Nội dung ôn tập môn Giáo dục công dân 9

docx 7 trang thienle22 5650
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập môn Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_9.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập môn Giáo dục công dân 9

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN GDCD 9 I. Lý thuyết Hiểu được nội dung; quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. Nhận biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. Vận dụng được nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ vủa công dân trong hôn nhân, gia đình vào thực tiễn cuộc sống. II. Câu hỏi Câu 1. Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ A. bảo vệ mọi quyền và lợi ích của con. B. đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất của con. C. thỏa mãn mọi nhu cầu về tinh thần của con. D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Câu 2. Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây? A. Phân biệt đối xử giữa các con. B. Tôn trọng ý kiến của con. C. Ngược đãi, xúc phạm con. D. Ép buộc con làm những điều trái pháp luật. Câu 3. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào dưới đây của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ? A. Yêu quý, kính trọng. B. Chăm sóc, phụng dưỡng. C. Hỏi han, động viên. D. Ngược đãi, xúc phạm. Câu 4. Hành vi nào dưới đây thể hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái trong gia đình? A. Tự ý đọc nhật kí của con. B. Chăm sóc khi con bị ốm. C. Đánh mắng khi con bị điểm thấp. D. Chỉ tôn trọng ý kiến của con trai.
  2. Câu 5. Hành vi nào dưới đây thể hiện con cái thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình? A. Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. B. Mua quà tặng mẹ bằng cách trộm tiền của bố. C. Bắt bố mẹ đưa đi học dù trường học ở rất gần nhà. D. Thường xuyên dùng tiền ăn sáng chơi điện tử. Câu 6. Hành vi nào dưới đây không thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em trong gia đình? A. Chị gái thường xuyên nhường đồ chơi cho em. B. Anh trai nuôi dưỡng em khi không còn cha mẹ. C. Chị gái đánh em trai vì em không làm bài tập. D. Hai chị em cùng tập thể dục vào các buổi sáng. Câu 7. Cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách được gọi là A. gia đình. B. trường học. C. khu dân cư. D. xã hội. Câu 8. Hành vi nào dưới đây không thể đúng quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ, ông bà trong gia đình? A. Đấm lưng cho bà. B. Trốn tránh làm việc nhà. C. Giúp ông tỉa cây cảnh. D. Tặng quà cho mẹ ngày 8/3. Câu 9. Hành vi nào dưới đây của học sinh không thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con cái trong gia đình? A. Tự đạp xe đạp đi học. B. Chăm sóc khi mẹ ốm. C. Làm bài tập đầy đủ. D. Đợi mẹ gọi mới thức dậy. Câu 10. Bạn H có 3 chị gái, chị M của H vừa thi đỗ vào đại học nhưng bố mẹ H bắt chị ở nhà lấy chồng vì lí do H là con trai duy nhất trong nhà nên phải để dành tiền cho H đi du học. Nếu là H, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật?
  3. A. Tôn trọng và đồng tình với ý kiến của bố mẹ. B. Bênh vực chị M và khuyên chị M cãi lại bố mẹ. C. Giải thích để bố mẹ đối xử công bằng với các con. D. Không quan tâm vì cho rằng đó là quyền của bố mẹ. Câu 11. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, H được bà ngoại nuôi ăn học. Từ khi có việc làm và chỗ ở ổn định, H không về thăm bà và thường trốn tránh khi bà đến thăm. Nếu là H, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Biếu bà một khoản tiền và xin bà đừng làm phiền mình. B. Chuyển đến một nơi ở khác để bà không tìm được. C. Chuyển cả chỗ ở và chỗ làm để bà không tìm được. D. Đón bà lên sống cùng để thuận tiện cho việc chăm sóc. Câu 12. Sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tấc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận là dấu hiệu cơ bản của khái niệm nào dưới đây? A. Đính hôn. B. Hôn nhân. C. Đính ước. D. Kết hôn. Câu 13. Nội dung nào dưới đây là cơ sở quan trọng của hôn nhân? A. Phong tục, tập quán. B. Điều kiện kinh tế. C. Tình yêu chân chính. D. Vị trí xã hội. Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay? A. Tự nguyện, tiến bộ. B. Một vợ, một chồng. C. Cha mẹ sắp đặt. D. Vợ chồng bình đẳng. Câu 15. Nội dung nào dưới đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay? A. “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. B. Tự nguyện, tiến bộ. C. Tự do, tự quyết định.
  4. D. Không bị ràng buộc bởi pháp luật. Câu 16. Nội dung nào dưới đây thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014? A. Những người không có cùng quốc tịch. B. Những người khác tôn giáo. C. Những người mất năng lực hành vi dân sự. D. Những người không cùng tư tưởng, quan điểm. Câu 17. Trường hợp nào dưới đây không bị cấm kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014? A. Người đang có vợ hoặc chồng. B. Người có cùng dòng máu trực hệ. C. Người mất năng lực hành vi dân sự. D. Người có quốc tịch nước ngoài. Câu 18. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không thừa nhận trường hợp kết hôn nào dưới đây? A. Kết hôn giữa những người cùng giới tính. B. Kết hôn giữa những người khác giới tính. C. Kết hôn giữa những người quá chênh lệch về tuổi tác. D. Kết hôn giữa những người không cùng tôn giáo. Câu 19. Trường hợp nào dưới đây không bị cấm kết hôn? A. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi. B. Bố chồng với con dâu. C. Bố dượng với con riêng của vợ. D. Anh, em kết nghĩa. Câu 20. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định độ tuổi kết hôn là A. nam từ 20 tuổi trở lên, nữa từ 18 tuổi trở lên. B. nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên. C. nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. D. nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 21. Trường hợp nào dưới đây vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về độ tuổi kết hôn? A. Anh C 26 tuổi kết hôn với chị S 62 tuổi. B. Anh K đủ 20 tuổi kết hôn với chị L đủ 18 tuổi. C. Anh X 72 tuổi kết hôn với chị Y đủ 18 tuổi. D. Anh T đủ 18 tuổi kết hôn với chị H 19 tuổi. Câu 22. Trường hợp nào sau đây không bị pháp luật Việt Nam cấm? A. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn. B. Cản trở hôn nhân tự nguyện.
  5. C. Kết hôn, li hôn giả tạo. D. Kết hôn khi đã cao tuổi. Câu 23. Ý kiến nào dưới đây không đúng với quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân và gia đình? A. Nam nữ tự nguyện quyết định kết hôn trên cơ sở tình yêu. B. Kết hôn là tự do của nam nữ, không ai có quyền can thiệp. C. Cha mẹ có quyền hướng dẫn con trong việc chọn bạn đời. D. Hôn nhân không bị phân biệt bởi dân tộc và tôn giáo. Câu 24. Vợ chồng bình đẳng với nhau được hiểu là vợ chồng A. phải làm những công viêc bằng nhau, không hơn không kém. B. có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong gia đình. C. phải làm những công việc giống hệt như nhau trong gia đình. D. có nghĩa vụ và quyền không giống nhau trong gia đình. Câu 25. Quan điểm nào dưới đây đúng với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình nước ta? Trong gia đình, A. người chồng là người quyết định mọi việc. B. người vợ có quyền quyết định mọi việc. C. người chồng phải lo việc lớn còn vợ phải làm việc nhà. D. vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt. Câu 26. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân? A. Mục đích chính của hôn nhân là để duy trì và phát triển kinh kế. B. Hôn nhân phải được nhà nước thừa nhận. C. Hôn nhân nhằm mục đích chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. D. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện. Câu 27. Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây? A. Hoàn cảnh gia đình tương xứng. C. Tình yêu chân chính. B. Hợp nhau về gu thời trang. D. Có việc làm ổn định. Câu 28. Ý nào dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam? A. Hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. B. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, không ai có quyền can thiệp. C. Hôn nhân giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo. D. Hôn nhân cùng lúc giữa một công dân Việt Nam với hai người nước ngoài. Câu 29. Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được phép kết hôn? A. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
  6. B. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên. C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 30. Pháp luật Việt Nam không cấm kết hôn những trường hợp nào dưới đây? A. Người đã từng có vợ, có chồng. B. Người mất năng lực hành vi dân sự. C. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. D. Giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi. Câu 31. Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật trong luật hôn nhân? A. Kết hôn giả, li hôn giả. B. Cản trở việc tảo hôn. C. Yêu sách của cải trong kết hôn. D. Cản trở việc li hôn. Câu 32. Ý kiến nào dưới đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? A. Kết hôn khi nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con. C. Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc. D. Kết hôn do nam nữ tự nguyện, trên cơ sở tình yêu chân chính. Câu 33. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về hôn nhân? A. Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. B. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân. C. Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối. D. Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn theo quy định của pháp luật. Câu 34. Hiện tượng lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật gọi là A. tái hôn B. tảo hôn C. li hôn D. kết hôn Câu 35. Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng A. quyền và nghĩa vụ không ngang nhau. B. chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tùy trường hợp. C. có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau. D. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt. Câu 36. Hậu quả nào dưới đây không phải của nạn tảo hôn? A. Không thể gặp lại người thân. B. Làm giảm chất lượng dân số. C. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con. D. Mâu thuẫn trong gia đình do vợ chồng còn quá trẻ. Câu 37. Dựa vào kiến thức bài Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây? A. Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên. B. Con hư tại mẹ cháu hư tại bà. C. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. D. Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm sông hương mặc người. Câu 38. Bài ca dao sau đây lên án hủ tục nào dưới đây?
  7. Thân em mười sáu tuổi đầu, Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người. Nói ra sợ chị em cười, Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay. A. Cướp vợ. C. Trọng nam khinh nữ. B. Tảo hôn. D. Mê tín dị đoan. Câu 39. M đang học lớp 9 thì bị mẹ bắt nghỉ học và ép gả cho một người nhà giàu, M không đồng ý thì bị mẹ mắng buộc M phải làm đám cưới. Dựa vào kiến thức bài Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em hãy khuyên M cần làm gì trong trường hợp này? A. Chấp nhận sự sắp đặt của bố mẹ. B. Bỏ nhà đi để trốn tránh cuộc hôn nhân đó. C. Đến thẳng gia đình nhà giàu kia để yêu cầu họ hủy hôn. D. Làm cho bố mẹ hiểu như thế là vi phạm pháp luật. Câu 40. Anh H và chị T yêu nhau, khi về nhà ra mắt anh chị bị cả hai bên gia đình pản đối vì lí do bà anh H và bà chị T là hai chị em họ xa. Trong trường hợp này, anh H và chị T cần làm gì? A. Gây áp lực cho hai bên gia đình để được đồng ý. B. Chấp nhận chia tay theo yêu cầu của hai bên gia đình. C. Bỏ qua sự phản đối, hai người vẫn tổ chức đám cưới. D. Giải thích cho gia đình hiểu pháp luật chỉ nghiêm cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời.