh, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông . D. thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim loại ,máy tính. Câu 7: Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho A. nhà máy chế biến thực phẩm. B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. C. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim . D.nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân. II. THÔNG HIỂU Câu 8: Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực ? A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học-kĩ thuật. B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người. Câu 9: Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn ? A. Hoa Kì. B. A-rập Xê-út. C. Việt Nam. D. Trung Quốc. Câu 10: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học? A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Không chiếm diện tích rộng. C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước. D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động. Câu 11: Loại than nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới ? A. Than nâu. B. Than đá. C. Than bùn. D. Than mỡ. Câu 12: Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước A. có tiềm năng dầu khí lớn. B. phát triển và những nước công nghiệp mới. C. có trữ lượng than lớn D. có nhiều sông lớn. Câu 13: Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành công nghiệp điện tử - tin học nào sau đây ? A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử viễn thông . D. Điện tử tiêu dùng.
  5. Câu 14: Thiết bị công nghệ, phần mềm là sản phẩm của nhóm ngành công nghiệp điện tử - tin học nào sau đây? A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử tiêu dùng. D. Thiết bị viễn thông. Câu 15:( Nhận biết) Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm A. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. B. dệt - may, chế biến sữa, sành - sứ - thủy tinh. C. nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát . D. dệt-may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Câu 16: Ngành công nghiệp nào sau đây là ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Nhựa. B. Da giầy. C. Dệt - may. D. Sành - sứ - thủy tinh. Câu 17: Ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay phân bố ở A. châu Âu và châu Á. B. mọi quốc gia trên thế giới. C. châu Phi và châu Mĩ. D. châu Đại Dương và châu Á. Câu 18: Ngành dệt - may hiện nay được phân bố A. chủ yếu ở châu Âu. B. chủ yếu ở châu Á. C. chủ yếu ở châu Mĩ. D. ở nhiều nước trên thế giới III.VẬN DỤNG THẤP Câu 19: Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước. A. đang phát triển. B. có trữ lượng than lớn. C. có trữ lượng khoáng sản lớn. D. có trình độ công nghệ cao. Câu 20: Ở nước ta, tỉnh có trữ lượng than lớn nhất hiện đang khai thác là A. Lạng Sơn. B. Hòa Bình. C. Quảng Ninh. D. Cà Mau. Câu 21: Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng nào? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  6. Câu 22: Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây? A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu. C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương. Câu 23: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học ? A. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ . B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU. C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po. D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi. Câu 24: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. B. Nâng cao chất lượng cuộc sống con người C. Có khả năng xuất khẩu rất thấp. D. Phục vụ cho nhu cầu con người. IV. VẬN DỤNG CAO Câu 25: Qua tiêu chí sản lượng điện bình quân theo đầu người có thể đánh giá được A. tiềm năng thủy điện của một nước B. sản lượng than khai thác của một nước . C. tiềm năng dầu khí của một nước. D. trình độ phát triển và văn minh của đất nước Câu 26: Hiện nay, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước ? A. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nông-lâm-thủy sản. Câu 27: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố A. việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển. B. thời gian và chi phí xây dựng tốn kém. C. lao động, nguyên liệu và thị trường D. nông nghiệp, khai thác khoáng sản. Câu 28: Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm không bao gồm A. hàng dệt - may, da giầy, nhựa. B. thịt, cá hộp và đông lạnh. C. rau quả sấy và đóng hộp. D. sữa, rượu, bia, nước giải khát. BIỂU ĐỒ Câu 29: Cho bảng số liệu sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014
  7. Sản phẩm 2000 2005 2010 2014 Dầu thô (Nghìn tấn) 16 291,0 18 519,0 15 014,0 17 392,0 Điện phát ra (Triệu Kwh) 26 683,0 52 078,0 91 722,0 141 0,0 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ thích hợp nhất là A. tròn B. miền C. đường D.cột Câu 30 : Cho bảng số liệu: MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2014 Sản phẩm 2000 2005 2010 2014 Than sạch (Nghìn tấn) 11 609,0 34 093,0 44 835,0 41 086,0 Dầu thô (Nghìn tấn) 16 291,0 18 519, 15 014,0 17 92,0 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 là A. cột ghép B. miền C. tròn D. đường. Câu 31: Cho bảng số liệu giá trị một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta giai đoạn 2005-2017 (đơn vị: triệu usd) Năm 2005 2008 2010 2017 Giày, dép 1 471,7 3 038,8 5 123,3 10 317,8 Dệt, may 1 891,9 4 772,4 11 209,8 20 101,2 Thủy sản 1 478,5 2 732,5 5 016,9 7 825,3 Hàng điện tử, máy tính và linh kiện 788,6 1 427,4 3 590,1 11 434,4 Nhận xét nào sau đây là đúng nhất với bảng số liệu trên? A. Giày, dép và thủy sản tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2017. B. Thủy sản tăng liên tục liên tục còn giày, dép tăng không liên tục trong giai đoạn 2005-2017. C. Hàng điện tử, máy tính, linh kiện tăng liên tục còn thủy sản tăng không liên tục trong giai đoạn 2005-2017. D. Các sản phẩm đều tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2017. Bài 32: Cho bảng số liệu một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 Sản phẩm 2000 2005 2010 2014 Than sạch (Nghìn tấn) 11 609,0 34 093,0 44 835,0 41 086,0
  8. Dầu thô khai thác (Nghìn tấn) 16 291,0 18 519,0 15 014,0 17 392,0 Khí tự nhiên ở trạng thái khí (Triệu m3) 1 596,0 6 440,0 9 402,0 10 210,0 Điện phát ra (Triệu Kwh) 26 683,0 52 078,0 91 722,0 141 0,0 Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về bảng số liệu trên A. các sản phẩm trên có sản lượng đều tăng trong giai đoạn 2000-2014 B. than sạch, khí tự nhiên ở trạng thái tăng liên tục trong giai đoạn 2000-2014 C. điện phát ra năm 2010 có sản lượng cao nhất. D. Dầu thô khai thác năm 2005 có sản lượng cao nhất. Bài 33: Cho bảng số liệu sản phẩm giấy, bìa và sản phẩm in của Việt Nam, giai đoạn 2005 – 2018 2005 2008 2010 2015 2018 Năm Sản phẩm Giấy, bìa (nghìn tấn) 216,0 408,5 901,2 1 536,8 1 460,8 Báo in và các sản phẩm in khác (tỷ trang) 96,7 184,7 450,3 716,2 717,8 Biểu đồ thích thể hiện tốc độ tăng trưởng sản phẩm giấy, bìa và sản phẩm in của Việt Nam, giai đoạn 2005 – 2018 là A. miền B. cột C. đường D. tròn. BÀI 33. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP II. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1 (NB): Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hình thành có vai trò A. nhằm áp dụng có hiệu quả thành tựu KHKT vào sản xuất. B. nhằm sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, vật chất và lao động. C. nhằm hạn chế tối đa các tác hại do hoạt động công nghiệp gây ra. D. nhằm phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng. Câu 2 (NB): Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp? A. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động. B. Là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp hiện đại. C. Đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường. D. Thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước. Câu 3 (NB): Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là A. điểm công nghiệp. B. vùng công nghiệp. C. trung tâm công nghiệp.
  9. D. khu công nghiệp tập trung. Câu 4 (NB): Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 5 (NB): Về phương diện quy mô, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là A. điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. B. điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp. C. khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp. Câu 6 (NB): Điểm công nghiệp được hiểu là A. một đặc khu kinh tế, có cơ sở hạ tầng thuận lợi. B. một điểm dân cư có 1 đến 2 xí nghiệp công nghiệp, gần vùng nguyên liệu. C. một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp. D. một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp. Câu 7 (NB): Phát biểu nào sau đây không đúng về điểm công nghiệp? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. C. Được đặt ở những nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu, nông sản. D. Có xí nghiệp nòng cốt, một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. Câu 8 (NB): Ý nào sau đây là đặc điểm của khu công nghiệp tập trung? A. Gắn liền với đô thị vừa và lớn. B. Đồng nhất với một điểm dân cư. C. Các xí nghiệp, không có mối liên kết nhau. D. Có ranh giới rõ ràng, được đặt nơi có vị trí thuận lợi. Câu 9 (NB): “Có ranh giới rõ ràng” là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 10 (NB): Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp tập trung? A. Là khu vực có ranh giới rõ ràng với quy mô từ một đến vài trăm hecta. B. Là khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn. C. Không có dân cư sinh sống. D. Tập trung tướng đối nhiều các xí nghiệp công nghiệp. Câu 11 (NB): Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có ranh giới rõ ràng, tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao là đặc điểm của A. điểm công nghiệp.
  10. B. khu công nghiệp. C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 12 (NB): Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm của trung tâm công nghiệp? A. Là một điểm dân cư trong đó có vài xí nghiệp công nghiệp. B. Không gian rộng lớn, tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp với chức năng khác nhau. C. Có ranh giới rõ ràng, có quy mô từ vài chục đến vài trăm hecta. D. Khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với một đô thị có quy mô từ vừa đến lớn. Câu 13 (NB): “Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp” là đặc điểm của A.điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp tập trung. C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 14 (NB): Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng công nghiệp? A. Vùng lãnh thổ rộng lớn, trong đó có nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp liên hệ mật thiết với nhau về sản xuất. B. Vùng lãnh thổ rộng lớn, trong đó có nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp có nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp trong vùng. C. Vùng lãnh thổ rộng lớn, trong đó có đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển của một ngành nhất định. D. Vùng lãnh thổ rộng lớn, trong đó có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa của không gian lãnh thổ đó. Câu 15 (NB): “Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ” là đặc điểm của A. điểm công nghiệp. B. vùng công nghiệp. C. trung tâm công nghiệp. D. khu công nghiệp tập trung. Câu 16 (NB): Ý nào sau đây là đặc điểm chính của vùng công nghiệp? A. Có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi. B. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. C. Tập trung ít xí nghiệp, không có mối liên hệ với nhau. D. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng và xuất khẩu. Câu 17 (TH): Ý nào sau đây đúng nhất khi so sánh điểm khác nhau cơ bản giữa khu công nghiệp và điểm công nghiệp? A. Quy mô rộng lớn, ranh giới rõ ràng, được đặt ở vị trí thuận lợi. B. Quy mô rộng lớn, đồng nhất với điểm dân cư, nằm gần nguồn nguyên liệu, nông sản.
  11. C. Có ranh giới rõ ràng, gồm 1 đến 2 xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ với nhau. D. Đồng nhất với điểm dân cư, gồm nhiều nhà máy, xí nghiệp có mối liên hệ sản xuất với nhau . Câu 18 (VDT): Ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay là A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp. C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 19 (VDC): Ở Việt Nam phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung chủ yếu vì A. có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao. B. đạt được hiệu quả kinh tế cao. C. có cơ sở hạ tầng khá phát triển. D. có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống.