Nội dung ôn tập Giáo dục công dân 9
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- noi_dung_on_tap_giao_duc_cong_dan_9.docx
Nội dung text: Nội dung ôn tập Giáo dục công dân 9
- NỘI DUNG ÔN TẬP GDCD 9 Em hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây. Câu 1. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân? A. Hôn nhân phải được Nhà nước thừa nhận. B. Mục đích chính của hôn nhân là để duy trì và phát triển kinh tế. C. Hôn nhân nhằm mục đích chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà thuận,hạnh phúc. D. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện. Câu 2. Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây? A. Hoàn cảnh gia đình tương xứng. B. Hợp nhau về gu thời trang. C. Tình yêu chân chính. D. Có việc làm ổn định. Câu 3. Ý nào dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam? A. Hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, B. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, không ai có quyền can thiệp. C. Hôn nhân giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo. D. Hôn nhân cùng lúc giữa một công dân Việt Nam với hai người nước ngoài. Câu 4. Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được phép kết hôn? A. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên. C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, Câu 5.Pháp luật Việt Nam không cấm kết hôn những trường hợp nào dưới đây? A. Người đã từng có vợ, có chồng. B. Người mất năng lực hành vi dân sự, C. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. D. Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi Câu 6. Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật trong hôn nhân? A. Kết hôn giả, li hôn giả. C, Yêu sách của cải trong kết hôn. B. Cản trở việc tảo hôn. D. Cản trở việc li hôn. Câu 7. Ý kiến nào dưới đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân tronghôn nhân? A. Kết hôn khi nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con. C. Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc. D. Kết hôn do nam nữ tự nguyện, trên cơ sở tình yêu chân chính. Câu 8. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về hôn nhân? A. Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. B. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân. C. Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối. D. Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn theo quy định của pháp luật.
- Câu 9. Hiện tượng lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật gọi là A. tái hôn. C. li hôn. B. tảo hôn. D. kết hôn. Câu 10. Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng A, quyền và nghĩa vụ không ngang nhau. B. chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tuỳ trường hợp. C. có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau. D. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Câu 11. Hậu quả nào dưới đây không phải của nạn tảo hôn? A. Không thể gặp lại người thân. B. Làm giảm chất lượng dân số. C. Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả mẹ và con. D. Mâu thuẫn trong gia đình do vợ chồng còn quá trẻ. Câu 12. Dựa vào kiến thức bài Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân,em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây? A. Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên. B. Con hư tại mẹ cháu hư tại bà. C. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. D. Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm sông hương mặc người. Câu 13. Bài ca dao sau lên án hủ tục nào dưới đây? Thân em mười sáu tuổi đầu, Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người. . Nói ra sợ chị em cười, Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay. A. Cướp vợ. C. Tảo hôn. B. Trọng nam khinh nữ. D. Mê tín dị đoan. Câu 14: M đang học lớp 9 thì bị mẹ bắt nghỉ học và ép gả cho một người nhà giaù. M không đồng ý thì bị mẹ mắng buộc M phải làm đám cưới. Dựa vào kiến thức bài Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em hãy khuyến M cần làm gì trong trường hợp này? A. Chấp nhận sự sắp đặt của bố mẹ. B. Bỏ nhà đi để trốn tránh cuộc hôn nhân đó. C. Đến thắng gia đình nhà giàu kia để yêu cầu họ huỷ hôn. o D. Làm cho bố mẹ hiểu như thế là vi phạm pháp luật. Câu 15. Anh H và chị T yêu nhau, khi về ra mắt anh chị bị cả hai bên gia đình phản đối vì lí do bà anh H và bà chị T là hai chị em họ xa. Trong trường hợp này, anh H và chị T cần làm gì? A. Gây áp lực cho hai bên gia đình để được đồng ý. B. Chấp nhận chia tay theo yêu cầu của hai gia đình. C. Bỏ qua sự phản đối, hai người vẫn tự tổ chức đám cưới. D. Giải thích cho gia đình hiểu pháp luật chỉ nghiêm cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời. Chúc các con mạnh khỏe, học tập tốt!
- NỘI DUNG ÔN TẬP GDCD8 Bài: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN Xà HỘI C©u 1 (4,0 ®): ThÕ nµo lµ tÖ n¹n x· héi? Chóng cã t¸c h¹i nh thÕ nµo? Theo em nh÷ng nguyªn nh©n nµo khiÕn con ngêi sa vµo tÖ n¹n x· héi? H·y nªu nh÷ng quy ®Þnh c¬ b¶n cña ph¸p luËt vÒ phßng, chèng tÖ n¹n x· héi? Câu 2 :(2.0 điểm) Tệ nạn xã hội là gì? Tại sao nói: " Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác", học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội? Câu 3 (6.0 điểm) Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải một số hình ảnh, bài viết về tình trạng bạo lực học đường. Đây là hiện tượng tiêu cực của xã hội đang được mọi người quan tâm . Em hãy viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ và trình bày phương hướng hành động để góp phần giảm thiểu hiện tượng tiêu cực trên ? Câu 4 (4,0 điểm).Trong tình hình hiện nay,tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng,gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh và mọi người trong xã hội.Bằng những hiểu biết của mình ,em hãy viết một bức thông điệp gửi tới mọi người nhằm góp phần nâng cao ý thức phòng chống tệ nạn xã hội? C©u 5: (4 ®iÓm) a. Em sÏ lµm g× nÕu t×nh cê ph¸t hiÖn ®îc qu¸n níc «ng B lµ mét tô ®iÓm bu«n b¸n ma tuý? b . TÖ n¹n x· héi lµ g×? TÖ n¹n x· héi cã ¶nh hëng nh thÕ nµo ®Õn ®êi sèng con ngêi? Ph¸p luËt níc ta ®· quy ®Þnh nh thÕ nµo ®Ó phßng, chèng tÖ n¹n x· héi? B¶n th©n em ®· lµm g× ®Ó kh«ng sa vµo tÖ n¹n x· héi? H·y cho nhËn xÐt chung nhÊt vÒ t×nh h×nh tÖ n¹n x· héi ë ®Þa ph¬ng em? Bài: PHÒNG, CHỐNG NHIẼM HIV?AIDS Câu 1: Vì sao phải phòng, chống nhiễm HIV/AIDS? Nêu những qui định của pháp luật nước ta về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS? Để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS cho mình và cho mọi người chúng ta cần làm gì? Câu 2 (4 điểm): Em hiểu như thế nào về câu "Đừng chết vì thiếu hiểu biết về AIDS"? Em có đồng tình với câu nói đó không? Câu 3 ( 5 điểm): Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của mình, em hãy làm rõ: a. Vì sao chúng ta phải phòng chống lây truyền HIV/AIDS? b. Theo em HIV/AIDS lây truyền qua những con đường nào? HIV/AIDS có lây truyền qua muỗi đốt không?Vì sao? c. Pháp luật có những quy định như thế nào về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS? d. Là công dân-HS, em cần phải thực hiện các biện pháp nào để phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS? Câu 4 (6,0 điểm). Em hiểu như thế nào về HIV/AIDS? Thái độ và hành động của em trước thảm họa này? Câu 5: (5 điểm) Theo em, vì sao chúng ta phải phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS? Theo em, HIV/AIDS lây nhiễm qua những con đường nào, chỉ ra các cách phòng tránh? Để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS pháp luật nước ta có quy định như thế nào? Em hãy nêu các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS? Câu 6: Pháp lệnh phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 31-5-1995 khẳng định: "Phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS là trách nhiệm của mỗi người, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Nhà nước có chính sách và biện pháp kịp thời để bảo đảm việc phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS có hiệu quả”. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy làm rõ điều trên. Câu 7 (4điểm): Nam rủ Bình đến nhà An chơi nhân ngày sinh nhật của An. Bình nói : “Bạn không biết là anh của An bị AIDS à? Tớ không đi đâu, sợ lắm, nhở bị lây thì chết! Thôi, bạn đi một mình đi!”. Nếu là Nam trong trường hợp này, em sẽ nói với Bình như thế nào cho bạn hiểu ?. Chúc các con mạnh khỏe, học tập tốt!
- NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 8 I.Ôn 1. Học thuộc lòng các bài thơ: Nhớ rừng, Quê hương, Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường 2. Nắm chắc nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm thơ trên. 3. Nắm chắc nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật của từng bài. 4. Các kiểu câu phân theo mục đích nói: Nắm chắc đặc điểm hình thức và chức năng mỗi kiểu câu. II. Luyện tập 1.Bằng đoạn văn tổng – phân – hợp ( khoảng 10 câu ), hãy trình bày cảm nhận về hiểu quả của một vài biện pháp tu từ tiêu biểu trong đoạn thơ sau. Đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu? 2. Cho đoạn thơ: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ (“Quê hương” – Tế Hanh) . a.Phát hiện các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ: b. Viết đoạn văn diễn dịch (7-10 câu) cảm nhận tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy. Sử dụng 01câu cầu khiến, một trợ từ. 3. Cho đoạn thơ: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió (“Quê hương” – Tế Hanh) a. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ: - b. Viết đoạn văn quy nạp (7-10 câu) cảm nhận tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy. Sử dụng 01 câu ghép, một quan hệ từ. 4.Cho đoạn thơ: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (“Quê hương” – Tế Hanh) a. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ: b. Viết đoạn văn tổng phân hợp (7-10 câu) cảm nhận tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy. Sử dụng 01 câu bị động. 5.Viết một đoạn văn (6-8 câu) nêu ý nghĩa hình ảnh tiếng chim tu hú trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu, trong đó có câu chứa thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, bắt đầu bằng từ “Khi” và một câu cảm thán. 6.Cảm nhận bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Chúc các con mạnh khỏe, học tập tốt!
- NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 9 Đề 1 I. Phần I (7 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! ( SGK ngữ văn 9 tập một – NXB Giáo dục) 1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác? 2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên. 3. Cụm từ “đôi tri kỷ” gợi cho em suy nghĩ gì về tình bạn đẹp (trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em). 4. Bằng một đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) phân tích đoạn thơ trên để thấy được cơ sở bền chặt hình thành nên tình đồng chí của người lính. Trong đoạn văn có sử dụng một phép lặp để liên kết và một thành phần phụ chú (gạch chân dưới phép lặp và thành phần phụ chú). Phần II (3 điểm) Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” tác giả Lê Anh Trà có viết: “Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay, đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kỳ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại [ ]. (SGK ngữ văn 9 - tập 1) 1. Gọi tên các cụm từ: rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại. 2. Nêu khái quát vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh? 3. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thanh niên ngày nay.
- Đề 2: Phần I: (4đ) Câu 1:(1đ) Trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” Nguyễn Thành Long đã để nhân vật họa sĩ xúc động nhận xét: “Người con trai ấy đáng yêu thật”. Em hãy cho biết “người con trai ấy” là ai? Tại sao họa sĩ lại có nhận xét như vậy? Câu 2: (1đ) Nhân vật đó được Nguyễn Thành Long miêu tả qua điểm nhìn của những nhân vật nào? Hiệu quả nghệ thuật của cách miêu tả đó trong việc khắc họa bức chân dung nhân vật? Câu 3: (2đ) Từ sự hiểu biết về các nhân vật trong truyện “Lặng lẽ SaPa” và những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước. Phần II: (6điểm) “Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng? Phố đông, còn nhớ bản làng, Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?” (Việt Bắc- Tố Hữu) 1. Những câu thơ trên gợi cho em liên tưởng đến khổ thơ nào trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy? Hãy chép lại khổ thơ ấy? 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bải thơ “Ánh trăng”? Hoàn cảnh ấy có liên quan gì tới nội dung tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ? 3. Tìm trong bài thơ ba từ thể hiện thái độ tình cảm của người với trăng trong quá khứ và trong hiện tại? Đối chiếu các từ đó với nhau, em có nhận xét gì về diễn biến thái độ của người với trăng theo thời gian? 4. Dựa vào khổ thơ em vừa chép cùng với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu phân tích cảm xúc của người lính với vầng trăng khi trở về với cuộc sống đời thường và tình huống bất ngờ gặp lại vầng trăng xưa. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán và phép nối.(Gạch chân)
- Đề 3: Phần I. (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau: Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những người nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) 1. Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép có trong đoạn văn trên 2. Theo em, tại sao mỗi tác phẩm lớn lại rọi được “vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng”? 3. Trong cuộc sống hiện đại, một bộ phận không nhỏ giới trẻ có phần hờ hững với việc đọc, tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của các tác phẩm văn chương mà thay vào đó họ tìm đến các trang báo mạng, có khi đoc các loại sách ít giá trị: truyện tranh, tiểu thuyết ngôn tình Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên? Phần II: (6,0 điểm): Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy mở đầu bằng hai khổ thơ sau: Hồi nhỏ sống với đồng Trần trụi giữa thiên nhiên với sông rồi với bể hồn nhiên như cây cỏ với chiến tranh ở rừng ngỡ không bao giờ quên vầng trăng thành tri kỷ cái vầng trăng tình nghĩa. 1 .Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Ánh trăng”. 2 . Hình ảnh đồng, sông, bể, rừng còn xuất hiện trong một khổ thơ khác của bài thơ “Ánh trăng”. Hãy chép lại khổ thơ đó và cho biết sự lặp lại hình ảnh đồng, sông, bể, rừng trong khổ thơ đó có ý nghĩa gì? 3. Em hiểu “Tri kỷ” nghĩa là gì? Hãy nêu tên một bài thơ (ghi rõ tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 9 có sử dụng từ này. 4 .Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu làm rõ mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa người và trăng qua hai khổi thơ trên. Đoạn văn có sử dụng câu bị động và thán từ.