Nội dung tự học môn Địa lí Khối 12 - Bài 33, 41

docx 5 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung tự học môn Địa lí Khối 12 - Bài 33, 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_tu_hoc_mon_dia_li_khoi_12_bai_33_41.docx

Nội dung text: Nội dung tự học môn Địa lí Khối 12 - Bài 33, 41

  1. NỘI DUNG TỰ HỌC MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 THỜI GIAN: 13/4/2020 – 18/4/2020 I. Nội dung tự ôn, tự học ở tuần này các em ôn kiến thức bài cũ Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH. Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL II. Các câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của Đồng bằng sông Hồng là A. giảm tỉ trọng của trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản. B. giảm tỉ trọng của chăn nuôi, tăng tỉ trọng trồng trọt và thủy sản. C. giảm tỉ trọng của thủy sản, tăng tỉ trọng trồng trọt và chăn nuôi. D. giảm tỉ trọng của thủy sản và chăn nuôi, tăng tỉ trọng trồng trọt. Câu 2. Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng ? A. Chế biến lương thực - thực phẩm. B. Ngành dệt may và da giày. C. Sản xuất vật liệu xây dựng. D. Hóa chất, phân bón. Câu 3. Dựa vào Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc đồng bằng sông Hồng ? A. Thái Bình B. Bắc Giang. C. Ninh Bình. D. Hưng Yên. Câu 4. Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng là A. 15,4% . B. 79,5%. C. 59,7%. D. 51,2%. Câu 5. Diện tích đất phù sa màu mỡ của Đồng bằng sông Hồng chiếm bao nhiêu %? A. 60. B. 70. C. 75. D. 80 Câu 6. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Giáp với Thượng Lào. B. Giáp Vịnh Bắc Bộ . C. Giáp với Bắc Trung Bộ. D. Giáp với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 7. Nguồn tài nguyên nước phong phú của đồng bằng sông Hồng gồm A. nước trên mặt, nước ngầm, nước nóng, nước khoáng. B. nước hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. C. nước trên mặt, nước suối, nước nóng.
  2. D. nước ngầm tương đối dồi dào, nước khoáng. Câu 8. Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng vì A. nhằm khai thác hợp lí các nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội. B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng. C. nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. D. góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường của vùng Câu 9. Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là A. đất đai ở nhiều nơi bị bạc màu. B. diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa. C. khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp lớn. D. phần lớn diện tích đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Câu 10. Nơi có mật độ tập trung dân cư cao nhất của Đồng bằng sông Hồng là A. Ninh Bình. B. Hưng Yên. C. Hà Nội. D. Hà Nam. Câu 11. Dựa vào atlat trang 11, cho biết Đồng bằng sông Hồng gồm có những nhóm đất nào? A. Đất phù sa sông, đất mặn. B. Đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. C. Đất phù sa, đất bazan. D. Đất xám phù sa cổ,đất feralit. Câu 12. Các ngành kinh tế biển quan trọng nhất của đồng bằng sông Hồng là A. làm muối, đánh bắt thủy sản, khai thác khoáng sản. B. khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. C. phát triển cảng biển, du lịch và nuôi trồng thủy sản. D. giao thông vận tải biển, du lịch biển và làm muối. Câu 13. Loại cây trồng và vật nuôi phát triển nhất đồng bằng sông Hồng là A. lúa và trâu. B. lúa và lợn. C. cây ăn quả và lợn. D. cây ăn quả và trâu. Câu 14. Dựa vào Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết hai nhà máy nhiệt điện thuộc đồng bằng sông Hồng là A. Phả Lại và Ninh Bình. B. Phả Lại và Uông Bí. C. Phả Lại và Na Dương. D. Phả Lại và Phú Mĩ. Câu 15. Vùng đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với các vùng nào sau đây?
  3. A. Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Vịnh Bắc Bộ. B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Vịnh Bắc Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Vịnh Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ. Câu 16. Dựa vào Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết ở Đồng bằng sông Hồng có các sân bay quốc tế nào? A. Nội Bài, Ninh Bình. B. Nội Bài, Đà Nẵng. C. Nội Bài, Cát Bi. D. Nội Bài, Gia Lâm. Câu 17. Công nghiệp khai thác khí đốt ở Đồng bằng sông Hồng phân bố ở A. Đồ Sơn. B. tiền Hải C. Cát Bà. D. Hạ Long. Câu 18. Dựa vào Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết hai trung tâm kinh tế lớn của Đồng bằng sông Hồng? A. Hà Nội, Bắc Ninh. B. Hà Nội, Hải Phòng. C. Hà Nội, Nam Định. D. Hà Nội, Hải Dương. Câu 19. Ý nào sau đây không chính xác về nguyên nhân Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất nước ta? A. có lịch sử khai thác từ lâu đời B. nền NN lúa nước cần nhiều lao động. C. có nhiều đô thị lớn và có cơ sở hạ tầng tốt. D. tập trung nhiều khu CN nhất nước ta. Câu 20. Dân số đông đã ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng? A. Thiếu việc làm cho lao động. B. Kinh tế chậm phát triển. C. Thiếu nguồn lao động trẻ. D. Thị trường tiêu thụ dồi dào. Câu 21. Nhân tố ít ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư của Đồng bằng sông Hồng là A. đất đai màu mỡ. B. khí hậu nhiệt đới. C. nguồn nước phong phú. D. lịch sử khai thác lâu đời. Câu 22. Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép dân số ở Đồng bằng sông Hồng là A. chuyển cư đến các vùng khác. B. đẩy mạnh qúa trình đô thị hóa. C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí. 23. Đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Hồng có những nét tương đồng với A. tiểu vùng Tây Bắc. B. tiểu vùng Đông Bắc.
  4. C. vùng Bắc Trung Bộ. D. Trung du miền núi Bắc Bộ Câu 24. Điểm khác biệt cơ bản về điều kiện tự nhiên giữa ĐBSH và ĐBSCL là A. đất đai. B. khí hậu C. sông ngòi. D. tài nguyên biển. Câu 24. Biện pháp hàng đầu để cải tạo các vùng đất chua mặn ở ĐBSCL là A. giải quyết tốt vấn đề thủy lợi. B. đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp. C. sử dụng các loại phân bón thích hợp. D. tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn. Câu 25. Loại rừng chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là A. rừng tràm và xavan. B. xavan và rừng ngập mặn. C. rừng ngập mặn và rừng thưa. D. rừng ngập mặn và rừng tràm. Câu 26. Các tỉnh, thành phố TW ở ĐBSCL nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là A. Long An, Tiền Giang B. Vĩnh Long, Trà Vinh C. Cần Thơ, Hậu Giang D. An Giang, Kiên Giang Câu 27. Vùng có diện tích đất nhiễm mặn lớn nhất ở ĐBSCL A. hạ châu thổ. B. bán đảo Cà Mau. C. ven biển các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng. D. ven biển các tỉnh Long An, Tiền Giang Câu 28. Trở ngại lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL A. bão lụt thường xuyên xảy ra. B. thiếu nước ngọt vào mùa khô, hiện tượng xâm nhập măn. C. đất nghèo, thiếu vi lượng, đất chặt, độ chua lớn D. diện tích rừng giảm sút mạnh Câu 29. ĐBSCL có khí hậu A. cận nhiệt đới. B. cận chí tuyến. C. nhiệt đới cận xích đạo. D. nhiệt đới có mùa đông lạnh. Câu 30. Nhóm đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở A.dọc hai bờ sông Tiền, sông Hậu. B. ven biển Đông và ven vịnh Thái Lan
  5. C. Đồng Tháp Mười, Kiên Giang D. bán đảo Cà Mau