Nhật ký dạy học lớp 2 - Tuần 23 - GV: Lê Thị Tài - Trường tiểu học Phú Thủy

doc 23 trang thienle22 6230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhật ký dạy học lớp 2 - Tuần 23 - GV: Lê Thị Tài - Trường tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnhat_ky_day_hoc_lop_2_tuan_23_gv_le_thi_tai_truong_tieu_hoc.doc

Nội dung text: Nhật ký dạy học lớp 2 - Tuần 23 - GV: Lê Thị Tài - Trường tiểu học Phú Thủy

  1. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 TUẦN 23 Thứ hai ngày 1 tháng 3năm 2021 Toán BÀI 62: BẢNG CHIA 2. MỘT PHẦN HAI (T2) I. Mục tiêu: - KT: Thực hành vận dụng bảng chia 2. Nhận biết một phần hai. - KN: Thực hành hoạt động 1,2,3 ( HĐTH) - TĐ: HS yêu thích học toán. - NL: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện tính toán trong thực tế. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: TLHDH, BP, MT, - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. “Ôn lại bảng chia 2” - GV giới thiệu bài học. HS viết đề bài vào vở - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thuộc bảng chia 2. Tham gia chơi tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1. Tính nhẩm. Việc 1: HS đọc yêu cầu và làm vào vở. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Vận dụng bảng chia 2 tính nhẩm nhanh, đúng. a) 2 : 2 = 1 14 : 2 = 7 6 : 2 = 3 10 : 2 = 5 b) 12 : 2 = 6 18 : 2 = 9 16 : 2 = 8 20 : 2 = 10 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Giải bài toán. Việc 1: HS đọc bài toán và phân tích đề bài. Xác định bài toán cho biết gì, hỏi gì, phép tính cần thực hiện. Việc 2: Giải bài toán. Báo cáo khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Giải được bài toán bằng một phép chia. Bài giải Mỗi bạn được số quyển vở là: GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  2. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 8 : 2 = 4 (quyển) Đáp số: 4 quyển vở - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đã tô màu ½ hình nào? Việc 1: HS đọc đề bài, quan sát hình vẽ và tự làm bài. Việc 2: Chia sẻ cách làm trước lớp. GV nhận xét. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết được ½: hình a,c. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp đỡ HS nắm được bảng chia 2, hỗ trợ khi thực hiện các bài tập. - HSHTT: Trên sân có một số con gà đang mổ thóc. An đếm được 14 chân gà. Hỏi có bao nhiêu con gà ở trên sân? VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH. Tiếng Việt BÀI 23A: VÌ SAO SÓI BỊ NGỰA ĐÁ? (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng của các nhân vật. Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng. - Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: TLHDH, tranh, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và nói lời đáp: Hỏi: Bộ quần áo của Sói đang mặc giống quần áo của ai? Đáp: Hỏi: Có phải Sói bị Ngựa đá văng ra xa không? Đáp: . - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  3. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe thầy (cô) đọc câu chuyện: Bác sĩ Sói. Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết giọng đọc: giọng kể vui vẻ tinh nghịch, giọng Sói giả ngân giả nghĩa, giọng Ngựa giả vờ lễ phép và rất bình tĩnh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đọc từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa (2-3 lần) Việc 2: TBHT điều hành các bạn đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Nhận xét, bổ sung cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nghĩa của từ: + Khoan thai: thong thả, không vội vã. + Phát hiện: nhận ra, tìm ra. + Bình tĩnh: không sợ hãi hoặc nóng vội. + Làm phúc: giúp người khác không lấy tiền của. + Đá một cú giáng trời: đá một cú rất mạnh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ, câu đã cho ở HDH. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng các từ khó: hiền lành, lễ phép, làm ơn, lựa miếng, khoan thai, phát hiện, làm phúc, . - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài Bác sĩ Sói (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. *ĐGTX: GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  4. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 - Tiêu chí: Đọc đúng giọng nhân vật, đọc đúng các từ ngữ khó, ngắt nghỉ đúng sau các cụm từ dài, dấu chấm, dấu phẩy; chú ý ngắt giọng ở câu: Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/một ống nghe cặp vào cổ,/một áo choàng khoác lên người,/một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.// - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp đỡ HS hiểu được nghĩa các từ khó trong bài. - HSHTT: Đặt được câu với từ khó. Đọc diễn cảm câu chuyện. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Đọc câu chuyện Bác sĩ Sói cho ba mẹ nghe. Tiếng Việt BÀI 23A: VÌ SAO SÓI BỊ NGỰA ĐÁ? (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu nội dung truyện: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. - Kĩ năng: Trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp. II. Chuẩn bị: TLHDH, tranh ảnh, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Chuyền quà: đọc lại bài Bác sĩ Sói” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc rành mạch và ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Thảo luận, trả lời câu hỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thảo luận và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài: Câu 1: Sói giả làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa. Câu 2: Ngựa bình tĩnh giả đau ở chân sau, nhờ Sói xem giúp. Câu 3: Sói bị ngựa đá vì tưởng lừa được ngựa, mon men ra phía sau, lựa miếng định đớp Ngựa. Câu 4: Có thể chọn tên: Sói và Ngựa vì đây là hai nhân vật chính của truyện hoặc Anh Ngựa thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh nhanh trí của Ngựa. GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  5. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Thi đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc trôi chảy các đoạn nối tiếp nhau, phân vai. + Bình chọn được bạn đọc tốt nhất. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp HS tìm hiểu bài trả lời câu hỏi - HSHTT: TL được câu hỏi. Trong câu chuyện này, em thích Sói hay Ngựa? Vì sao? Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân giả nghĩa. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Luyện kỹ năng trả lời câu hỏi. Ôn TV ÔN LUYỆN TUẦN 23 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc hiểu câu chuyện Không vâng lời mẹ, nêu được những đặc điểm của các muông thú. - Kĩ năng: Đọc hiểu bài và trả lời được các câu hỏi, nắm được nội dung bài. Biết phát biểu ý kiến nhận xét về đặc điểm của một số loài thú. - Thái độ: Biết vâng lời mẹ. - Năng lực: Vận dụng vào bài học trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Giải câu đố. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết giải các câu đố với ô chữ có lời giải nghĩa. Con gì bốn vó Oai nhất rừng xanh Ngực nở bụng thon Tính nết chẳng lành Bờm vờn trong gió Muôn loài đều sợ Phi nhanh như bay Tránh xa cho nhanh - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. Ôn luyện HĐ3: Đọc câu chuyện sau và TLCH (a đến d). *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc hiểu bài, nắm nội dung bài, trả lời chính xác câu hỏi trong bài Không vâng lời mẹ: a) Bạn cùng chơi với loài thỏ là: Cáo b) Thỏ mẹ nhận xét như thế nào về những người bạn của các con vật? GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  6. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 Đó là loài vật rất độc ác. c) Vì sao bầy thỏ không nghe lời mẹ? - Vì bầy thỏ thấy bạn cáo hền lành, tốt bụng. d) Theo em bầy thỏ con đã hiểu ra những điều gì? - Phải vâng lời mẹ dặn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học với người thân. Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 22 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia và vận dụng viết phép chia từ phép nhân. Thuộc và vận dụng bảng chia 2 vào tính toán. - Kĩ năng: Vận dụng bảng nhân, chia đã học để tính toán. - Thái độ: Ham thích học toán, tích cực tự giác trong học tập - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - SHD, BP, vở III. Hoạt động dạy học: Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp học sinh tính nhanh kết quả phép nhân và phép chia và nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia (BT 1,2,4). Vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện tính toán ( BT 3) - HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và hướng dẫn các bạn còn hạn chế. Làm thêm phần ứng dụng. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS tính nhanh đúng kết quả phép tính nhân và chia. Nhận ra được mối quan hệ giữa phép chia và phép nhân. 1. 2 x 4 = 8 2 x 5 = 10 2 x 9 = 18 2 x 7 = 14 8 : 2 = 4 10 : 2 = 5 18 : 2 = 9 14 : 2 = 7 2 x 3 = 6 2 x 6 = 12 2 x 2 = 4 2 x 8 = 16 6 : 2 = 3 12 : 2 = 6 4 : 2 = 2 16 : 2 = 8 2. 2 x 1 = 2 2 : 2 = 1 2 x 3 = 6 6 : 2 = 3 + Vận dụng bảng chia 2 để thực hiện tính kết quả các phép tính. 3. 4 : 2 = 2 12 : 2 = 6 2 : 2 = 1 18 : 2 = 9 8 : 2 = 4 16 : 2 = 8 14 : 2 = 7 20 : 2 = 10 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn. Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2021 Toán BÀI 63: LUYỆN TẬP GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  7. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 I.Mục tiêu: - Kiến thức: Học thuộc bảng chia 2, củng cố lại một phần 2. - Kĩ năng: Vận dụng bảng chia 2 vào tính toán, xác định được một phần 2 của hình. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên trì trong học toán. - Năng lực: Vận dụng vào trong tính toán thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, hình - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: HĐ1: Chuyển lên phần KĐ. V. ĐGTX:  Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi “ Truyền điện: ôn lại bảng nhân 2 và bảng chia 2” khởi động tiết học. - GV giới thiệu bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc thuộc bảng nhân 2, bảng chia 2; nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia; hào hứng tích cực khi tham gia chơi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động thực hành: HĐ1: Chuyển lên phần KĐ. HĐ2: Giải bài toán. Việc 1: HS đọc bài toán và phân tích đề bài. Xác định bài toán cho biết gì, hỏi gì, phép tính cần thực hiện. Việc 2: Giải bài toán. Báo cáo khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Giải được bài toán bằng một phép chia. Bài giải Xếp được tất cả số hàng là: 18 : 2 = 9 (hàng) Đáp số: 9 hàng - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đã tô màu ½ hình nào? Việc 1: HS đọc đề bài, quan sát hình vẽ và tự làm bài. Việc 2: Chia sẻ cách làm trước lớp. GV nhận xét. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết được ½: hình a,c. GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  8. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 4: Chơi trò chơi “Đô – mi – nô” ôn lại bảng chia 2. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tham gia trò chơi “Đô-mi-nô” tích cực, tự giác thuộc bảng chia 2. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. HSHTT: VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp đỡ HS vận dụng bảng chia 2 để tính toán. - HSHTT: Làm thêm bài: Một bác thợ làm được 16 chiếc bánh. Bác xếp đều bánh vào các hộp, mỗi hộp 2 chiếc bánh. Hỏi bác cần bao nhiêu hộp để xếp hết số bánh đó? VII. HD hoạt động ứng dụng: - Ôn lại các bảng chia 2. Tiếng Việt BÀI 23A: VÌ SAO SÓI BỊ NGỰA ĐÁ? (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Mở rộng vốn từ về các loài thú. Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào? - Kĩ năng: Đặt và trả lời được câu hỏi có cụm từ như thế nào? - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: TLHDH, vở, BP, tranh III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: B. Hoạt động thực hành: HĐ3: Cùng nhau nói về đặc điểm của Sói và Ngựa. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nói được đặc điểm của Sói và Ngựa cho nhau nghe: Sói: Độc ác, ngu ngốc Ngựa: Thông minh - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ4: Xếp tên vào nhóm thích hợp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết sắp xếp tên các con vật vào nhóm thích hợp, chữ viết sạch sẽ rõ ràng. Nhóm thú dữ, nguy hiểm Nhóm thú không nguy hiểm Hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó thỏ, khỉ, vượn, chồn, GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  9. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 sói, sư tử, bò rừng, tê hươu cáo, sóc giác, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ5: Quan sát tranh. *ĐGTX: - Tiêu chí: Xem tranh, hỏi và trả lời các câu hỏi liên quan đến bức tranh có sử dụng cụm từ như thế nào? + Thỏ chạy như thế nào? Thỏ chạy nhanh như bay./ Thỏ chạy rất nhanh + Voi kéo gỗ như thế nào? Voi kéo gỗ rất khỏe./ Voi kéo gỗ hùng hục./ Voi kéo gỗ băng băng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp đỡ HS xếp các con vật đúng đặc điểm TLCH theo mẫu câu Ai như thế nào? - HSHTT: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: Màu sắc những chiếc khăn trên cổ hươu rất rực rỡ. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Nói với người thân về Sói hoặc Ngựa trong bài đọc. Tiếng Việt BÀI 23B: RUỘT NGỰA CÓ THẲNG KHÔNG? (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Bác sĩ Sói. - Kĩ năng: Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp. Tập trung theo dõi bạn kể chuyện: biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp. II. Chuẩn bị: TLHDH, vở, tranh III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Chuyền quà: đọc lại từng đoạn câu chuyện Bác sĩ Sói.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện. *ĐGTX: GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  10. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 - Tiêu chí: HS biết quan sát tranh, kể lại theo nội dung câu chuyện Bác sĩ Sói trôi chảy, mạch lạc và tham gia chơi hào hứng, tích cực. . Bức tranh 1 vẽ một chú Ngựa đang ăn cỏ và một con Sói đang thèm rỏ dãi. . Bức tranh 2, lúc này Sói mặc áo khoác trắng, đầu đội một chiếc mũ có thêu chữ thập đỏ, mắt đeo kính, có đeo ống nghe. Sói đang đóng giả làm bác sĩ. . Bức tranh 3 vẽ cảnh Sói mon men lại gần Ngựa, dỗ dành Ngựa để nó khám bệnh cho, Ngựa bình tĩnh đối phó với Sói. . Bức tranh 4: Ngựa tung vó đã cho Sói một cú trời giáng. Sói bị hất tung về phía sau, mũ văng ra, kính vỡ tan, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3: Tập kể phân vai. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Kể phân vai được đoạn 2 của câu chuyện. + Thể hiện đúng điệu bộ, giọng nói của từng nhân vật: Người dẫn truyện: Vui, pha chút hài hước. Ngựa: Điềm tính, giả bộ lễ phép, cầu khẩn. Sói: Vẻ gian xảo, giả bộ nhân từ. Khi đến gần Ngựa vẻ mặt mừng rỡ, đắc ý. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp đỡ HS kể từng đoạn của câu chuyện - HSHTT: Kể được câu chuyện thể hiện điệu bộ VII. HD hoạt động ứng dụng: - Kể lại điều em thích trong câu chuyện Bác sĩ Sói. Ôn TV ÔN LUYỆN TUẦN 23 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết phát biểu ý kiến nhận xét về đặc điểm của một số loài thú. Sử dụng được các từ ngữ về loài thú: đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n (hoặc tiếng có vần ươt/ươc). Biết đáp lời khẳng định phù hợp với tình huống: bước đầu biết viết nội quy. - Kĩ năng: Phân biệt l/n, đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? và nhận xét đặc điểm của loài thú. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - Năng lực: Vận dụng viết văn vào trong các bài học. II. Chuẩn bị: - Sách em tự ôn luyện TV 2, BP III. Hoạt động dạy học: Ôn luyện GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  11. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 HĐ4,5,6: Từ ngữ nói về đặc điểm của mỗi loài thú. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết gạch nhanh từ chỉ đặc điểm của mỗi loài thú, hỏi đáp nhanh về đặc điểm của loài thú trong đoạn văn và trong tranh. 4. Đặc điểm của các loài thú: Hỗ: dữ, ăn các động vật ăn cỏ, sống trong rừng, tắm dưới ao hồ, Hươu cao cổ: cao nhất, sống thảo nguyên, 5. - Hổ là loài thú như thế nào? Hổ là loài thú dữ - Chúng thường sống ở đâu? Chúng thường sống ở trong rừng. - Thức ăn của chúng là gì? Thức ăn của chúng là các động vật ăn cỏ như hươu, nai, lợn rừng, trâu. 6. - Mắt voi như thế nào? Mắt voi to. - Vòi voi như thế nào? Vòi voi rất dài. - Chân voi như thế nào? Chân voi to như cột đình. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ7: l/n, ươc/ươt. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết sử dụng phân biệt l/n, ươc/ươt. + Nắng lắm mưa nhiều. + Nước sôi lửa bỏng. + Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học người thân. Ôn TV LUYỆN VIẾT: BÀI 23 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: Biết viết chữ hoa T theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa T. Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ. GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  12. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: T Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2,5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ T. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. + Cấu tạo của con chữ hoa T: Chữ hoa T cỡ vừa cao 5 li, gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản là 2 nét cong trái và một nét lượn ngang. + Quy trình viết chữ S: nét 1 ĐB giữa ĐK 4 và 5, viết nét cong trái nhỏ, DB trên ĐK 6. Nét 2 từ điểm DB của nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải, DB ở ĐK 6. Nét 3 từ điểm DB của nét 2, viết tiếp nét cong trái to. Cắt nét lượn ngang tjao vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ rồi chạy xuống dưới phần cuối nét uốn cong vào trong, DB ở ĐK 2. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. - PP: Quan sát, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng. Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2021 Toán BÀI 64: SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA – THƯƠNG I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia. - Kĩ năng: Củng cố cách tìm kết quả của phép chia. GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  13. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, tự học, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, thẻ, BP - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Lập phép chia: hãy ghép các thẻ số và thẻ dấu thành các phép chia.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2,3: Đọc kĩ nội dung sau. Sau đó nêu số bị chia, số chia, thương trong các phép chia. 6 (Số bị chia) : 2 (Số chia) = 3 (Thương) *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia: a) 6 : 2 = 3, 6 là số bị chia – 2 là số chia – 3 là thương. b) 10 : 2 = 5, 10 là số bị chia – 2 là số chia – 5 là thương. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Điền số thích hợp vào ô trống. *ĐGTX: - Tiêu chí: Phép chia Số bị chia Số chia Thương 10 : 2 = 5 10 2 5 12 : 2 = 6 12 2 6 14 : 2 = 7 14 2 7 16 : 2 = 8 16 2 8 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp đỡ HS nhận biết thành phần phép chia, vận dụng vào làm BT - HSHTT: Hoàn thành các bài tập.Làm BT ở vở BT Toán (T24) GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  14. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 VII. HD hoạt động ứng dụng: Thực hiện phần ứng dụng. Tiếng Việt BÀI 23B: RUỘT NGỰA CÓ THẲNG KHÔNG? (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết viết chữ T hoa theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Thẳng như ruột ngựa cỡ nhỏ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Viết đúng các từ ngữ có vần ươt/ươc. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực thẩm mĩ, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, chữ mẫu, BP - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: A. Hoạt động cơ bản: HĐ3: Viết chữ hoa T. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. + Cấu tạo của con chữ hoa T: Chữ hoa T cỡ vừa cao 5 li, gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản là 2 nét cong trái và một nét lượn ngang. + Quy trình viết chữ S: nét 1 ĐB giữa ĐK 4 và 5, viết nét cong trái nhỏ, DB trên ĐK 6. Nét 2 từ điểm DB của nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải, DB ở ĐK 6. Nét 3 từ điểm DB của nét 2, viết tiếp nét cong trái to. Cắt nét lượn ngang tjao vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ rồi chạy xuống dưới phần cuối nét uốn cong vào trong, DB ở ĐK 2. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Viết đúng chữ hoa T, viết đúng câu ứng dụng, nắm nghĩa câu ứng dụng Thẳng như ruột ngựa (Nghĩa đen: đoạn ruột ngựa từ dạ dày đến ruột non dài và thẳng. Nghĩa bóng: chỉ người thẳng thắn, không ưng điều gì thì nói ngay). Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Đảm bảo khoảng cách giữa các con chữ. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết lời nhận xét. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Thi tìm nhanh từ. GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  15. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm được các tiếng có vần ươt, ươc. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp đỡ HS viết chữ hoa T nắm được các nét, tìm tiếng có vần ươc, ươt - HSHTT: Nắm cấu tạo viết đúng, đẹp chữ hoa T; giữ vở sạch – viết chữ đẹp VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng. Tiếng Việt BÀI 23B: RUỘT NGỰA CÓ THẲNG KHÔNG? (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Chép đúng một đoạn văn. - Kĩ năng: Chép đúng đoạn chính tả, không mắc lỗi đoạn văn. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Phát triển năng lực viết, năng lực tự học cho HS. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, phiếu bài tập. - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: B. Hoạt động thực hành: HĐ2,3: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm nội dung, nghe viết đúng tốc độ, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng trong đoạn viết. Trình bày đúng, chữ viết đẹp. . Chữ đầu đoạn văn ta viết lùi vào một ô vuông và viết hoa chữ cái đầu tiên. . Lời của Sói nói với Ngựa được viết sau dấu hai chấm và nằm trong dấu ngoặc kép. . Viết hoa tên riêng của Sói, ngựa và các chữ đầu câu. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng. Thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2021 Toán BÀI 65: BẢNG CHIA 3. MỘT PHẦN BA (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Lập bảng chia 3 và thuộc bảng chia 3. Nhận biết được một phần ba. - Kĩ năng: Thực hành chia 3, vận dụng bảng chia 3 trong tính toán. - Thái độ: HS yêu thích học toán. - Năng lực: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện tính toán trong thực tế. II. Chuẩn bị: GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  16. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 - GV: TLHDH, BP, MT, - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: - BHT tổ chức trò chơi khởi động tiết học. “Ôn lại bảng nhân 3” - GV giới thiệu bài học, tiết học. HS viết đề bài vào vở. - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trong nhóm. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thuộc bảng nhân 3. Tham gia chơi tích cực, sôi nổi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2. Thành lập bảng chia 3. Việc 1: Đọc nội dung hoạt động 2.Thực hiện thao tác theo yêu cầu của đề bài. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. Nhận xét, sửa kết quả nếu bạn chưa đúng. GV kết luận. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS nêu được phép nhân tương ứng với bài toán 3 x 4 = 12 + HS xác định được số tấm bìa và nêu được phép chia tương ứng 12 : 3 = 4 + HS rút ra được phép chia từ phép nhân tương ứng 3 x 4 = 12 ta viết được 12 : 3 = 4 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3. Tìm các kết quả các phép tính trong bảng chia 3. Việc 1: Dựa vào bảng nhân 3, em tìm kết quả các phép chia trong bảng chia 3.Viết các kết qủa vào vở. Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp. Nhận xét, bổ sung bài làm. Việc 3: Em đọc thuộc bảng chia 3. Báo cáo khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Dựa bảng nhân 2 để tìm được nhanh kết quả các phép chia. 3: 3 = 1 6 : 3 = 2 9 : 3 = 3 12 : 3 = 4 15 : 3 = 5 18 : 3 = 6 21 : 3 = 7 24 : 3 = 8 27 : 3 = 9 30 : 3 = 10 + HS đọc thuộc bảng chia 3. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4. Nhận biết một phần ba. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện tô màu vào một phần của mỗi hình. Hiểu được thế nào là một phần ba. GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  17. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hướng dẫn HS vận dụng bảng chia 3 vào thực hiện các bài tập và xác định được một phầm ba của một hình - HSHTT: Làm hết phần bài tập và làm thêm phần ứng dụng VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH. Tiếng Việt BÀI 23C: VÌ SAO KHỈ NÂU LẠI CƯỜI (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu câu chuyện Nội quy Đảo Khỉ. - Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghĩ hơi đúng. Đọc rõ, rành rẽ từng điều quy định. - Thái độ: Giáo dục HS phải chấp hành các nội quy. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tự học, ngôn ngữ. * BVMT: Thông qua Nội quy đảo Khỉ, học sinh nâng cao ý thức bản thân trong việc bảo vệ các loại động vật. II. Chuẩn bị: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và TLCH: Tranh vẽ con gì? Dòng chữ đầu tiên trên tấm bảng trong tranh viết gì? - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Chuyển lên phần khởi động. HĐ3,5: Nghe thầy (cô) đọc câu chuyện: Nội qua Đảo Khỉ. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng các từ khó: tham quan, khành khạch, khoái chí, nội quy, du lịch, đảo khỉ, cảnh vật, - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  18. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Chọn từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ ở cột A và lời giải nghĩa ở cột B (2-3 lần). Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với cột A. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, nhận xét lẫn nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được từ ngữ và lời giải nghĩa A B a) Du lịch 1. những điều quy định mà mọi người phải theo b) Nội quy 2. đi chơi xa cho biết đó đây c) Bảo tồn 3. xem, thăm một nơi để mở rộng hiểu biết d) Tham 4. giữ lại, không để mất đi quan e) Quản lí 5. thích thú g) Khoái 6. trông coi và gìn giữ chí - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ6: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài Nội quy Đảo Khỉ (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghĩ hơi đúng. Đọc bài với giọng hào hứng ngạc nhiên. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em đọc từ khó ngắt nghĩ câu dài, đọc đúng nội quy - HSHTT: Đặt được câu với từ khó trong bài. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Đọc diễn cảm câu chuyện Nội quy Đảo Khỉ cho mẹ nghe. Tiếng Việt BÀI 23C: VÌ SAO KHỈ NÂU LẠI CƯỜI (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc hiểu nội dung của bài: nội quy là những quy định mà mọi người đều phải tuân theo. - Kĩ năng: Hiểu nắm nội dung bài. - Thái độ: HS chấp hành nội quy, chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển NL ngôn ngữ, tự học, hợp tác. * BVMT: Thông qua Nội quy đảo Khỉ, học sinh nâng cao ý thức bản thân trong việc bảo vệ các loại động vật. II. Chuẩn bị: TLHDH, vở GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  19. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn thi đọc từng đoạn bài Nội quy Đảo Khỉ. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Thảo luận, trả lời câu hỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu: 7. Người ta đề ra nội quy Đảo Khỉ để làm gì? Để mọi người chấp hành khi vào Đảo Khỉ. 1. a) Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều? Nội quy Đảo Khỉ có 4 điều. b) Điều gì xảy ra nếu ta trêu chọc thú nuôi trong chuồng? Trêu chọc làm chúng hoảng sợ gây tai nạn. c) Điều gì xảy ra nếu ta cho thú ăn thức ăn lạ? Thức ăn lạ làm thú mắc bệnh, ốm hoặc chết. d) Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại cười? Vì bản nội quy này bảo vệ loài Khỉ, yêu cầu mọi người giữ sạch đẹp hòn đảo nơi khỉ sinh sống. e) Thực ra Khỉ có biết đọc không? Không biết đọc - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Hỏi người thân về loài khỉ (chúng ăn gì? Chúng biết làm gì? ) Tiếng Việt: BÀI 23C VÌ SAO KHỈ NÂU LẠI CƯỜI? (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n các từ chứa tiếng có vần oan/oang. Viết 1- 2 điều trong nội quy của trường - Kĩ năng: Phân biết l/n, oan/oang. Viết được nội quy của trường. - Thái độ: HS biết chấp hành đúng nội quy - Năng lực: Viết được nội quy vào trong cuộc sống II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, MH, MT - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động: HĐ3: Như HDH + Tiêu chí: Viết 1- 2 điều nội quy của trường em + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  20. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện theo sách HDH. Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 23 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thuộc và vận dụng được bảng chia 2 vào giải toán, nhận biết được một phần hai. - Kĩ năng: Biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia và vận dụng viết phép chia từ phép nhân. - Thái độ: Ham thích học toán, tích cực tự giác trong học tập - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, tự học. II. Chuẩn bị: - SHD, BP III. Hoạt động dạy học: *ĐGTX: - Tiêu chí: + Vận dụng bảng chia 2,3,4,5 để điền đúng số vào ô trống và vận dụng vào giải toán có lời văn, trình bày khoa học (HĐ5,6,8). 5. 12 : 2 = 6 18 : 2 = 9 6 : 2 = 3 6. Bài giải Mỗi hộp có số chiếc cốc là: 12 : 2 = 6 ( chiếc cốc) Đáp số: 6 chiếc cốc 8. Bài giải Mỗi bạn được chia số chiếc keọ là: 14 : 2 = 7 ( chiếc) Đáp số: 7 chiếc kẹo + Xác định đúng một phần hai của một hình. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em điền đúng số thích hợp vào ô trống (BT5); vận dụng bảng chia 2 vào giải toán có lời văn (BT6,8), xác định được một phần hai của 1 hình (BT7). - HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và hỗ trợ các bạn hạn chế. Nêu nhanh cách xác định dạng toán.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn. Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2021 Toán BÀI 65: BẢNG CHIA 3. MỘT PHẦN BA (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Lập bảng chia 3. Em tự học thuộc bảng chia 3. Nhận biết được một phần ba. - Kiến thức: Vận dụng được bảng chia 3 trong tính toán. - Thái độ: HS yêu thích học toán và rèn luyện HS tính cẩn thận. GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  21. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 - Năng lực: Vận dụng vào trong tính toán thực tế II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, MHTV, MT - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: *Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. “Ôn lại bảng chia 3” - GV giới thiệu bài học. HS viết đề bài vào vở - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thuộc bảng chia 3. Tham gia chơi tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1. Tính nhẩm. Việc 1: HS đọc yêu cầu và làm vào vở. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Vận dụng bảng chia 3 tính nhẩm nhanh, đúng. Nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong phạm vi 3 a) 3 : 3 = 1 15 : 3 = 5 24 : 3 = 8 6 : 3 = 2 b) 3 x 3 = 9 3 x 7 = 21 3 x 1 = 3 9 : 3 = 3 21 : 3 = 7 3 : 3 = 1 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Giải bài toán. Việc 1: HS đọc bài toán và phân tích đề bài. Xác định bài toán cho biết gì, hỏi gì, phép tính cần thực hiện. Việc 2: Giải bài toán. Báo cáo khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Giải được bài toán bằng một phép chia. Bài giải Mỗi giỏ có số quả bóng là: 9 : 3 = 3 (quả bóng) Đáp số: 3 quả bóng - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đã tô màu 1/3 hình nào? Việc 1: HS đọc đề bài, quan sát hình vẽ và tự làm bài. Việc 2: Chia sẻ cách làm trước lớp. GV nhận xét. GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  22. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết được 1/3: hình a,b. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hướng dẫn HS vận dụng bảng chia 3 vào thực hiện các bài tập và xác định được một phầm ba của một hình. - HSHTT: Làm hết phần bài tập và làm thêm bài: Người ta lắp 24 cánh quạt thành các quạt trần như hình bên. Hỏi lắp được bao nhiêu cái quạt như thế? VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH. HĐTT: SINH HOẠT LỚP. HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN VỀ VỆ SINH ATTP I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần 23, đề ra kế hoạch tuần 24. - HS nhận thấy ưu, khuyết điểm từ đó có hướng khắc phục, phát huy mặt tốt. - Biết sử dụng thực phẩm sạch, an toàn - GD các đội viên tinh thần đoàn kết, hợp tác, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc được giao.Ý thức dùng thực phẩm an toàn để chăm sóc bảo vệ sức khỏe. - Rèn luyện kĩ năng điều hành, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị: GV : Nội dung sinh hoạt, kế hoạch tuần 24. HS : Trưởng ban tổng kết kết qủa hoạt động trong tuần để báo cáo. III. Tiến trình sinh hoạt: 1. CTHĐTQ Đánh giá, nhận xét hoạt động trong tuần: - Các ban báo cáo tình hình trong ban. - Các thành viên có ý kiến. - CTHHDTQ nhận xét, xếp thi đua các ban * Ý kiến của GVCN + Việc chấp hành nề nếp + Học tập + Tham gia các HĐ khác * ĐGTX: - Tiêu chí: + HS hiểu thêmvề kết quả hoạt động của lớp trong tuần qua. + Có ý thức xây dựng tập thể lớp vững mạnh,Phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế - PP: Quan sát. vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 2. Phương hướng tuần 24 - CTHĐTQ phổ biến kế hoạch + Duy trì những kết quả đạt được trong tuầN, khắc phục khuyết điểm. + Duy trì tốt nề nếp quy định của trường, lớp. Tham gia sinh hoạt Đội, Sao. + Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập” giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. + Thực hiện các phong trào của trường, Đội. - Mời TPTL lên chia sẻ, động viên các đội viên ở các ban tham gia tích cực vào phong trào vừa phát động. 3. GV tư vấn cho HS cách sử dụng thực phẩm sạch, an toàn GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy
  23. Nhật ký dạy học – Lớp 2D Năm học: 2020 – 2021 -Yêu cầu HS nêu cách hiểu của mình về thực phẩm sạch, an toàn - Chia sẻ với các bạn ở nhà mẹ thường lựa chọn những thực phẩm ntn? - Hằng ngày em đã sử dụng TPAT hay chưa? -GV nêu tác dụng của thực phẩm sạch, an toàn.Tư vấn cho HS cách lựa chọn thực phẩm để đảm bảo vệ sinh. 4. Sinh hoạt văn nghệ GV: Lê Thị Tài Trường Tiểu học Phú Thủy