Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình

doc 25 trang thienle22 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_gv_nguyen_thi_thanh.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 TUẦN 13 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2020 TOÁN BÀI 33: EM THỰC HIỆN PHÉP TÍNH DẠNG 52 -28 ; 32 -8 NHƯ THẾ NÀO? (T2) I. Mục tiêu: - KT: Em biết cách thực hiện phép dạng 52 – 28, 32 – 8. - KN: Củng cố cách thực hiện phép tính dạng có nhớ. - TĐ: Giúp học sinh yêu thích môn học. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: B. Hoạt động thực hành: HĐ1,2,3: *ĐGTX: - Tiêu chí: + Thực hiện tốt phép trừ có nhớ trong bảng 12 trừ đi1số. + Đặt tính đúng: cột chục thẳng cột chục, cột đơn vị thẳng cột đơn vị. + Khi tính trừ, nếu số đơn vị ở số bị trừ nhỏ hơn số đơn vị ở số trừ thì mượn 1 ở số chục để trừ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: *ĐGTX: - Tiêu chí: + Xác định được bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì, phép tính cần thực hiện. + Trình bày bài giải rõ ràng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp HS thực hiện tính và đặt tính, giải bài toán. - HSHTT: Làm thêm bài tập: Tìm x: x + 15 = 48 + 2 VII. HD hoạt động ứng dụng: - Về nhà thực hiện phần ứng dụng.  TIẾNG VIỆT BÀI 13A: HÃY YÊU BỐ NHÉ! (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc và hiểu câu chuyện Bông hoa niềm vui. 1
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - KN: Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài. Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: lộng lẫy, nhân hậu, chần chừ, đẹp mê hồn. - TĐ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - NL: Hình thành và phát triển NL ngôn ngữ, hợp tác. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, tranh - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: - BVN bắt cho lớp hát 01 bài kết hợp vận động thao bài hát. - GV giới thiệu và ghi đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc + chia sẻ mục tiêu. A. Hoạt động cơ bản: 1. Kể với bạn về bố của mình theo gợi ý: Việc 1: Đọc yêu cầu 1 trong sách HDH trang 117. Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi. Việc 2: NT tổ chức cho các bạn kể cho bạn nghe về bố của mình. Việc 3: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS kể trôi chảy, mạch lạc với bạn về bố của mình theo gợi ý: + Bố tên là gì, bao nhiêu tuổi? + Bố làm nghề gì, thường làm việc ở đâu? + Bố thường làm gì để chăm sóc em ở nhà? + Em thích nhất điều gì ở bố? - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2. Nghe cô giáo đọc Bông hoa Niềm Vui: Thầy cô giáo đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. *ĐGTX: - Tiêu chí: Lắng nghe GV đọc bài nghiêm túc. Phân biệt được giọng nói của nhân vật: lời người kể thong thả, lời Chi cầu khẩn, lời cô giáo dịu dàng, trìu mến. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. 3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: Việc 1: Em đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (2 lần) Việc 2: Em và bạn đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Việc 3: NT lần lượt mời các bạn đọc từ, lời giải nghĩa. Báo cáo với thầy cô giáo khi hoàn thành. Việc 4: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS nắm được nghĩa các từ khó để giải nghĩa cho đúng. 2
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được lời giải nghĩa. + Lộng lẫy: đẹp rực rỡ. + Nhân hậu: thương người. + Chần chừ: không dứt khoát, nửa muốn nửa không. + Đẹp mê hồn: rất đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 4. Luyện đọc từ ngữ: Việc 1: Đọc nhẩm 2 lần các từ ngữ sách HDH trang 119. Việc 2: Đọc cho nhau nghe, chia sẻ cách đọc; nhận xét, bổ sung nếu có. Việc 3: NT mời bạn lần lượt các bạn trong nhóm đọc. NT nhận xét, thống nhất trong nhóm. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc đúng các từ khó: lộng lẫy, ốm nặng, đại đóa, cơn đau, vườn, kẹt mở, dạy dỗ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 5. Luyện đọc: Việc 1: NT phân đoạn, mời bạn đọc nối tiếp đoạn, đến hết bài. Việc 2: NT nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. Việc 3: HĐTQ tổ chức các nhóm đọc trước lớp. *ĐGTX: + Tiêu chí: HS đọc nối tiếp theo đoạn đúng, đọc đúng từ ngữ, giọng của bài. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 6. Hát một bài hát nói về cha mẹ: BVN bắt cho các bạn hát một bài hát về cha mẹ. GD KNS: Thể hiện sự cảm thông, giáo dục tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: giúp HS hợp tác với bạn để hoàn thành đọc nối tiếp. - HSHTT: đọc bài tốt, phân biệt được giọng của nhân vật. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm một bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện nói về gia đình.  Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2020 TOÁN BÀI 34: TÌM SỐ BỊ TRỪ I. Mục tiêu: - KT: Em biết cách tìm số bị trừ khi biết số trừ và hiệu. - KN: Gọi tên các thành phần phép trừ. - TĐ: Tích cực trong học tập. 3
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - NL: Vận dụng để tìm thành phần chưa biết trong phép trừ vào thực tế. II. Chuẩn bị : TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: CTHĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi “Thi lập nhanh phép tính” *ĐGTX: - Tiêu chí: Ghép được các thẻ số và thẻ dấu thành các phép tính đúng, nhanh và chính xác. Hào hứng khi tham gia trò chơi. 9 – 1 = 8, 9 – 3 = 6, 9 – 6 = 3, 8 – 7 = 1, 9 – 8 = 1, 7 – 6 = 1 - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1. Chuyển lên phần KĐ. HĐ2a. Nêu số hạng - tổng trong phép cộng. Việc 1: Em quan sát phép tính, nêu các số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép tính, suy nghĩ điền vào chỗ trống, nêu cách tìm một số bị trừ trong phép trừ. Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn. Đổi vai thực hiện, nhận xét, bổ sung cho bạn Việc 3: NT hỏi, các bạn đọc kết quả và cả nhóm thống nhất.Viết vào bảng nhóm kết quả của nhóm mình. Việc 4: Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo * GV bổ sung, củng cố kiến thức cho HS. HĐ2b. Tìm số bị trừ chưa biết x trong phép trừ x - 3 = 7 Việc 1: Em đọc yêu cầu nội dung 2b - SHD. Nêu lần lượt các câu trả lời Việc 2: Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt nêu các câu trả lời. Nhận xét, bổ sung cho bạn. Việc 4: HĐTQ chia sẻ nội dung. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Nêu được số bị trừ, số trừ và hiệu trong phép trừ 8 – 3 = 5: 8 là số bị trừ, 3 là số trừ, 5 là hiệu. + Nêu được cách tìm số bị trừ trong phép trừ: số bị trừ bằng hiệu cộng với số trừ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3. Cách tìm số bị trừ trong phép trừ. Việc 1: Em đọc kĩ nội dung và ví dụ đã cho ở HĐ3a Việc 2: Viết nội dung ghi nhớ vào vở. *Thực hành: Việc 1: Em suy nghĩ và nêu cách tìm số hạng chưa biết trong các phép trừ x + 2 = 12 ; 3 + x = 10 Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn. Đổi vai thực hiện, nhận xét, bổ sung cho nhau. 4
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Việc 3: NT cho các bạn chia sẻ kết quả. Nhận xét, thống nhất kết quả và báo cáo cô giáo. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS đọc kĩ quy tắc và viết vào vở: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. + HS thảo luận sôi nổi với các bạn trong nhóm. Tìm được kết quả các phép tính: X – 2 = 5 X – 4 = 6 X = 5 – 2 X = 6 - 4 X = 3 X = 2 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  TIẾNG VIỆT BÀI 13A: HÃY YÊU BỐ NHÉ! (T2) I. Mục tiêu: - KT: Hiểu ý nghĩa của câu chuyện Bông hoa Niềm vui: Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện. - KN: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, thể hiện giọng các nhân vật. Trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài. - TĐ: Giáo dục học sinh hiếu thảo với cha mẹ. - NL: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: - BVN bắt cho lớp hát 01 bài kết hợp vận động thao bài hát. - GV giới thiệu và ghi đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc + chia sẻ mục tiêu. HĐ1,2: Thảo luận, trả lời câu hỏi. Việc 1: Em đọc và TLCH trong sách HDH trang 119 theo cá nhân. Việc 2: TLCH cho bạn của mình nghe. Nhận xét, bổ sung cho nhau (nếu có) Việc 3: NT mời các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả. Việc 4: CTHĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận HS đưa ra các câu hỏi gợi mở để HS trả lời được câu hỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời đúng các câu hỏi. Câu 1: Chi vào vườn tìm những bông cúc xanh để đem vào bệnh viện cho bố, làm dịu cơn đau của bố. 5
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Câu 2: Chi chần chừ khi hái vì theo nội quy của trường không ai được hái hoa trong vườn trường. Câu 3: Cô giáo cho phép Chi hái bông hoa dành cho bố, cho mẹ và cho em. + 2 đức tính tốt được học ở bạn Chi là: thương bố, tôn trọng nội quy của nhà trường . - PP: vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ3: Thi đọc giữa các nhóm. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc diễn cảm, đúng giọng, đúng từ. Làm việc nhóm tích cực. - PP: vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận HS đưa ra các câu hỏi gợi mở để HS trả lời được câu hỏi. - HSHTT: Giúp đỡ các bạn khi hoàn thành. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Đọc bài bông hoa Niềm vui cho người thân cùng nghe.  TIẾNG VIỆT BÀI 13A: HÃY YÊU BỐ NHÉ (T3) I. Mục tiêu: - KT: Nhận biết và dùng đúng kiểu câu Ai làm gì? Biết sắp xếp các ý thành câu. - KN: Vận dụng để đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu Ai làm gì? trong cuộc sống. - TĐ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - NL: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II: Chuẩn bị: Phiếu, TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: - BVN bắt cho lớp hát 01 bài kết hợp vận động theo bài hát. - GV giới thiệu và ghi đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc + chia sẻ mục tiêu. HĐ4: Điền từng bộ phận của câu theo mẫu: Việc 1: HS làm việc cá nhân đọc câu rồi điền từng bộ phận của mỗi câu vào bảng. Việc 2: Thảo luận, chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh. Việc 3: NT tổ chức cho các bạn nêu từng bộ phận. Nhận xét, bổ sung. Việc 4: CTHĐTQ tổ chức chia sẻ. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Chọn đúng bộ phận câu để điền vào bảng thích hợp theo mẫu câu Ai làm gì ? + HS nắm được yêu cầu và điền đúng mẫu câu. 6
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 + HS làm bài nhanh, trình bày sạch sẽ. Ai? làm gì? a) Cậu bé nhìn lên tán lá b) Cậu bé òa khóc c) Họ đem hạt giống trồng khắp nơi d) Bố còn tặng nhà trường một bông hoa cúc đại đóa đẹp mê hồn. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ5: Sắp xếp lại các từ ngữ để thành một câu. Việc 1: Em đọc từ ngữ, sắp xếp thành câu rồi viết vào vở. Việc 2: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ câu trả lời. Nhận xét, bổ sung cho nhau. Việc 3: Thống nhất, báo cáo cô giáo. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS biết sắp xếp các từ cho sẵn thành 1 câu hoàn chỉnh + Biết viết hoa chữ cái đầu câu và kết thúc câu phải có dấu chấm. + HS viết rõ ràng sạch sẽ. a. Chi tìm những bông hoa cúc màu xanh. b. Cô giáo khen Chi có tấm lòng nhân hậu. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ6. Tập diễn kịch. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện các động tác thể hiện việc giúp gia đình một cách chính xác, ngắn gọn. HS đoán đúng việc bạn đã làm thông qua động tác. Làm việc nhóm tích cực. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VII. HD hoạt động ứng dụng: Kể tên một việc mà em đã làm giúp gia đình.  ÔN TIẾNG VIỆT ÔN LUYỆN TUẦN 13 (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc và hiểu bài Đừng buồn mẹ nhé! Biết thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với những buồn, vui của cha mẹ - KN: Đọc hiểu bài và trả lời được các câu hỏi, hiểu nội dung bài đọc. - TĐ: Biết quan tâm đến mọi người. - NL: Vận dụng câu chuyện biết quan tâm mọi người vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh 7
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: HĐ1,2: Nói về những việc bố mẹ đã hướng dẫn các em làm. - HS còn hạn chế: Hỗ trợ em kể những việc bố mẹ hướng dẫn các em làm. *ĐGTX: - Tiêu chí: Kể nhanh những việc bố mẹ đã hướng dẫn em làm. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đọc câu chuyện sau và TLCH (a đến d). *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc hiểu bài nắm nội dung bài, trả lời chính xác câu hỏi trong bài về chia sẻ nổi buồn của mẹ: a) Bạn nhỏ đoán mẹ mình buồn vì chưa nhận được thư của bố. b) Thấy mẹ buồn, bạn đã làm để mẹ vui là: Thay bố viết thư cho mẹ. c) Nhận xét của em về tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ là biết quan tâm chia sẻ nổi buồn của mẹ. d) Nếu em là bạn nhỏ em sẽ làm gì để mẹ vui, vd chăm ngoan học giỏi - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Quan sát tranh, viết tên các việc nhà *ĐGTX: - Tiêu chí: Quan sát nói nhanh những việc làm trong tranh a) bồng em b) tưới cây c) đun lửa - PP: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hỗ trợ em quan sát tranh trả lời việc làm trong tranh - HSHTT: Dựa vào câu chuyện trả lời câu hỏi nhanh, đúng VII. HD hoạt động ứng dụng: - Nhận xét, chia sẻ người thân.  ÔN TOÁN ÔN LUYỆN TUẦN 12 (T2) I. Mục tiêu: - KT: Củng cố cách thực hiện phép trừ dạng 13 – 5, dạng 33- 8, 53 – 15. Biết tìm x ở các bài tập dang x – a =b - KN: Thực hiện tốt các phép tính, tìm được số hạng trong một tổng. - TĐ: Giáo dục học sinh ham thích học toán. - NL: Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: TLHDH, Vở ôn luyện, phiếu học tập III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh 8
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 V. ĐGTX: *Khởi động: - BVN bắt cho lớp hát 01 bài kết hợp vận động thao bài hát. - GV giới thiệu và ghi đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc + chia sẻ mục tiêu. HĐ1: Viết số thích hợp vào ô trống *ĐGTX: - Tiêu chí: + Biết tìm được số bị trừ và hiệu để viết vào ô trống thích hợp. + HS tính nhanh và chính xác. Số bị trừ 12 37 42 62 Số trừ 7 23 18 35 Hiệu 5 14 24 27 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Tìm x *ĐGTX: - Tiêu chí: + Biết cách tìm số bị trừ: Ta lấy hiệu cộng với số trừ. + Tìm được x trong hai bài toán: x - 3 = 7 x – 7 = 13 x = 7 + 3 x = 13 + 7 x = 10 x = 20 - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Tính *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS học thuộc bảng cộng trừ đã học. + HS thực hiện cộng trừ tốt. 8 + 5 = 13 5 + 8 = 15 13 – 5 = 8 13 – 5 = 8 13 – 6 = 7 13 – 7 = 6 13 – 4 = 9 13 – 9 = 4 - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Đặt tính rồi tính *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đặt tính: Số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị. + Tính từ phải sang trái. Tính trừ nhanh, đúng. + Biết nhận xét và sửa lỗi cho bạn: 9
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 23 53 93 63 - - - - 8 38 25 19 15 1 5 68 44 - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp HS nắm lại cách đặt tính và tính. - HSHTT: Làm thêm bài: Lan có 11 bông hoa, số hoa của Lan nhiều hơn Hồng 5 bông hoa. Hỏi Hồng có bao nhiêu bông hoa? VII. HD hoạt động ứng dụng: - Học sinh hoàn thành phần ứng dụng ở nhà.  Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT BÀI 13B: CHA MẸ LÀM GÌ CHO CÁC CON? (T1) I. Mục tiêu: - KT: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Bông hoa Niềm Vui. Nắm được cấu tạo của con chữ hoa L. - KN: Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp. Viết đúng, đẹp con chữ hoa L, chữ Lá, cụm từ ứng dụng: Lá lành đùm lá rách. - TĐ: Giáo dục học sinh yêu thương và chăm sóc cha mẹ. - NL: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, thẩm mĩ. II.Chuẩn bị: vở, TLHDH, chữ mẫu L III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: - BVN bắt cho lớp hát 01 bài kết hợp vận động thao bài hát. - GV giới thiệu và ghi đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc + chia sẻ mục tiêu. HĐ1. Nói với các bạn về bức tranh em vẽ tặng bố. Việc 1: Em đưa tranh ra cho các bạn trong nhóm xem. Việc 2: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ bức tranh. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS giới thiệu được hình vẽ em vẽ để tặng bố ở trong tranh. + HS nêu được lí do em vẽ bức tranh để tặng bố. + Lời kể trôi chảy, rõ ràng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 10
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 HĐ2. Nhìn tranh và đọc lời gợi ý để kể lại từng đoạn câu chuyện Bông hoa niềm vui. Việc 1: Em đọc lời gợi ý, suy nghĩ để kể lại từng đoạn câu chuyện. Việc 2: Em và bạn bên cạnh kể cho nhau nghe, bổ sung cho nhau. Việc 3: NT tổ chức cho các bạn trong nhóm kể lại, bình chọn bạn kể hay nhất. Việc 4: HĐTQ chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Quan sát tranh, phân biệt được các nhân vật: Cô giáo, Chi và người dân truyện. + Dựa vào gợi ý kể được từng đoạn của câu chuyện, nối tiếp nhau trong nhóm. + Mạnh dạn, tự tin, lời kể trôi chảy, mạch lac, biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. + Bình chọn được bạn kể hay nhất. - PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3.4 Viết chữ hoa L. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS nắm được cấu tạo chữ hoa L: cao 5 li, là kết hợp của 3 nét cơ bản cong dưới – lượn dọc – lượn ngang. + Nắm được điểm đặt bút, điểm dừng bút của chữ hoa L: ĐB trên ĐK6, viết một nét cong lượn dưới như viết phần đầu các chữ C và G, sau đó đổi chiều bút, viết nét lượn dọc (lượn 2 đầu), đến ĐK1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang, tạo một dòng xoắn nhỏ ở chân chữ. + Học sinh viết đúng, đẹp chữ cái hoa L cỡ vừa và nhỏ, chữ Lá cỡ nhỏ, cụm từ ứng dụng Lá lành đùm lá rách. Đảm bảo khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng. Nối nét: lung nét cong trái của chữ a chạm điểm cuối chữ L. + Cẩn thận, giữ vở sạch đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp đỡ HS kể từng đoạn câu chuyện. - HSHTT: Giúp HS viết đẹp, đúng chữ hoa. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện Bông hoa niềm vui cho người thân cùng nghe.  TIẾNG VIỆT BÀI 13B: CHA MẸ LÀM GÌ CHO CÁC CON? (T2) I. Mục tiêu: - KT: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ liên quan đến công việc của cha mẹ ở nhà. - KN: Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn Bông hoa Niềm Vui. - TĐ: Giáo dục học sinh đức tính cẩn thận. giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. 11
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - NL: Hình thành và phát triển năng lực tự phục vụ, tự quản. II. Chuẩn bị: TLHDH, vở, thẻ ghi từ và băng giấy. III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: B. Hoạt động thực hành: HĐ1. TBHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: “Đặt từ đúng chỗ” Việc 1: TBHT phỗ biến luật chơi: Ban thư viện của các nhóm đến góc học tập lấy các thẻ từ và các băng giấy ghi câu có để trống từ. Các nhóm sẽ thi ghép các thẻ để tạo thành câu. Nhóm nào đúng và nhanh nhất sẽ giành được chiến thắng. Việc 2: Thực hiện chơi. Việc 3: Cả lớp cùng tuyên dương nhóm thắng cuộc. Việc 4: TBHT cho các bạn chia sẻ ý kiến sau trò chơi *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm được các thẻ từ thích hợp ghép vào chỗ trống để tạo thành câu:  Bà tôi kể chuyện rất hay.  Bố tôi khuyên tôi nên chăm chỉ học tập.  Bé hoa phải uống hai viên thuốc mỗi ngày.  Khi bố mệt, tôi không làm phiền bố.  Cần luyện viết thường xuyên thì chữ mới đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2: Đọc đoạn văn và chép vào vở. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Viết chính xác, không mắc lỗi đoạn văn. Trình bày đoạn văn: Viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng, kết thúc câu đặt dấu chấm câu. + Viết bài đẹp, trình bày sạch sẽ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hỗ trợ HS viết hoàn thành đoạn văn không sai lỗi chính tả. - HSHTT: Giúp em viết nhanh, viết đẹp đoạn văn. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Kể các việc mà người thân đã làm cho em.  TOÁN BÀI 35: 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13- 5 (T1) I. Mục tiêu: - KT: Em biết cách thực hiện các phép trừ dạng 13-5, lập được bảng 13 trừ đi một số. Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 – 5. - KN: HS thuộc bảng “13 trừ đi một số”, trình bày bài toán giải. - TĐ: Tích cực trong học tập. 12
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - NL: Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, toán học. II. Chuẩn bị: TLHDH, vở, que tính III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: - BVN bắt cho lớp hát 01 bài kết hợp vận động thao bài hát. - GV giới thiệu và ghi đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc + chia sẻ mục tiêu. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1.Thao tác với que tính. Việc 1: Em đọc bài toán 1– trang 86 SHD. Lấy que tính và thực hiện theo hướng dẫn. Việc 2: Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn. Việc 3: NT điều hành các bạn lần lượt nêu kết quả. Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với GV về kết quả của nhóm. Nghe thầy cô hướng dẫn. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết cách thao tác trên que tính , bớt số que tính để tìm ra kết quả của phép tính. Biết cách thực hiện phép trừ 13 – 5. Phối hợp trong nhóm tốt. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2. Lập bảng trừ. Việc 1: Em thao tác trên que tính tìm kết quả của phép tính tiếp theo theo lần lượt bảng trừ. Ghi vào vở nháp kết quả em tính được. Việc 2: Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn. Việc 3: NT điều hành các bạn lần lượt nêu kết quả các phép tính tiếp theo. Nhận xét, bổ sung cho bạn, thống nhất kết quả chung của nhóm. 3. Đọc và học thuộc lòng bảng trừ. Việc 1: Em đọc bảng trừ (2-3 lần) Việc 2: Em đọc thuộc lòng cho bạn nghe về bảng trừ. Nhận xét, bổ sung cho bạn Việc 3: NT lần lượt gọi các bạn đọc thuộc lòng bảng trừ. Nhận xét, bổ sung. *ĐGTX: - Tiêu chí: Học sinh thực hiện việc lập bảng 13 trừ đi một số nhanh và chính xác, học thuộc bảng 13 trừ đi một số ngay tại lớp. 13 – 4 = 9 13 – 8 = 5 13 – 6 = 7 13- 9 = 4 13 – 7 = 6 - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, ký hiệu. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hướng dẫn, giúp đỡ HS lập bảng 13 trừ đi một số qua cách que tính. - HSHTT: Làm thêm bài tập Điền số: 32 - < 28 - 5 = 58 - 6 = 87 VII. HD hoạt động ứng dụng: 13
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - Đọc bảng “13 trừ đi một số” cho bố mẹ nghe.  Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2020 TOÁN Bài 35: 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13- 5 (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán.Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả phép trừ. - KN: Rèn kĩ năng thuộc bảng trừ, giải toán. - TĐ: Tích cực trong học tập. - NL: Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, toán học II. Chuẩn bị: - GV: bảng nhóm - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: B. Hoạt động thực hành: *Khởi động: - CTHĐTQ cho lớp chơi trò chơi khởi động tiết học: Truyền điện - GV giới thiệu và ghi đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc + chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc thuộc bảng 13 trừ đi một số. Hào hứng tham gia trò chơi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi HĐ1,3: Tính nhẩm. Việc 1: Em đọc và làm bài vào vở. Việc 2: Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn bên cạnh. Việc 3: NT điều hành các bạn lần lượt nêu kết quả. Nhận xét, bổ sung nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Nhớ các bảng cộng, bảng trừ, nhẩm đúng kết quả. + Viết số rõ ràng. Bài 1: 13 - 4 = 9 13 - 6 = 5 13 - 8 = 5 13 - 5 = 8 13 - 7 = 6 13 - 0 = 13 13 - 9 = 4 Bài 3: 8 + 5 = 13 7 + 6 = 13 9 + 4 = 13 13 - 8 = 5 13 – 6 = 7 13 – 4 = 7 13 – 5 = 8 13 – 7 = 6 13 – 7 = 4 - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 14
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 HĐ2: Tính *ĐGTX: - Tiêu chí: + Nắm được cách đặt tính và tính trong phép tính trừ. + Viết số rõ ràng, tính trừ chính xác. 13 13 13 13 - - - - 9 8 7 6 4 5 6 - PP: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Giải bài toán *ĐGTX - Tiêu chí: + Đọc và hiểu bài toán. + Xác định được bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Phép tính cần thực hiện. + Giải bài toán rõ ràng: Bài giải Hoà còn số cái kẹo là 13 - 6 = 5 (cái) Đáp số: 5 cái kẹo - PP: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: hướng dẫn, giúp đỡ HS làm bài tập vận dụng bảng 13 trừ đi một số, cách đặt tính, cách tính, cách tìm số bị trừ, nhận dạng toán nhiều hơn. - HSHTT: Làm thêm bài tập. Tìm x, biết: x + 13 = 57 34 + x = 100 VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  TIẾNG VIỆT BÀI 13B: CHA MẸ LÀM GÌ CHO CÁC CON? (T3) I. Mục tiêu: - KT: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu băng r/ d, các từ có tiếng thanh hỏi / ngã. Mở rộng vốn từ về công việc của cha mẹ ở nhà. Luyện dùng câu theo mẫu Ai làm gì? - KN: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu băng r/ d, các từ có tiếng thanh hỏi / ngã. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? - TĐ: Chăm học, thảo luận nhóm tích cực. - NL: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh 15
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: - BVN bắt cho lớp hát 01 bài kết hợp vận động thao bài hát. - GV giới thiệu và ghi đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc + chia sẻ mục tiêu. HĐ3. Phân biệt các từ trong mỗi cặp. Việc 1: Em làm việc cá nhân đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp rồi ghi vào vở nháp. Việc 2: Thảo luận chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh. Việc 3: NT tổ chức cho mỗi bạn nêu các câu vừa tìm được; nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. Việc 4: HĐTQ tổ chức chia sẻ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đặt được câu để phân biệt mỡ/mở, nữa/nửa. Nắm đúng quý tắc viết chính tả khi viết thanh hỏi / ngã. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4,5. Hỏi đáp và viết mẫu câu Ai làm gì? *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS đặt được câu theo mẫu Ai làm gì để nói về công việc của mỗi người trong gia đình. + Nêu được các công việc bố mẹ, ông bà làm cho con cháu ở nhà. + HS đặt được câu hỏi với bạn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Kể các việc làm của bố mẹ đã làm để chăm sóc con ở nhà.  Tiếng Việt BÀI 13C: EM YÊU CHA MẸ CỦA EM (T1) I. Mục tiêu: - KT: Nắm được nghĩa các từ mới: thúng câu, cà cuống, niềng niễng, xập xành, muỗm, cá sộp, nhộn nhạo, mốc thếch. - KN: Đọc đúng các từ khó, nghĩ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. Nhấn giong các từ ngữ gợi tả gợi cảm. - TĐ: Giáo dục học sinh yêu quý, trân trọng món quà của bố. - NL: Hình thành và phát triển NL ngôn ngữ, hợp tác. II. Chuẩn bị: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh 16
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 V. ĐGTX: *Khởi động: - BVN bắt cho lớp hát 01 bài kết hợp vận động thao bài hát. - GV giới thiệu và ghi đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc + chia sẻ mục tiêu. HĐ1: Kể với bạn về món quà bố cho mà em thích. Việc 1: Đọc yêu cầu 1 trong sách HDH trang 124. Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi. Việc 2: NT tổ chức cho các bạn kể cho bạn nghe về món quà bố cho. Việc 3: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS kể trôi chảy, mạch lạc với bạn về món quà bố cho mà em thích nhất theo gợi ý: + Đó là quà gì? + Bố cho em khi nào? + Món quà đó cò gì khiến em thích nhất? - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2. Nghe cô giáo đọc Quà của bố: Thầy cô giáo đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. *ĐGTX: - Tiêu chí: Lắng nghe GV đọc bài nghiêm túc. Giọng đọc nhẹ nhàng, vui, hồn nhiên. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm như nhộn nhạo, thơm lừng, tóe nước, thao láo, to xù, ngôc nghếch - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. HĐ3: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ và lời giải nghĩa của từ (2-3 lần) Việc 2: Em và bạn đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Việc 3: NT lần lượt mời các bạn đọc từ, lời giải nghĩa. Việc 4: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc đúng các từ và lời giải nghĩa: + Thúng câu: đồ đan khít bằng tre, hình tròn, lòng sâu, trát nhựa, thường dùng đựng cá câu được. + Cà cuống, niềng niễng: những con vật nhỏ có cánh, sống dưới nước. + Mốc thếch: mốc màu trắng đục. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4,5: Đọc từ ngữ và câu. Việc 1: Đọc nhẩm 2 lần các từ ngữ, câu trong sách HDH trang 125. Việc 2: Đọc cho nhau nghe, chia sẻ cách đọc; nhận xét, bổ sung nếu có. 17
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Việc 3: NT mời bạn lần lượt các bạn trong nhóm đọc. NT nhận xét, thống nhất trong nhóm. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc đúng các từ khó: cà cuống, niềng niễng, cá sộp, quẩy, thao láo, muỗm, ngó ngoáy. + Nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu, sau các cụm từ trong câu: Hấp dẫn nhất/ là những con dế lạo xạo trong các vỏ bao diêm:/ toàn dế đực,/ cánh xoăn, /gáy vang nhà/ và chọi nhau phải biết.// + Nhận xét, sửa lỗi cho bạn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em nắm nghĩa từ - HSHTT: Đọc hay diễn cảm bài tập đọc VII. HD hoạt động ứng dụng: - Về nhà đọc bài Quà của bố.  ÔN TIẾNG VIỆT ÔN LUYỆN TUẦN 13 (T2) I. Mục tiêu: - Tìm được các từ ngữ về công việc gia đình. Sử dụng được mẫu câu theo mẫu câu Ai là gì? Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi, thanh hỏi, thanh ngã, phân biệt iê/yê. - Đặt câu mẫu Ai làm gì? - Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - Vận dụng viết câu vào cuộc sống. II. Chuẩn bị ĐDDH: Sách em tự ôn luyện TV 2, BP III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: Ôn luyện HĐ5: Đặt câu theo mẫu để nói về hoạt động của các ban trong tranh. - HS hạn chế: Hỗ trợ em đặt câu theo mẫu Ai làm gì? *ĐGTX: - Tiêu chí: Đặt nhanh câu theo mẫu Ai làm gì? a) Bạn gái đang bế em b) Bận trai đang tưới hoa. c) Bạn trai đang đun nước. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ6,7,8: *ĐGTX: 18
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - Tiêu chí: Nắm và phân biệt thanh hỏi, thanh ngã, iê/ya, r/gi/d, iên/uyên Kể chuyện, chuyền bóng, áo rách, giỏi, dài, vỗ tay, tập võ, nhỗ cỏ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận HS phân biệt thanh hỏi, thanh ngã, iê/ya, r/gi/d, iên/uyên - HSHTT: Làm thêm phần ứng dụng. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Nhận xét, chia sẻ người thân.  ÔN TOÁN ÔN LUYỆN TUẦN 13 (T1) I. Mục tiêu: - KT: Thực hiện phép trừ có nhớ dạng 52 -28; 32 – 8. Biết giải bài toán có một phép trừ. - KN: Tính toán và giải toán. - TĐ: Tích cực trong các hoạt động học tập. - NL: Vận dụng các phép tính trừ có nhớ vào cuộc sống. II. Chuẩn bị : - GV: SHD, BP - HS: Sách luyện, vở III. Hoạt động dạy – học: 5,7,8 - Sách Ô.L T58,59 *ĐGTX: - Tiêu chí: Tính đúng và thành thạo các phép tính trừ.(HĐ5) Biết tìm số bị trừ và tính đúng kết quả (HĐ7) Biết giải bài toán có một phép tính trừ dạng 52 – 28 (HĐ8). - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em nêu cách đặt tính và tính ở BT5, cách xác định dạng toán ở BT 8. - HSHTT: Biết cách nêu đặt tính và tính? Nêu nhanh các xác định dạng toán. Làm thêm bài tập ứng dụng. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020 TOÁN EM THỰC HIỆN PHÉP TÍNH DẠNG 53 - 15; 33-5 NHƯ THẾ NÀO? (T1) I. Mục tiêu: - KT: Em biết cách thực hiện các phép trừ dạng 53 - 15; 33-5 - KN: Trình bày đặt tính và tính thành thạo, chính xác. 19
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - TĐ: Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận, khoa học. - NL: Phát triển năng lực tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: HĐTQ tổ chức trò chơi “ kết bạn” Việc 1: GV phỗ biến luật chơi: Các bạn đeo các thẻ, mỗi thẻ ghi phép tính 13-4; 13-5, , 13-9 hoặc các số 4,5,6 ,9. Mỗi người tìm bạn của mình để được một phép tính đúng. Ai không tìm được bạn sẽ thua cuộc. Việc 2: Thực hiện chơi. Việc 3: Cả lớp cùng tuyên dương nhóm nhanh, đúng. Việc 4: TBHT cho các bạn chia sẻ ý kiến sau trò chơi. - Giáo viên giới thiệu bài, các em ghi đề bài vào vở. - Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần). - CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu của bài trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tìm được các phép tính 13 trừ đi một số nhanh, chính xác. Hào hứng khi tham gia trò chơi. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. A. Hoạt động cơ bản: 2. Tính 53 - 15=? Việc 1: Em suy nghĩ cách thực hiện phép tính 53 – 15. Việc 2: Giải thích cho bạn nghe những thông tin mình vừa nắm được. Đổi vai thực hiện, nhận xét, bổ sung cho bạn. * GV bổ sung, củng cố kiến thức cho HS. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Nắm được cách đặt tính: Viết số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị, viết dấu - , kẻ vạch ngang. + Tính từ phải sang trái,biết cách trừ: 3 không trừ được 5, lấy13 trừ 5, bằng 8, viết 8, nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 3. Tính 33 – 5=? Việc 1: Em suy nghĩ cách thực hiện phép tính 33 – 5. Nêu cách đặt tính, cách tính phép tính 33 – 5. Việc 2: Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt nêu cách đặt tính và tính của phép tính 33 – 5. Nhận xét, bổ sung cho bạn. - GV bổ sung, củng cố kiến thức cho HS. 20
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc và giải thích cho bạn nghe cách tính trừ. + Nắm được cách đặt tính và tính trừ có nhớ + Giao tiếp với các bạn trong nhóm tốt. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Thực hành Việc 1: Em thực hiện tính kết quả 2 phép tính 63- 26; 73-7 theo cột dọc. Viêc 2: NT cho các bạn chia sẻ kết quả. Nhóm nhận xét, thống nhất kết quả ghi vào bảng nhóm và báo cáo cô giáo. - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết vận dụng và tính thành thạo. Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Về nhà làm bài tập, ôn lại cách đặt tính, cách tính.  TIẾNG VIỆT Bài 13C: EM YÊU CHA MẸ CỦA EM (T2) I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài Món qùa của bố. Phân biệt d / gi. - Trả lời được các câu hỏi. - Giáo dục học sinh yêu thương, trân trọng ba mẹ. - Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: HDH, vở, III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: - BVN bắt cho lớp hát 01 bài kết hợp vận động thao bài hát. - GV giới thiệu và ghi đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc + chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ1,2: Thảo luận, trả lời câu hỏi: Việc 1: Em đọc và TLCH trong sách HDH trang theo cá nhân. Việc 2: TLCH cho bạn của mình nghe. Nhận xét, bổ sung cho nhau (nếu có) Việc 3: NT mời các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả. Việc 4: CTHĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc và trả lời tốt các câu hỏi: 21
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021  Quà của bố đi câu về có những thứ là: Đó là cả 1 thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái, hoa sen đỏ, nhị sen vàng, cá sộp, cá chuối.  Quà bố đi cắt tóc về có: cả 1 thế giới mặt đất: con xập xành, con muỗm to xù, mốc thếch, con dế.  Câu trong bài cho thấy các con trong bài thích bố là: Quà của bố làm anh em của tôi giàu có. - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Làm bài tập Việc 1: HS làm việc cá nhân điền vào chỗ trống d/gi Việc 2: Thảo luận chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh. Việc 3: NT tổ chức cho mỗi bạn đọc. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. Việc 4: HĐTQ tổ chức chia sẻ. *ĐGTX: - Tiêu chí: Chọn được d/ gi điền vào chỗ trống: Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến ngõ nhà giời Lạy câu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Về nhà đọc lại bài Món quà của bố  TIẾNG VIỆT Bài 13 C: EM YÊU CHA MẸ CỦA EM (T3) I. Mục tiêu: - KT: Biết kể về những người thân trong gia đình em - KN: Viết được đoạn văn ngắn nói về người thân trong gia đình em. - TĐ: Giáo dục học sinh yêu thương, quan tâm đến những người thân trong gia đình. - NL: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: HDH, vở, III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: - BVN bắt cho lớp hát 01 bài kết hợp vận động thao bài hát. - GV giới thiệu và ghi đề bài. HS viết tên bài vào vở. 22
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - HS đọc + chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ4: Kể về những người thân trong gia đình theo gợi ý sau: Việc 1: Đọc yêu cầu 1 trong sách HDH trang 126. Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi. Việc 2: NT tổ chức cho các bạn kể cho bạn nghe về người thân trong gia đình em. Việc 3: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS kể trôi chảy, mạch lạc với bạn theo gợi ý: + Nhà em có những ai? + Cha, mẹ, anh, chị, em của em thường làm gì cho em? + Em yêu quý ai nhất? - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ5: Viết đoạn văn. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Viết được 4-5 câu nói về người thân trong gia đình em. + Câu văn trôi chảy, diễn đạt trọn ý, rõ ràng, đúng chính tả. + Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em kể người thân theo gợi ý - HSHTT: Tiếp cận các em viết đoạn văn kể người thân trong gia đình VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  ÔN TIẾNG VIỆT LUYỆN VIẾT: BÀI 13 I.Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Biết viết chữ L theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Phát triển năng lực ngôn ngữ viết. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy – học: A. Hoạt động cơ bản: Hướng dẫn viết chữ hoa L: Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: L 23
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng: Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2, 5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào coa 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết Chú ý khoáng cách giữ các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. *Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ L. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được cấu tạo, quy trình, điểm đặt bút, điểm dừng bút, khoảng cách viết chữ hoa L, Lá, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được yêu cầu, tư thế ngồi viết, giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. HD phần ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng.  GDTT SINH HOẠT LỚP: HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN VỀ GIỚI TÍNH I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS có thái độ, có hiểu biết và suy nghĩ đúng đắn, lành mạnh về giới tính cũng như biết cách phòng tránh hoặc đối phó với những nguy cơ xâm hại đến bản thân. Nắm được những ưu điểm của tuần qua để phát huy và những tồn tại để khắc phục. - KN: Rèn luyện kĩ năng đóng vai, tự bảo vệ, ứng phó với các tình huống nguy hiểm. - TĐ: HS tham gia nghiêm túc các hoạt động tập thể. - NL: Hình thành và phát triển NL hợp tác, sáng tạo. II. Hoạt động cơ bản: HĐ1. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động tư vấn về giới tính: 24
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Việc 1: Các nhóm thảo luận theo suy nghĩ của mình. Việc 2: Các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và thống nhất. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhằm trang bị cho HS kiến thức về giới tính, đặc biệt là giáo dục các em biết trân trọng giá trị của bản thân, từ đó biết quý trọng người khác. HS hiểu bản thân, giới tính của mình để biết bảo vệ mình khỏi những cám dỗ, xâm hại bên ngoài cũng như biết tôn trọng thân thể người khác. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2. Xử lí tính huống: Việc 1: Các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí của mình trong các trường hợp cụ thể như: a. Em sẽ làm gì khi có người lạ cho bánh kẹo? b. Nếu phát hiện có người lạ đi theo, em sẽ làm gì? Việc 2: Trình bày ý kiến của nhóm trước lớp. Việc 3: Các nhóm chia sẻ. GV tổng hợp ý kiến, kết luận cách ứng phó với từng tình huống cụ thể đó. *ĐGTX: - Tiêu chí:HS biết cách xử lí và đóng vai trong một số tình huống cụ thể. a. Tuyệt đối không được nhận đồ ăn, đồ chơi hay bất cứ thứ gì từ người lạ. b. Nếu nhận thấy có người lạ đi theo, em hãy rẽ ngay vào những nơi đông người, rồi gọi điện cho ba mẹ. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3. Sinh hoạt lớp: Việc 1: CTHĐTQ nhận xét hoạt động tuần qua, nêu kế hoạch tuần tới. Việc 2: HS tham gia ý kiến, bầu HS tham gia tốt các hoạt động trong tuần. Việc 3: GV nhận xét, phỗ biến thêm các kế hoạch mới. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được tình hình hoạt động trong tuần và phương hướng tuần tới. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. III. Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước trong các ngày nghỉ.  25