Nhật kí dạy học Lớp 3 - Tuần 22 - GV: Phạm Thanh Hậu - Trường TH Phú Thủy

doc 27 trang thienle22 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhật kí dạy học Lớp 3 - Tuần 22 - GV: Phạm Thanh Hậu - Trường TH Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnhat_ki_day_hoc_lop_3_tuan_22_gv_pham_thanh_hau_truong_th_ph.doc

Nội dung text: Nhật kí dạy học Lớp 3 - Tuần 22 - GV: Phạm Thanh Hậu - Trường TH Phú Thủy

  1. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 TUẦN 21 Thứ hai, ngày 22 tháng 2 năm 2021 TOÁN: BÀI 59. EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - KT: Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng). Biết giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. - KN: Thực hiện cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng). Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm được các thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. - TĐ: HS tìm tòi, khám phá và yêu thích môn học - NL: Phát triển năng lực tính toán II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TLHDH; - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh. IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh. V. ĐGTX HĐ1. Tính nhẩm *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: thực hiện đúng các phép cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn trong phạm vi 10000. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2. Đặt tính rồi tính *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Biết cách đặt tính và thực hiện được phép cộng, trừ trong phạm vi 10000. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ3: Tìm x, biết *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Vận dụng tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ để tìm x. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ4: Giải bài toán *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Vận dụng giải đúng bài toán có lời văn. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy1
  2. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 - HS CHT: Giúp HS ôn lại cộng trừ các số trong phạm vi 10 000. Vận dụng giải toán có lời văn và tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ. - HSHTT: BT bổ sung Tính tổng của số lớn nhất có 3 chữ số và số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau. VII. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học với người thân.  TIẾNG VIỆT: BÀI 22A. NHÀ BÁC HỌC VĨ ĐẠI (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc và hiểu nội dung câu chuyện Nhà bác học và bà cụ - KN: Đọc đúng từ ngữ, ngắt nghỉ, thể hiện được giọng đọc các nhân vật trong câu chuyện Nhà bác học và bà cụ. - TĐ: Có ý thức tích cực học tập, sáng tạo. Biết giữ lời hứa, biết giúp đỡ những người xung quanh. - NL: Rèn NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TLHDH, Máy chiếu; - HS: TLHDH, vở III. Các hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp 1. Quan sát bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi. Việc 1: Em quan sát tranh suy nghỉ trả lời câu hỏi - Bức tranh vẽ cảnh gì? - Những người trong tranh họ đang làm gì? - Em đoán xem ai là nhà bác học? Việc 2: Giáo viên mời cá nhân chia sẻ trước lớp Việc 3: GV yêu cầu HS nhận xét * Đánh giá: +Tiêu chí đánh giá: Trả lời được về nội dung bức tranh. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy2
  3. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 2. Nghe thầy cô đọc bài Việc 1: Em lắng nghe cô đọc câu chuyện sau Việc 2: HS tìm hiểu cách chia đoạn, giọng đọc của bài * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS chú ý lắng nghe GV đọc bài, nắm được giọng đọc, cách chia đoạn trong bài. + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: Việc 1: Cá nhân đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 2: HS chia sẻ trước lớp Việc 3: GV mời HS nhận xét. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng, trôi chảy các từ ngữ và nêu được nghĩa của các từ: nhà bác học, cười móm mém, Ê-đi- xơn, nổi tiếng, + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 4. Nghe thầy cô hướng dẫn đọc Việc 1: HS lắng nghe GV hướng dẫn cách đọc các từ khó, câu dài Việc 2: Cá nhân đọc các từ khó, câu dài Việc 3: GV nhận xét, sửa sai. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng, trôi chảy các từ ngữ: Ê-đi-xơn, lóe lên, nảy ra, may mắn, móm mén và các câu dài + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn , nhận xét bằng lời. 5. Đọc đoạn: Mỗi em đọc một đoạn, tiếp nối nhau đến hết bài Việc 1: Em đọc toàn bài Việc 2: Em và bạn đọc nối tiếp đoạn, nhận xét Việc 3: GV yêu cầu các bạn đọc nối tiếp đoạn, chú ý đổi lượt và đọc lại, các HS khác nhận xét, đánh giá. Chú ý đọc đúng giọng đọc, dấu chấm câu. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy3
  4. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng, trôi chảy các từ ngữ. Đọc rành mạch, trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em đọc còn hạn chế đọc đúng các từ khó trong bài, đọc trôi chảy toàn bài. - HS HTT: Tiếp cận giúp các em đọc diễn cảm câu chuyện Nhà bác học và bà cụ 6. Thảo luận để chọn câu trả lời đúng: Câu chuyện kể lại việc gì? Việc 1: Em đọc và trả lời câu hỏi Việc 2: GV yêu cầu các bạn chia sẻ Việc 3: Nhận xét, thống nhất kết quả. * Đánh giá: + Tiêu chí: Trả lời đúng câu hỏi, trả lời to rõ ràng, phong thái tự tin. B, Nhà bác học Ê- đi- xơn nảy ra ý định chế ra xe điện. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Đọc bài cho người thân nghe.  TIẾNG VIỆT: BÀI 22A. NHÀ BÁC HỌC VĨ ĐẠI (T2) I. Mục tiêu: - KT: Đọc và hiểu câu chuyện Nhà bác học và bà cụ. Biết kể về một người lao động trí óc. - KN: Trả lời được các câu hỏi. Rút ra được nội dung chính, bài học cho bản thân. Nói được một số công việc của những người tri thức. - TĐ: Tỏ thái độ ngưỡng mộ, biết ơn về Ê-đi-xơn và những người lao động trí thức. - NL: Rèn NL ngôn ngữ, NL giao tiếp. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD; - HS: SHD III. Điều chỉnh hoạt động từng logo: Không điều chỉnh. IV. Điều chỉnh ND DH: Không điều chỉnh. V. ĐGTX. HĐ1: Hỏi – đáp. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy4
  5. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Trả lời được câu hỏi trên. - Diễn đạt bằng cách hiểu của mình a) Câu chuyện xảy ra lúc Ê-đi-xơn chế ra đèn điện, mọi người khắp nơi ùn ùn kéo đến để xem, bà cụ cũng là một trong số những người đó. b) Bà mong Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm. c) Làm cho Ê-đi-xơn có ý nghĩ là làm ra một cái xe chạy bằng dòng điện. c) Nhờ tài năng và tinh thần lao động, nghiên cứu miệt mài và sự quan tâm đến mọi người của nhà bác học Ê-đi-xơn. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật : Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ2: Thảo luận để chọn ý trả lời đúng? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Trả lời được câu hỏi trên: Chọn ý C. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật : Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ3. Quan sát các tranh và cho biết ai là người lao động trí óc. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nói được một số người lao động trí óc. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ4: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Kể được về những người lao động trí óc mà em biết. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật : Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận các nhóm quan sát, giúp các em đọc câu hỏi và dựa vào bài trả lời câu hỏi và lựa chọn câu trả lời đúng. - HSHTT: Tiếp cận giúp các em đọc diễn cảm em hiểu được câu chuyện. Giúp các bạn HS còn hạn chế đọc bài. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em kể về một người lao động trí óc cho người thân nghe.  TN-XH: THẾ GIỚI THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT XUNG QUANH EM (T2) I. Mục tiêu: - KT: HS nhận biết được sự đa dạng và phong phú của các loại thực vật và động vật. Biết các bộ phận bên ngoài của cây và một số loài động vật. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy5
  6. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 - KN: Kể được tên các loài động vật, thực vật, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. Kể tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cây và một số loài động vật. - TĐ: Yêu thích môn học, thích tìm hiểu vận dụng kiến thức vào thực tế. Có ý thức bảo vệ các loài động vật, thực vật - NL: Giúp các em phát triển LN xã hội, NL vận dụng vào thực tế. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, tranh minh họa; - HS: TLHDH,vở, III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1. Đọc và trả lời câu hỏi * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS trả lời được các câu hỏi, trình bày rõ ràng, tự tin. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2. Xếp các thẻ * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Học sinh xếp đúng các từ chỉ bộ phận của cây, quả, muỗi, voi phù hợp. HS thực hiện nhanh nhẹn, tích cực. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3. Thực hiện hoạt động * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Học sinh liên hệ được các kiến thức đã học vào thực tế. Nêu được tên, hình dáng, đặc điểm của các loài cây, loài động vật mà các em quan sát được. Nêu được các biện pháp để bảo vệ chúng. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Nêu tên, các bộ phận của một số loài động vật, thực vật. - HSHTT: Liên hệ thực tế, so sánh các đặc điểm giữa các loài động vật, thực vật. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em hãy tìm hiểu các loài thực vật và động vật xung quanh nhà em. Cùng người thân thực hiện các biện pháp để bảo vệ các loài thực vật và động vật đó.  HĐNGLL: GDKNS: CHỦ ĐỀ 4: THÀNH VIÊN TÍCH CỰC (T2) I. Mục tiêu - KT: Biết được các việc làm để trở thành thành viên tích cực của lớp, trường. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy6
  7. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 - KN: Rèn cho HS kĩ năng đảm nhận trách nhiệm của mình trong lớp, trường. Kĩ năng tham gia vào các trò chơi tập thể. Kĩ năng chia sẽ, đánh giá . - TĐ: Biết yêu quý bạn bè, trường lớp. - NL: Tự học và giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị ĐD DH: - Sách Sống đẹp tập 2 III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động TBVN tổ chức cho các bạn trò chơi (HĐ4) - GV giới thiệu, viết tên bài. Hoạt động 5. Xử lí tình huống Việc 1: Cá nhân đọc và tìm cách xử lí tình huống Việc 2: Cặp đôi và nhóm chia sẻ cách giải quyết tình huống Việc 3: HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS biết xử lí tình huống hợp lí, có trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân và biết giúp đỡ người khác. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động 6. Đánh giá Việc 1: HS đọc các nội dung đánh giá và tự đánh giá mức độ hoàn thành nội dung của bản thân. Việc 2: Giáo viên tổ chức chia sẻ toàn lớp *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS tự đánh giá và biết đánh giá mức độ hoàn thành công việc của bản thân và mọi người + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy7
  8. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẻ bài học hôm nay với người thân.  ÔN TVIỆT: ÔN LUYỆN TUẦN 21 I. Mục tiêu : - KT: Đọc và hiểu bài Ai sáng tạo ra thế giới. Nhận ra được các cách nhân hóa các hiện tượng thiên nhiên. Biết đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu. Biết viết từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc tiếng có dấu hỏi/dấu ngã. - KN: Thực hiện Đọc hiểu được nội dung bài, thực hiện được các bài tập theo yêu cầu. - TĐ: Biết kể về một người trí thức. - NL: NL ngôn ngữ, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Vở ÔL’ - HS: Vở ÔL III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnhND DH : Giảm HĐ 2,7,8 V. ĐGTX HĐ1 – Khởi động * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS biết thêm về các ngành nghề khác nhau. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 3: Ôn luyện * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc và hiểu bài Ai sáng tạo ra thế giới. Trả lời đúng các câu hỏi, nắm nội dung bài a. Mới đầu, loài người sinh sống trên Trái Đất không hề dễ dàng. Trái Đất lúc đầu chưa có những cây cầu để qua các con sông; chưa có những con đường để leo lên các ngọn núi. b. Những thứ đã có Những thứ chưa có Chỉ có con người - Cây cầu, con đường, chiếc ghế, bóng râm, cái giường, đôi giày, đôi ủng, kính cho những người khiếm thị, quả bóng, nồi, lửa. c. Để sống vui vẻ và hạnh phúc trên Trái Đất con người phải làm việc, khắc phục nhiều khó khăn, mỗi người một việc để cải tạo Trái Đất. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy8
  9. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 d. Bài đọc giúp em hiểu được là nhờ bàn tay và khối óc của con người đã tạo ra được thế giới. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ4: Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi: * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng nội dung câu hỏi. a. Trong bài thơ trên, những loài vật được nhân hóa là: Chim Sâu, Sóc Nâu. b. Tác giả nhân hóa các loài vật đó bằng cách dùng những từ ngữ chỉ ngườ để ta con vật. c. Việc nhân hóa các con vật trong bài thơ đem lại cho người đọc cảm thấy sinh động, hấp dẫn. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ5: Đọc và gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu. - Ở bể bơi trong rừng già. - Ở nhiều tấm bưu ảnh, bưu thiếp. - Bên bờ sông trong xanh. - Trong những tấm hình chụp cùng với du khách. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ6: Điền vào chỗ trống ch hoặc tr. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS điền đúng ch/ tr vào chỗ trống. Phùng Khắc Hoan xin làm thợ cho nhất, Chẳng bao lâu, triều đình, trở về làng không chỉ bán trong nước + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS - HS TTC: Giúp HS nắm nội dung câu chuyện, trả lời đúng các câu hỏi. - HSHTT: Biết chia sẻ, giúp đỡ các bạn. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở vở BT cùng bố mẹ, anh chị của mình.  GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy9
  10. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 Thứ ba, ngày 23 tháng 2 năm 2021 TOÁN: BÀI 60. HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH (T1) I. Mục tiêu: - KT: Em có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. - KN: Xác định tâm, bán kính, đường kính của hình tròn, dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. - TĐ: Tự giác, chú ý học tập, yêu thích môn học. - NL: Rèn cho học sinh năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TLHDH, phấn màu; - HS: TLHDH, vở, compa III. Các hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “Kể tên các vật có dạng hình tròn” khởi động tiết học. - Chia sẻ sau trò chơi - GV giới thiệu bài, ghi đề bài - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp 2. Quan sát hình vẽ và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn Việc 1: Đọc nội dung trong khung Việc 2: GV yêu cầu HS chia sẻ nội dung vừa đọc * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nêu được nội dung trong khung theo yêu cầu. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 3. Quan sát hình vẽ và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn Việc 1: Quan sát thầy /cô hướng dẫn cách vẽ hình tròn Việc 2: HS thực hành vẽ hình tròn có bán kính 3cm Việc 3: GV nhận xét, giúp đỡ HS vẽ hình đúng * Đánh giá: GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 10
  11. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 + Tiêu chí đánh giá: Vẽ được hình tròn theo yêu cầu. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. * HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - HS chia sẻ cùng người thân cách vẽ hình tròn và xác định tâm, đường kính, bán kính trong hình tròn.  TIẾNG VIỆT: BÀI 22B. CUỘC SỐNG, KHỞI NGUỒN SÁNG TẠO (T1) I. Mục tiêu: - KT: Nhớ và kể được câu chuyện Nhà bác học và bà cụ. - KN: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung - TĐ: Yêu thích môn học. Tích cực học tập chăm chỉ, sáng tạo. - NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ, NL giao tiếp. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TLHDH, tranh minh họa - HS: TLHDH,vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1: Mỗi bạn nói một lợi ích mà khoa học mang lại cho con người. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nói được những lợi ích mà khoa học đem lại cho con người. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời. HĐ2,3. Kể chuyện * Đánh giá: + Tiêu chí: Kể đúng được từng đoạn của câu chuyện Nhà bác học và bà cụ; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi ghiọng kể cho phù hợp với nội dung + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em kể từng đoạn câu chuyện Ông tổ nghề thêu. - HSHTT: Tiếp cận giúp các em kể toàn bộ câu chuyện,kết hợp thêm điệu bộ khi kể và hiểu được ý nghĩa câu chuyện. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 11
  12. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 VII. Hoạt động ứng dụng: - Em chia sẻ bài học với người thân.  TIẾNG VIỆT: BÀI 22B. CUỘC SỐNG, KHỞI NGUỒN SÁNG TẠO (T2) I. Mục tiêu: - KT: Mở rộng vốn từ về chủ điểm sáng tạo. - KN: Củng cố cách viết chữ hoa P. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng dấu hỏi, dấu ngã. - TĐ: Có ý thức viết đúng, đẹp. - NL: Viết đúng, viết đẹp chữ hoa PH, B, C trong các văn bản viết. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lo gô: Không điều chỉnh. IV. Điều chỉnh ND DH: Không điều chỉnh. V. ĐGTX. HĐ4. Chơi trò chơi: Ghép thẻ Người lao động trí óc và công việc của họ. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Ghép đúng những người lao động trí óc với công việc của họ. 1. Thầy giáo, cô giáo - 8. Dạy học 2. Dược sĩ - 4. Chế thuốc chữa bệnh 6. Bác học - 3. Nghiên cứu khoa học, phát minh 10. Kĩ sư - 5. Chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, cầu cống 7. Nhà thơ, nhà văn - 9. Sáng tác truyện, thơ, kịch, + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ1(TH). Viết vào vở theo mẫu - 1 dòng (4 lần) chữ hoa P (Ph) cỡ nhỏ. - 1 dòng (2 lần) tên riêng: Phan Bội Châu - 1 lần câu: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Viết đúng chữ hoa P( Ph) viết đúng tên riêng Phan Bội Châu và câu ứng dụng. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ2. Viết đúng từ (chọn 2b) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Viết đúng các từ ngữ chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã, trả lời đúng câu đố. Thực hiện nhanh, tích cực chia sẻ. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 12
  13. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Giúp HS xác định và viết đúng dộ cao, độ rộng các con chữ. - HSHTT: Giúp HS viết đẹp, trình bày sạch sẽ. VII. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với người thân.  ĐẠO ĐỨC: GDĐP LỚP HỌC THÂN THIỆN CỦA EM (T2) I. Mục tiêu: - KT: HS biết cách xây dựng lớp học thân thiện, phát triển mối quan hệ với các bạn trong lớp. - KN: Thực hiện các hoạt động trang trí lớp học, giữ gìn vệ sinh chung, tham gia các hoạt động của lớp, của trường. - TĐ: Yêu mến thầy cô, bạn bè. Yêu trường lớp, có ý thức xây dựng lớp học thân thiện. - NL: Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị ĐD DH: Thông tin về trường, lớp, đồ dùng trang trí lớp học. III. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “Truyền điện” khởi động tiết học. HĐ1. Tìm hiểu thông tin - Việc 1: HS và GV cùng nhau tìm hiểu các thông tin về trường học và lớp học của mình. - Việc 2: Các nhóm cùng nhau thảo luận để tìm ra các việc làm nhằm xây dụng lớp học thân thiện, tạo sự đoàn kết trong lớp học. - Việc 3: HS trả lời một số câu hỏi liên quan đến trường, lớp thông qua trò chơi Rung chuông vàng * Đánh giá : + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được một số thông tin cơ bản về trường lớp của mình. Tích cực tham gia các hoạt động học tập. Có ý thức xây dụng lớp học thân thiện. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2. Thực hiện vệ sinh lớp học - Việc 1: HS tự phân công các công việc trang trí, vệ sinh lớp học. - Việc 2: HS thực hiện trang trí, làm đẹp lớp học và báo cáo kết quả với giáo viên. - Việc 3: Nhận xét, đánh giá hoạt động GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 13
  14. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS thực hiện được các việc làm vệ sinh, phòng dịch để tạo môi trường lớp học thân thiện, làm đẹp trường lớp. Tham gia tích cực các hoạt động. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3. Vẽ tranh - Việc 1: HS vẽ một bức tranh về đề tài trường lớp - Việc 2: Chia sẻ bức tranh trong nhóm * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS vẽ được một bức tranh đẹp, đúng chủ đề. Có thái độ yêu trường lớp, bạn bè. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. *HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GDHS biết vận dụng kiến thức đạo đức vào thực tế và thực hiện những việc làm phù hợp với khả năng để xây dựng lớp học thân thiện.  Thứ tư, ngày 24 tháng 2 năm 2021 TOÁN: BÀI 60. HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH (T2) I. Mục tiêu: - KT: Em có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. - KN: Xác định tâm, bán kính, đường kính của hình tròn, dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. - TĐ: Tự giác, chú ý học tập, yêu thích môn học. - NL: Rèn cho học sinh năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TLHDH, phấn màu; - HS: TLHDH, vở, compa III. Điều chỉnh hoạt động từng logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH dạy học: Không điều chỉnh V. ĐGTX. HĐ1 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nêu được các bán kính, đường kính trong mỗi hình tròn. - Bán kính: OA; HK; IM; IN; IP. - Đường kính: AB; PQ; HD. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 14
  15. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 HĐ2. Em hãy vẽ hình tròn có: * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS vẽ được hình tròn tâm O, bán kính 2cm theo yêu cầu. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS chọn được câu trả lời đúng. - Độ dài đoạn thẳng OA bằng một phần hai độ dài đoạn thẳng AB. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Vẽ các hình tròn (theo mẫu) Việc 1: HS quan sát mẫu. Việc 2: HS nêu cách vẽ và vẽ các hình tròn theo mẫu. Việc 3: GV nhận xét, tuyên dương. + Tiêu chí đánh giá: HS biết vẽ các hình tròn theo mẫu. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS - HS còn hạn chế: Giúp HS vận dụng được kiến thức để tìm tâm, đường kính, bán kính và vẽ được hình tròn - HSHTT: Thực hiện nhanh các hoạt động, giúp đỡ các bạn. VII. Hướng dẫn ứng dụng SGK - HS chia sẻ cúng người thân cách vẽ hình tròn và xác định tâm, đường kính, bán kính trong hình tròn.  TIẾNG VIỆT: BÀI 22B. CUỘC SỐNG, KHỞI NGUỒN SÁNG TẠO (T3) I. Mục tiêu: - KT: Biết nghe - viết đúng chính tả đoạn văn. Biết đặt dấu phẩy thích hợp trong câu. - KN: Nghe viết đúng một đoạn văn. Đặt đúng dấu phẩy trong câu văn. - TĐ: Biết cẩn thận, sạch sẽ khi viết bài - NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TLHDH; - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 15
  16. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 HĐ3: Nghe - viết đoạn văn: Ê – đi – xơn Việc 1: GV đọc đoạn văn, lưu ý một số từ khó trong bài Việc 2: GV đọc, HS viết chính tả đoạn văn Việc 3: HS dò bài, sửa lỗi. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng chính tả bài Ê-đi-xơn. - Chữ viết rõ ràng, vở sạch sẽ. + Phương pháp:quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ4. Đặt dấu phẩy vào chỗ phù hợp trong mỗi câu sau: Việc 1: HS đặt dấu phẩy vào các câu Việc 2: Nhóm chia sẻ, thống nhất kết quả Việc 3: HĐTQ chia sẻ, nhận xét, thống nhất kết quả. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ phù hợp trong mỗi câu. Câu 1: Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim. Câu 2: Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng. Câu 3: Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. Câu 4: Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít. + Phương pháp:Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời *Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS - HS còn hạn chế: Giúp HS còn hạn chế củng cố đoạn viết, cách trình bày, luyện từ khó, nghe - viết đúng chính tả đoạn văn. Chữ viết đúng mẫu chữ quy định. Trình bày sạch sẽ. - HSHTT: Viết đẹp, đúng và trình bày sạch đẹp *HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Kể câu chuyện Nhà bác học và cụ già cho người thân cùng nghe. Tìm thêm các mẩu chuyện về những người lao động trí óc.  GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 16
  17. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 Thứ năm, ngày 25 tháng 2 năm 2021 TOÁN: BÀI 61.NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Mục tiêu: 1. KT: Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. Biết vận dụng vào giải các bài toán giải. 2. KN: thực hiện đặt tính và nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. Vận dụng vào giải các bài toán giải. 3. TĐ: Tự giác, chú ý học tập, yêu thích môn học. 4. NL: Giúp HS phát triển NL toán học II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TL, BP; - HS: SHD, vở, ĐDHT III. Hoạt động dạy học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: HĐ1. Khởi động: Thực hiện phép tính: “Ai nhanh, ai đúng”. - GV tổ chức cho HS tính một số phép tính: 103 x 2 =?; 215 x 3 = ?; 532 x 4 = ? - Chia sẻ sau khi thực hiện phép tính. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. HĐ2. a) Em đọc và nói cho các bạn nghe cách đặt tính và tính 1034 x 2 = ? Việc 1: Em đọc thông tin và nhẩm cách đặt tính và tính Việc 2: Chia sẻ với bạn - Để thực hiện phép tính phải qua mấy bước? Đó là những bước nào? - GV thực hiện cách đặt tính và tính lên bảng. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: nêu đúng cách đặt tính, cách tính phép tính 1034 x 2 + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn , nhận xét bằng lời. b) Tương tự em đặt tính và tính: 2341 x 2 = ? Việc 1: HS thực hiện phép tính Việc 2: HS chia sẻ trước lớp Việc 3: Nhận xét, thống nhất kết quả * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: thực hiện và nêu đúng cách đặt tính, cách tính phép tính 2341 x 2 + Phương pháp: quan sát, vấn đáp GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 17
  18. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn , nhận xét bằng lời. HĐ3. Em đọc và nói cho các bạn nghe cách đặt tính và tính 2125 x 3 = ? Việc 1: Em đọc thông tin và nhẩm cách đặt tính và tính Việc 2: GV yêu cầu HS chia sẻ cách đặt tính và tính của mình. - Để thực hiện phép tính phải qua mấy bước? Đó là những bước nào? - GV thực hiện cách đặt tính và tính lên bảng. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: nêu đúng cách đặt tính, cách tính phép tính 2125 x 3 + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn , nhận xét bằng lời. b) Tương tự em đặt tính và tính: 2013 x 4 = ? Việc 1: HS thực hiện phép tính Việc 2: HS chia sẻ trước lớp Việc 3: Nhận xét, thống nhất kết quả * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: thực hiện và nêu đúng cách đặt tính, cách tính phép tính 2013 x 4 + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn , nhận xét bằng lời. * HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Như TLHDH  TIẾNG VIỆT: BÀI 22C. ĐỂ THÀNH NGƯỜI SÁNG TẠO (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc và hiểu nội dung bài thơ Cái cầu - KN: Đọc đúng từ ngữ, ngắt nghỉ đúng nhịp trong bài thơ Cái cầu - TĐ: Có ý thức tích cực học tập. Biết yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống - NL: Rèn NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD - HS: SHD, Vở III. Điều chỉnh hoạt động từng logo: Không điều chỉnh. VI. Điều chỉnh ND DH: Không điều chỉnh. V. ĐGTX. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 18
  19. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 HĐ1: Đọc tên những cây cầu dưới đây * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng tên những cây cầu: Cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Mĩ Thuận (sông Tiền), cầu Sông Hàn (Đà Nẵng). + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ2: Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Dự đoán được những người trong tranh là ai, mọi người đang làm gì. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ3: Nghe thầy cô đọc bài thơ. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng, trôi chảy các từ ngữ và ngắt nghỉ đúng các chỗ hướng dẫn. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ4: Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc, chọn đúng các từ ngữ và lời giải nghĩa của các từ ngữ. - a. Chum – 3. đồ vật bằng đất nung loại to, miệng tròn, giữa phìn ra, dùng để đựng nước hoặc các loại hạt. b. Ngòi – 1. dòng nước chảy tự nhiên, thông với sông hoặc đầm, hồ. c. Sông Mã – 2. sông lớn chảy qua tỉnh Thanh Hóa. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ5: Nghe thầy cô hướng dẫn đọc bài. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng, trôi chảy các từ ngữ : xe lửa, bắc cầu, thuyền buồm, đãi đỗ, Hàm Rồng, + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ6: Luyện đọc: Mỗi bạn đọc 1 khổ thơ, tiếp nối nhau đến hết bài. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ7: Hỏi – đáp * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Trả lời đúng câu hỏi, trả lời to rõ ràng, phong thái tự tin. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 19
  20. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 a, Cha bạn nhỏ làm nghê xây dựng cầu b, Con nhện có chiếc cầu tơ nhỏ giúp nó qua chum nước, con sáo có chiếc cầu gió thổi đưa sáo sang sông, con kiến có chiếc lá tre làm cầu đưa kiến qua ngòi nước, bạn nhỏ sang nhà ngoại được nhờ chiếc cầu tre êm như võng c, Bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu trong bức ảnh cha gửi về. Vì bạn nhỏ rất tự hào về cha của mình. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em đọc còn hạn chế đọc đúng các từ khó trong bài, đọc trôi chảy toàn bài. Trả lời đúng nội dung câu hỏi. HSHTT: Tiếp cận giúp các em đọc đúng giọng điệu bài. VII. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với người thân.  TIẾNG VIỆT: BÀI 22C. ĐỂ THÀNH NGƯỜI SÁNG TẠO (T2) I. Mục tiêu - KT: Đọc thuộc lòng bài thơ Cái cầu. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc vần ươc/ươt. - KN: Biết tìm đúng các từ ngữ chỉ hoạt động. - TĐ: Yêu thích môn học - NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ ; NL sáng tạo II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TL, BP; - HS: SHD, vở, ĐDHT III. Điều chỉnh hoạt động từng logo: Không điều chỉnh. IV. Điều chỉnh ND DH dạy học: Không điều chỉnh. V. ĐGTX. HĐ1(TH): Đọc thuộc lòng bài thơ Cái cầu. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc thuộc lòng bài thơ Cái cầu. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Tìm các từ ngữ * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc từ ngữ có chứa tiếng có vần ươc/ươt. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ6. Chơi trò chơi: Tìm nhanh từ ngữ chỉ hoạt động. * Đánh giá: GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 20
  21. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 + Tiêu chí đánh giá: Học sinh tìm nhanh được các từ ngữ chỉ hoạt động bắt đầu bằng r/d/gi hoặc ươc/ươt. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp HS nắm được yêu cầu và thực hiện đúng các bài tập - HSHTT: Giúp đỡ các bạn. VII. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với người thân.  Thứ sáu, ngày 26 tháng 2 năm 2021 BÀI 61. NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI TOÁN: SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. Biết vận dụng vào giải các bài toán giải. - KN: thực hiện đặt tính và nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. Vận dụng vào giải các bài toán giải. - TĐ: Tự giác, chú ý học tập, yêu thích môn học. - NL: Giúp HS phát triển NL toán học II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TL, BP; - HS: SHD, vở, ĐDHT III. Điều chỉnh hoạt động từng logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh ND DH dạy học: Không điều chỉnh V. ĐGTX. HĐ1: a) Tính b) Đặt tính rồi tính *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS biết cách đặt tính và tính đúng các phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. Thực hiện nhanh nhẹn, chính xác. + PP: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ2. Giải bài toán + Tiêu chí đánh giá: Vận dụng nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số vào giải toán có lời văn. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ3. a) Tính nhẩm b) Viết thành phép nhân và ghi kết quả (theo mẫu): GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 21
  22. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS tính nhẩm nhanh, chính xác. Chuyển đổi phép cộng các số hạng giống nhau thành một tích. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ4. Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu): *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS biết dựa vào yêu cầu để hoàn thành đúng bảng. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - HS HTT: Thực hiện nhanh các bài tập. - HS CHT: Tiếp cận, hỗ trợ các em hoàn thành bài tập. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em chia sẻ nội dung bài học với người thân.  TIẾNG VIỆT: BÀI 22C. ĐỂ THÀNH NGƯỜI SÁNG TẠO (T3) I. Mục tiêu - KT: Biết sửa lỗi về dấu câu trong đoạn văn. Biết dựa vào gợi ý và viết một đoạn văn kể về một người lao động trí óc. - KN: Dùng đúng các dấu câu trong đoạn văn, viết đoạn văn hay, sáng tạo. - TĐ: Yêu thích môn học - NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ ; NL sáng tạo II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TL, BP; - HS: SHD, vở, ĐDHT III. Điều chỉnh hoạt động từng logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh ND DH dạy học: Không điều chỉnh V. ĐGTX. HĐ4: Làm bài tập sau: Tìm chỗ dùng sai dấu chấm trong truyện vui sau và sửa lại: * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Tìm và nêu đúng lỗi các chấm câu trong đoạn văn. - Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì ? - Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 22
  23. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 HĐ5. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về một người lao động trí óc mà em biết. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS biết dựa vào câu hỏi gợi ý để viết một đoạn văn kể về một người lao động trí óc. Đoạn văn sắp xếp các câu, dùng các từ ngữ hợp lí, có sự sáng tạo. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ6. Lần lượt từng bạn đọc bài viết trước lớp. Lớp bình chọn bài viết hay nhất. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Mạnh dạn chia sẻ trước lớp về đoạn văn mà em vừa viết được. Trình bày to, rõ ràng, tự tin. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HS còn hạn chế: Giúp các em trả lời các câu hỏi gợi ý sau đó sắp xếp các câu tạo thành một đoạn văn đúng yêu cầu. - HS HTT: HS viết được một đoạn văn hay, sáng tạo, có sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em đọc đoạn văn về người lao động trí óc cho người thân nghe.  TN-XH: BÀI 18. THÂN CÂY CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ? (T1) I. Mục tiêu: - KT: Biết nhận dạng và kể tên được một số loại thân cây theo cách mọc hoặc theo cấu tạo. Biết lợi ích, chức năng của thân cây với cây và lợi ích của chúng với con người. - KN: kể tên được một số loại thân cây theo cách mọc hoặc theo cấu tạo. Nêu các lợi ích, chức năng của thân cây với cây và lợi ích của chúng với con người. - TĐ: Có ý thức bảo vệ các loại thực vật - NL: Rèn năng lực tự giải quyết vấn đề, tìm hiểu thực tế. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV : SHD, tranh minh họa - HS : SHD III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1: Quan sát và thực hiện hoạt động GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 23
  24. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc, theo đặc điểm của chúng. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2.Quan sát, hoàn thành bảng * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS quan sát và ghi chép được vào bảng tên các loài cây, cách mọc và gọi tên các loại thân cây đó. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Quan sát và trả lời * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS phân biệt được các loại thân cây, nêu được lợi ích của thân cây đối với cuộc sống con người. Biết liên hệ với tình hình thực tế của địa phương. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Làm thí nghiệm nhỏ * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS thực hiện thí nghiệm nhỏ bấm vào ngọn của cây mướp hoặc khoai lang nhưng không làm đứt rời khỏi thân cây và dự đoán kết quả. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Đọc và trả lời (CB) * Đánh giá: + Tiêu chí: HS ghi nhớ các thông tin và trả lời đúng các câu hỏi. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HS còn hạn chế: HS biết thực hiện các HĐ.Nhận ra sự đa dạng và phong phú về thân cây của thực vật. Nêu được lợi ích của thân cây - HSHTT: Có sự liên hệ thực tế nhanh nhẹn, nêu được các biện pháp để bảo vệ cây. VII. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm hiểu về thân của các loại cây trong vườn nhà em và thực hiện các biện pháp để chăm sóc và bảo vệ cây.  GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 24
  25. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 ÔL TOÁN: ÔN LUYỆN TUẦN 21 I. Mục tiêu: - KT: Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn nghìn. Biết tính đúng các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.000, giải đúng các bài toán liên quan. Biết xem lịch, nêu đúng số tháng trong năm, số ngày trong từng tháng. - KN: Thực hiện đúng các bài tập. Tính toán nhanh nhẹn, chính xác. - TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. - NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Vở ÔLT - HS: Vở ÔLT III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnhND DH : Giảm HĐ 1,5 V. ĐGTX Bài 2: Đặt tính rồi tính * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS biết đặt tính và tính đúng các phép cộng có nhớ trong phạm vi 10000. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn Bài 3,7: Điền vào chỗ chấm, khoanh vào câu trả lời đúng. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS biết tìm câu trả lời đúng để điền vào chỗ chấm và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. + Phương pháp: vấn đáp,quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn Bài 4: Tìm x * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS biết cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. + Phương pháp: vấn đáp,quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn Bài 6,8: Giải toán * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Xác định đúng các dạng toán và giải đúng các bài toán có lời văn + Phương pháp: vấn đáp,quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HS CHC: GV tiếp cận từng hoạt động để làm đúng các kết quả - HS HTT: Hoàn thành tốt các bài tập. Hỗ trợ giúp đỡ các bạn còn hạn chế. VII. Hoạt động ứng dụng: GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 25
  26. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 - Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: giải bài toán ứng dụng.  HĐTT: SINH HOẠT SAO: TẾT TRỒNG CÂY I. Mục tiêu: - KT: Biết ý nghĩa và cách thực hiện hoạt động trồng cây trong dịp tết Nguyên Đán. Biết tự nhận xét về tình hình tuần qua và hoạt động tuần tới. - KN: Tham gia các hoạt động trồng cây, bảo vệ môi trường. - TĐ: HS tham gia buổi sinh hoạt nghiêm túc. Giáo dục tinh thần tham gia các hoạt động tập thể. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác nhóm. II. Các hoạt động 1. Hoạt động Tết trồng cây HĐ 1: GV cung cấp thông tin về Tết trồng cây * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết trồng cây. Biết các hoạt động được tổ chức trong ngày Tết trồng cây. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 2. Tìm hiểu cách trồng cây và thực hiện trồng cây xanh trong vườn trường Việc 1: HS thảo luận những dụng cụ cần và các bước để trông một cây xanh Việc 2: Các nhóm chia sẻ kết quả Việc 3: GV tổ chức cho HS trồng cây xanh theo nhóm Việc 4: Nhận xét, đánh giá hoạt động * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS biết cách trồng và trồng được cây xanh hưởng ứng ngày tết trồng cây. Có ý thức đoàn kết, tham gia tích cực hoạt động nhóm, yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường. + Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 2. Nhận xét hoạt động tuần 22 và kế hoạch tuần 23. - Đại diện các Sao nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. - Chị phụ trách nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp. - HS tham gia phát biểu ý kiến. GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 26
  27. Nhật kí dạy học Lớp 3A _ Năm học 2020 - 2021 Tuần 22 - Tuyên dương các học sinh có thành tích nổi bật và tiến bộ trong tuần - GV phổ biến một số hoạt động trong tuần 23. - HS thảo luận đưa ra biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động tuần tới. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS tự đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm trong tuần. HS nắm được kế hoạch tuần 23. HS tự đưa ra được các phương pháp để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm. Có ý thức phấn đấu, nâng cao chất lượng hoạt động của lớp. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập III. Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước và các biện pháp phòng dịch bệnh trong các ngày nghỉ.  GV: Phạm Thanh Hậu – Trường TH Phú Thủy 27