Nội dung ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 4 (24/2- 1/3) - GV:Đào Thị Thanh Nhẫn

docx 3 trang thienle22 4400
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 4 (24/2- 1/3) - GV:Đào Thị Thanh Nhẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_ngu_van_7_tuan_4_242_132020_gvdao_thi_thanh.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 4 (24/2- 1/3) - GV:Đào Thị Thanh Nhẫn

  1. TRƯỜNG THCS KIM SƠN GV: ĐÀO THỊ THANH NHẪN NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7- NGHỈ DỊCH CÔ-RÔ-NA TUẦN 4: (24/2- 1/3/2020) 1. Bài Tục ngữ về con người và xã hội: Hs viết 3 đoạn văn về các câu tục ngữ 3,6,9. 2. Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: 2 đoạn văn tương ứng với phần 2, 3 của văn bản. * Yêu cầu chung của 2 bài trên: học thuộc kiến thức cơ bản (bài tục ngữ thì học thuộc 9 câu tục ngữ) 3. Ôn kiến thức cơ bản của 3 bài Tiếng Việt học từ đầu học kì 2. * Lưu ý: Hs làm bài ôn luyện ra vở học thêm ở trường. * HS làm các phiếu bài tập sau: PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng: a) Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn. (Thế Lữ) b. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của con người Việt Nam. (Thép Mới) Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau: a, Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế! Mãi không về! (Nguyên Hồng) b. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường nhưvang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng (Lí Lan) Câu 3. Nêu điểm khác nhau giữa câu rút gọn và câu đặc biệt. Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn hoặc câu đặc biệt (gạch chân và chú thích). Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn hoặc câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ). PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng: Ôi, em Thủy! tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. (Khánh Hoài)
  2. Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. (Hà Đình Cẩn) Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau: Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường (Băng Sơn) Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt nhớ một trưa hè gà gáy khan nhớ một thành xưa son uể oải (Xuân Diệu) Câu 3. Tại sao trong thơ, tục ngữ, ca dao lại hay sử dụng kiểu câu rút gọn? Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích). Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích) PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 PHẦN 1. VĂN BẢN- TIẾNG VIỆT Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước ” (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) 1. Việc lặp lại cấu trúc: “Từ đến” trong đoạn văn trên có tác dụng gì? 2. Có ý kiến cho rằng: Đoạn văn trên là đoạn văn mẫu mực về lập luận (trình bày, sắp xếp luận điểm, luận cứ khoa học và hợp lý). Em có đồng tình với ý kiến này không? Nếu có, hãy chỉ rõ. 3. Từ văn bản chứa đoạn trích trên, em hiểu gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Từ đó liên hệ với lòng yêu nước của học sinh hiện nay. Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 8-10 câu. PHẦN 2. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.