Nội dung ôn tập môn Hóa học lớp 8 - Chương IV

docx 2 trang thienle22 4420
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập môn Hóa học lớp 8 - Chương IV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_8_chuong_iv.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập môn Hóa học lớp 8 - Chương IV

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC – LỚP 8 CHƯƠNG IV Bài tập 1: Sắt tác dụng với axit clohidric theo sơ đồ phản ứng sau: Fe + HCl > FeCl2 + H2 Nếu có 11,2 g sắt tham gia phản ứng, em hãy tìm: a/ Khối lượng axit clohidric đã dùng b/ Thể tích khí Hidro sinh ra ở đktc Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 (g) bột nhôm trong oxi. Sau phản ứng thu được nhôm oxit (Al2O3). a/ Viết PTHH xảy ra b/ Tính khối lượng nhôm oxit tạo thành sau phản ứng c/ Tính thể tích oxi đã tham gia phản ứng ở đktc d/ Tính khối lượng thuốc tím (KMnO4) cần dùng để điều chế được lượng oxi cho phản ứng trên. Biết sơ đồ phản ứng điều chế oxi từ thuốc tím như sau: o KMnO4 t > K2MnO4 + MnO2 + O2 Bài tập 3: Đốt nóng 1,12 (g) sắt trong khí clo, người ta thu được 3,25 (g) sắt clorua a/ Hãy xác định công thức hóa học đơn giản của sắt clorua, giả sử chưa biết hóa trị của sắt và clo. b/ Viết PTHH của sắt và clo c/ Tính thể tích khí clo tham gia phản ứng ở đktc Bài tập 4: Đốt cháy 10,8 gam nhôm trong bình có chứa 8,96 lít khí oxi cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Viết PTHH b. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng. Bài tập 5: Cho a gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al phản ứng hoàn toàn với lượng Oxi dư. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng tăng so với hỗn hợp ban đầu là 4 gam. Tính a, biết 2 kim loại có số mol bằng nhau. Bài tập 6: Trong phòng thí nghiệm O2 thường được điều chế từ KMnO4 hoặc KClO3. Hãy cho biết trường hợp nào thu được nhiều O2 hơn nếu: a. Nhiệt phân cùng số mol mỗi chất b. Nhiệt phân cùng số gam mỗi chất Bài tập 7: a. Hãy xác định các chất được kí hiệu bằng các kí tự: A, B, D, E, G trong các PTHH của các phản ứng sau đây và hoàn thành các PTHH đó. 푡표 (1) HgO A + O2 푡표 (2) BaCO3 BaO + B
  2. 푡표 (3) D + FeCl2 FeCl3 푡표 (4) Mg + E MgO (5) CaO + G → Ca(OH)2 (6) Na + H2O → NaOH + F b. Hãy phân loại các phản ứng trên Bài tập 8: Cho 2,16 g một kim loại R hoá trị III tác dụng hết với lượng khí oxi dư, thu được 4,08 g một oxit có dạng R2O3, Xác định tên và KHHH của kim loại R. Bài tập 9: Đốt cháy hoàn toàn 18,8 gam hỗn hợp gồm lưu huỳnh và photpho có tỉ lệ số mol nS : nP = 1:2 bằng khí oxi. a. Viết PTHH b. Tính khối lượng mỗi oxit thu được sau phản ứng c. Tính thể tích khí oxi đã tham gia phản ứng (đktc) d. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu. Bài tập 10: Hãy điền CTHH của oxit, phân loại và gọi tên các oxit trong bảng sau: Nguyên S (VI) Fe (III) S(IV) Na (I) Al (III) Fe (II) P (V) tố CTHH của oxit Phân loại Gọi tên