Nội dung ôn tập tại nhà môn Vật lý 10 - Chương 4

doc 5 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập tại nhà môn Vật lý 10 - Chương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_tai_nha_mon_vat_ly_10_chuong_4.doc

Nội dung text: Nội dung ôn tập tại nhà môn Vật lý 10 - Chương 4

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN VẬT LÝ 10 CHƯƠNG 4: I. LÝ THUYẾT Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng. a.Động lượng:Động lượng p của một vật là một véc tơ cùng hướng với vận tốc và được xác định bởi công thức p = m v Độ lớn : p =m.v Đơn vị động lượng là kgm/s,N.s *TH hệ nhiều vật: phe p1 p2 *Xung lượng của lực: là độ biến thiên động lượng bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. p F . t b.Định luật bảo toàn động lượng (trong hệ cô lập). 1. Hệ kín Một hệ vật gọi là hệ kín nếu chỉ có các vật trong hệ tương tác lẫn nhau (gọi là nội lực)mà không có tác dụng của những lực từ bên ngoài (gọi là ngoại lực), hoặc nếu có thì phải triệt tiêu lẫn nhau 2. ĐL BTĐL: Tổng động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn p1 + p2 + + pn = p không đổi 3. Va chạm: Va chạm mềm: sau khi va chạm 2 vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc v . Biểu thức: m1. v 1 m2 . v 2 (m1 m2 ) v Va chạm đàn hồi: sau khi va chạm 2 vật không dính vào nhau là ' ' chuyển đồng với vận tốc mới là: v 1 , v 2 ' ' Biểu thức: m1. v 1 m2 . v 2 m1 .v 1 m2 .v 2 4. Chuyển động bằng phản lực. Biểu thức: m. v M.V 0 m V . v M Trong đó: m, v – khối lượng khí phụt ra với vận tốc v M, V – khối lượng M của tên lửa chuyền động với vận tốc V sau khi đã phụt khí F N Bài 24: Công và Công suất. F Công: A = F.s.cos Trong đó: F – lực tác dụng vào vật F s – góc tạo bởi lực F và phương chuyền dời (nằm ngang) và s là chiều dài quãng đường chuyền động (m) A Công suất: P = (w) với t là thời gian thực hiện công (giây – s) t
  2. II. BÀI TẬP A. TỰ LUẬN 1. Một xe chở cát khối lượng 38 kg đang chạy trên một đường nằm ngang không ma sát với vận tốc 1 m/s. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg bay theo phương chuyển động của xe với vận tốc 7 m/s (đối với mặt đất) đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Xác định vận tốc mới của xe trong hai trường hợp: a) Vật bay đến ngược chiều xe chạy. b) Vật bay đến cùng chiều xe chạy. 2. Một prôtôn có khối lượng mp = 1,67.10-27 kg chuyển động với vận tốc v p = 107 m/s tới va chạm vào hạt nhân hêli (thường gọi là hạt ) đang nằm yên. Sau va chạm prôtôn giật lùi với 6 6 vận tốc vp‟ = 6.10 m/s còn hạt bay về phía trước với vận tốc v = 4.10 m/s. Tìm khối lượng của hạt . 3. Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc 100 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng là m1 = 8 kg; m2 = 4 kg. Mảnh nhỏ bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 225 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Tìm độ lớn và hướng của vận tốc của mảnh lớn. 4. Một toa xe có khối lượng 10 tấn đang chuyển động trên đường ray nằm ngang với vận tốc 54 km/h. Người ta tác dụng lên toa xe một lực hãm theo phương ngang. Tính độ lớn trung bình của lực hãm nếu toa xe dừng lại sau 1 phút 40 giây. 5. Một viên đạn có khối lượng m = 10 g đang bay với vận tốc v1 = 1000 m/s thì gặp bức tường. Sau khi xuyên qua bức tường thì vận tốc của viên đạn còn lại là v 2 = 400 m/s. Tính độ biến thiên động lượng và lực cản trung bình của bức tường lên viên đạn. Biết thời gian xuyên thủng tường là 0,01 s. 6. Một vật có khối lượng m = 2 kg rơi tự do từ độ cao h = 10 m. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Hỏi sau thời gian 1,2 s trọng lực đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Tính công suất trung bình của trọng lực trong thời gian 1,2 s và công suất tức thời của trọng lực tại thời điểm t = 1,2 s. 7. Một cần cẩu nâng một vật nặng khối lượng 5 tấn. Lấy g = 10 m/s2. a. Lực nâng của cần cẩu phải bằng bao nhiêu để vật có gia tốc không đổi bằng 0,5 m/s2. b. Công suất của cần cẩu biến đổi theo thời gian ra sao? c. Tính công mà cần cẩu thực hiện được sau thời gian 3 giây. 8. Một lực 5 N tác dụng vào một vật 10 kg ban đầu đứng yên trên mặt sàn nằm ngang không ma sát. Tính công thực hiện bởi lực trong giây thứ nhất, thứ hai và thứ ba. B. TRẮC NGHIỆM 1.Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khỏang thời gian nào đó
  3. A. tỉ lệ thuận với xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. B. bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. C. luôn nhỏ hơn xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. D. luôn là một hằng số. 2.Động lượng là đại lượng véc tơ: A. Cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc. B. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. C. Có phương vuông góc với vectơ vận tốc. D. Có phương hợp với vectơ vận tốc một góc α bất kỳ. 3.Chuyển động bằng phản lực tuân theo định luật nào? A. I Niutơn C. Vạn vật hấp dẫn B. II Niutơn D. BT động lượng 4. Một người nhấc một vật có khối lượng 6 kg lên độ cao 1 m rồi mang vật đó đi ngang được một độ dời 30m. Công tổng cộng mà người đó là A. 1860 J. B. 1800J. C. 160 J. D. 60 J. 5. Đơn vị của động lượng là: A. kg.m/s B. kg.m.s C. kg.m2 /s D. kg.m/s2 6. Biểu thức của định luật II Newton có thể viết dưới dạng F. p ma A. F. t p B. F. p t C. p D. F. p ma 7.Độ biến thiên động lượng bằng gì? A. Công của lực F. B. Xung lượng của lực. C. Công suất. D. Động lượng. 8:Định luật bảo toàn động lượng phát biểu: A. Động lượng của một hệ là đại lượng bảo toàn. B. Động lượng của một hệ cô lập có độ lớn không đổi. C. Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn. D. Động lượng là đại lượng bảo toàn.
  4. 9.Xét một hệ gồm súng và viên đạn nằm trong nòng súng. Khi viên đạn bắn đi với vận tốc v thì súng giất lùi với vận tốc V . Giả sử động lượng của hệ được bảo toàn thì nhận xét nào sau đây là đúng ? A. V có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của súng. B. V cùng phương và ngược chiều với v . C. V cùng phương và cùng chiều với v . D. V cùng phương cùng chiều với v , có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của súng. 10: Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi: A. Ném một cục đất sét vào tường. B. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác. D. Bắn một đầu đạn vào một bị cát. 11: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng : A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc. B. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật . C. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ. D. Trong hệ kín,động lượng của hệ được bảo toàn 12. Công suất được xác định bằng A. Giá trị công có khả năng thực hiện. B. Công thực hiện trong một đơn vị thời gian. C. Công thực hiện trên một đơn vị độ dài. D. Tích của công và thời gian thực hiện công. 13. Công suất của một người kéo một thùng nước chuyển động đều khối lượng 15 kg từ giếng sâu 6 m lên trong 20 giây (g = 10 m/s2) là A. 90 W. B. 45 W. C. 15 W. D. 4,5 W. 14. Công cơ học là đại lượng A. Vô hướng. B. Luôn dương. C. Luôn âm. D.Véctơ
  5. 15.Một vật khối lượng m=500g chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 43,2 km/h. Động lượng của vật có giá trị là: A. -6 Kgm/s B. -3 Kgm/s C. 6 Kgm/s D. 3 Kgm/s 16.Một quả bóng đang bay với động lượng p cùng chiều dương thì đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là: A. 2 p B. -2 p C. p D. 0 17.Một vật có khối lượng m=1kg rơi tự do từ độ cao h xuống đất mất một khoảng thời gian t=0,5s. Lấy g=10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là A. 10kgm/s. B. 1kgm/s. C. 5kgm/s. D. 0,5kgm/s 18.Một lực 30N tác dụng vào vật có khối lượng 200g đang nằm yên trong thời gian 0,025s. Xung lượng của lực trong khoảng thời gian đó là A. 0,75 kg.m/s. B. 75kg.m/s. C. 7,5 kg.m/s. D. 750kg.m/s. 19.Một vật nhỏ có khối lượng m chuyển động thẳng đều với vận tốc có độ lớn v, đến va chạm mềm với vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Độ biến thiên động lượng của vật m trong va chạm này có giá trị là 3 2 2 3 mv mv mv mv A. 2 B. 3 C. 3 D. 2 20. Một quả bóng có khối lượng 300 g va chạm vào tường và nảy ngược trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc trước va chạm là +5m/s. Biến thiên động lượng của quả bóng là A. -1,5 kgm/s. B. 1,5 kgm/s. C. -3 kgm/s. D. 3 kgm/s. HS làm thêm Bài tập trong sách bài tập vật lí 10 của bài 23 và 24. GV Trần Thị Hòa