Nhật kí dạy học lớp 3 - Tuần 1 - Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 24 trang thienle22 3670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhật kí dạy học lớp 3 - Tuần 1 - Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnhat_ki_day_hoc_lop_3_tuan_1_giao_vien_phan_thi_thuy_ngoc_tr.doc

Nội dung text: Nhật kí dạy học lớp 3 - Tuần 1 - Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 TUẦN 1 Thứ hai ngày 07 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng: SHTT: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN TOÁN: BÀI 1. ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu: 1. KT: HS ôn tập lại cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. 2. KN: HS thực hiện thành thạo các bài đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. 3. TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học toán 4. NL: Phát triển năng lực tính toán, vận dụng trong tính toán thực tế hằng ngày II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TLHDH, bảng phụ ; - HS: vở, TLHDH. III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX * Khởi động: - Ban học tập tổ chức trò chơi “Truyền điện” nêu nhanh các số có ba chữ số theo thứ tự tăng dần. - GV giới thiệu bài - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp HĐ1,2,3. Như tài liệu * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS đọc, viết, so sánh đúng các số có ba chữ số. Chăm chỉ, tham gia tích cực vào các hoạt động. + Phương pháp: Vấn đáp; Quan sát + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ4,5.Như tài liệu * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS so sánh nhanh, chính xác các số có ba chữ số. Trình bày sạch sẽ, khoa học + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: - HSCTT: Hướng dẫn các em đọc, viết, so sánh đúng các số có ba chữ số. - HSHTT: yêu cầu các em nắm chắc nội dung, làm bài nhanh, trình bày khoa học. VII. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cùng người thân cách đọc, viết, sắp xếp các số có ba chữ số. TIẾNG VIỆT: BÀI 1A. CẬU BÉ THÔNG MINH (T1) I. Mục tiêu 1. KT: Đọc và hiểu câu chuyện Cậu bé thông minh. 2. KN: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng từ khó, thể hiện đúng giọng đọc. Giải nghĩa các từ khó. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 1
  2. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 3. TĐ: Biết yêu quý, tôn trọng người thông minh, tài giỏi. HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. 4. NL: giúp HS phát triển NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, câu chuyện, tranh minh họa về Lương Thế Vinh. - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX * Khởi động - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Kể tên những người tài giỏi mà em biết” để khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. - HS viết đề bài vào vở - HS tự đọc thầm phần mục tiêu. HĐ1. Nghe thầy cô kể chuyện về Lương Thế Vinh * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được một số thông tin về Lương Thế Vinh. + Phương pháp: Vấn đáp; quan sát. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ2.Nghe thầy (cô) đọc câu chuyện: Cậu bé thông minh * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Biết giọng đọc trong bài và phân chia thành các đoạn. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng. HĐ3. Đọc từ và lời giải nghĩa từ * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nắm được từ ngữ và lời giải nghĩa, chọn đúng từ ngữ và lời giải nghĩa phù hợp cho các từ: : kinh đô, om sòm, trọng thưởng, ; đặt 1 đến 2 câu với từ "om sòm" + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4,5. Cùng luyện đọc câu, đọc bài * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng tiếng, từ, câu; ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - HS đọc nối tiếp từng đoạn đúng ngắt nghỉ, đảm bảo tốc độ, thể hiện giọng nhân vật. + Phương pháp: quan sát; vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: - HSCTT giúp đỡ các em đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ đúng các câu dài. - HSHTT: yêu cầu các em thể hiện giọng đọc của các nhân vật trong bài. VII. Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài Cậu bé thông minh cho người thân nghe. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 2
  3. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 1A. CẬU BÉ THÔNG MINH (T2) I. Mục tiêu 1. KT: Hiểu nội dung câu chuyện Cậu bé thông minh. Biết đọc phân vai các nhân vật có trong bài, biết nhấn giọng ở các từ trong bài. Biết chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi. 2. KN: Hiểu nội dung câu chuyện, trả lời đúng các câu hỏi trong bài. 3. TĐ : Yêu quý, tôn trọng người thông minh, tài giỏi. HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. 4. NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ. Vận dụng nội dung bài vào trong cuộc sống thực tế. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH; - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1,2,3: Như tài liệu * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng các câu hỏi: - Câu 1: Nhà vua nghĩ ra kế bắt dân làng nộp gà trống biết đẻ trứng. - Câu 2: Vì gà trống không biết đẻ trứng. - Câu 3: Vì cậu bé biết lệnh vua vô lí. - Câu 4: ý b, d : So sánh việc bố đẻ em với gà trống biết đẻ trứng; việc rèn con dao từ chiếc kim với việc làm ba mâm cỗ từ con chim sẻ. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 4 : Đọc phân vai * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc trôi chảy lưu loát; thể hiện được giọng đọc của nhân vật (người dẫn chuyện; lời của nhà vua, lời của cậu bé). - Biết nhấn giọng ở những từ ngữ: om sòm, lo sợ, trọng thưởng - Phân vai thể hiện được giọng đọc của các nhân vật. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: - HSCTT giúp đỡ các em trả lời đúng các câu hỏi, hiểu nội dung bài học. - HSHTT: yêu cầu các em nắm chắc nội dung, rút ra được bài học cho bản thân. Giúp đỡ bạn tìm hiểu bài. VII. Hoạt động ứng dụng: - Kể câu chuyện Cậu bé thông minh cho người thân cùng nghe Buổi chiều: TN-XH: BÀI 1. HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP (T1) I. Mục tiêu: Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 3
  4. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 1. KT: Nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở ra, hít vào. Giải thích được vì sao nên thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng. 2. KN: Chỉ và nêu được tên của các cơ quan hô hấp. 3. TĐ: Có ý thức bảo vệ, giữ gịn vệ sinh cơ quan hô hấp của mình. 4. NL: HS có ý thức hợp tác nhóm, phát triển năng lực quan sát, tìm hiểu thực tế. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, Tranh cơ quan hô hấp, khăn tay, gương soi. - HS: SHD, khăn tay, gương soi III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1: Khởi động * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Hát đồng đều và làm được các động tác đơn giản theo ban văn nghệ. Tạo được không khí vui tươi, hào hứng trong tiết học. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. .HĐ 2: Cùng thực hiện động tác hít thở * Đánh giá: +Tiêu chí đánh giá: Biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở ra (xẹp xuống), hít vào (căng lên).Tham gia tích cực các hoạt động, hợp tác và chia sẻ tốt. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 3,4: Quan sát, trả lời, chỉ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Chỉ và nêu được tên của các cơ quan hô hấp. Chỉ được đường đi của không khí khi hít vào, thở ra. Tích cực hợp tác và chia sẻ. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn HĐ 5, 6,7: Vì sao nên thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Giải thích được vì sao nên thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng. Kể rõ ràng tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - HSCHT: quan sát, giúp đỡ các em thực hiện yêu cầu các hoạt động. Nắm các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. - HSHTT: Yêu cầu các em tìm các biện pháp để bảo vệ cơ quan hô hấp. VII. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà cùng người thân vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 4
  5. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 HĐNGLL : LỄ HỘI QUÊ EM I. Mục tiêu: 1. KT: HS hiểu biết sơ lược về một số lễ hội truyền thống ở địa phương mình 2. KN: Giới thiệu một số lễ hội truyền thống, một số trò chơi dân gian thường được sử dụng trong các lễ hội tại địa phương với bạn bè và khách du lịch. 3. TĐ: Có ý thức giữ gìn những nột đẹp trong các lễ hội của địa phương nói riêng và các lễ hội dân gian Việt Nam nói chung. 4. NL: phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh, phim tư liệu, băng đĩa về các lễ hội ở các địa phương. - Dụng cụ để thực hành vẽ tranh. - Nội dung và một số phương tiện để Hs tập làm hướng dẫn viên du lịch. III. Các hoạt động dạy học: - GV ổn định nề nếp lớp - GV giới thiệu bài học: Tìm hiểu về lễ hội quê em. HĐ1. Khởi động - Y/c CTHĐTQ điều hành - CTHĐTQ điều hành: Bạn hãy kể tên những lễ hội bạn biết, những lễ hội nào bạn đó được tham gia. Mô tả đôi nét về các lễ hội đó. HĐ2. Tìm hiểu về các lễ hội ở địa phương - Gv cho Hs xem tranh ảnh, giới thiệu về một số lễ hội truyền thống của địa phương: + Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang- Lệ Thủy. + Lễ hội cầu yên - cầu ngư ở làng Lý Nhơn Nam- Nhân Trạch- Bố Trạch. + Hội rằm tháng 3, lễ hội cầu mùa của người nguồn ở Minh Hóa. + Lễ hội cầu ngư ở Bảo Ninh- Đồng Hới. + Lễ hội tưởng niệm các thành hoàng, các bậc khai canh, khai cư ở Thượng Phong- Lệ Thủy, - Y/c Hs nhận xét về không khí lễ hội qua ảnh: màu sắc, không khí. - Gv giới thiệu và hướng dẫn Hs tìm hiểu thêm những những lễ hội tiêu biểu của các dân tộc Việt Nam như: Lễ hội đền Hùng- Phú Thọ, Lễ hội chùa Hương – Hà Nội * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nắm được tên và miêu tả sơ lược được các lễ hội ở địa phương. + Phương pháp: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật:: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn. HĐ3. Vẽ tranh về lễ hội Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 5
  6. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 Gv hướng dẫn Hs thi vẽ tranh về đề tài lễ hội quê em. - Y/C HS trưng bày tranh, thuyết minh về ý tưởng bức tranh - HS thực hành vẽ theo ý thích - HS trưng bày tranh, thuyết minh. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Vẽ tranh về đề tài lễ hội quê em. Tự tin thuyết minh về bức tranh về lễ hội của nhóm. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ4. Tập làm hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi - Tổ chức cho Hs tập làm hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi: giới thiệu cho du khách về một lễ hội quê em - Gv y/c nội dung đơn giản, phù hợp với lứa tuổi của hs. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS tự tin giới thiệu cho du khách về một lễ hội quê em. Nói năng lưu loát, kết hợp biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể. + Phương pháp: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, ghi chép ngắn * Hoạt động ứng dụng: - Giới thiệu cho người thân nghe về một số lễ hội của quê hương ÔN TVIỆT: LUYỆN TUẦN 1 (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Hiểu nội dung câu chuyện : Diều hâu và quạ non 2. KN: Luyện kĩ năng đọc hiểu 3. TĐ: Yêu thích môn học 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ. II. Đồ dùng dạy học - Sách Ôn luyện TV tập 1 III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1: Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Chơi tích cực, biết vận dụng kiến thức đã học. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ2.Theo tài liệu * Đánh giá: Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 6
  7. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 + Tiêu chí đánh giá: - Trả lời được các câu hỏi ở trong bài. Câu a: : diều hâu, quạ non, chàng lười Câu b: Vì quạ non còn quá bé Câu c: Sau này quạ non lớn lên sẽ tự bay đi kiếm ăn Câu d: Phải biết tự chăm sóc bản thân Câu e: HS kể được: quét nhà, nhặt rau, rửa bát + Phương pháp: Vấn đáp, viết + Kĩ thuật: : Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Tiếp cận, gợi ý cho các em nắm được nội dung bài học. - HSHTT: Trả lời nhanh, biết giúp đỡ các bạn. Làm thêm BT 4,5. VII. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho người thân nghe bài đọc em vừa học. Thứ ba ngày 08 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng: TOÁN: BÀI 2. ÔN TẬP VỀ CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (không nhớ) T1 I. Mục tiêu 1. KT: Ôn tập về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ). Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính. 2. KN: Vận dụng KT để làm đúng các bài tập. Tính toán nhanh, chính xác. 3. TĐ: Tích cực học tập, hợp tác và chia sẻ hoạt động. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, bảng phụ; - HS: TLHDH, bảng con, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1,2,3 : Ôn tập về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc, viết đúng số có ba chữ số. Lập được phép tính đúng. Thực hiện bài toán nhanh, chính xác. + Phương pháp: vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. HĐ 4: Tìm x * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nắm quy tắc tìm thành phần chưa biết trong phép toán và vận dụng để làm bài tập. Làm bài đúng, nhanh. + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS hoàn thành các bài tập, nêu cách đặt tính, cách tính( từ phải sang trái); tính nhẩm đúng; xác định đúng dạng toán giải Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 7
  8. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng VII. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ cùng người thân cách cộng, trừ các số có ba chữ số. TIẾNG VIỆT: BÀI 1B. TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO? (T1) I. Mục tiêu 1. KT: Biết nói về một người bạn thông minh. Biết dựa vào tranh và gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện. 2. KN: Kể câu chuyện theo ngôn ngữ của mình và kết hợp điệu bộ khi kể. 3. TĐ: Yêu quý, tôn trọng người thông minh, tài giỏi. Tích cực hợp tác, chia sẻ các hoạt động học tập. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ, năng lực giao tiếp thông qua hoạt động kể chuyện. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, tranh minh họa HĐ2; - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1. Nói về một người bạn thông minh * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nói hoặc kể vắn tắt về một người bạn thông minh. Trình bày rõ ràng, lưu loát, tự tin. + Phương pháp: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ2. Xem tranh, dựa vào gợi ý kể từng đoạn câu chuyện * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Kể được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. HS kể lưu loát, tự tin, có sự kết hợp biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể. + Phương pháp: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn. HĐ3. Thi kể từng đoạn trước lớp * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Kể được câu chuyện theo gợi ý. Biết dùng ngôn ngữ của mình, kết hợp điệu bộ để kể chuyện. Tự tin, mạnh dạn trước lớp. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng; ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: - HSCTT: Hướng dẫn các em nắm nội dung cơ bản và kể được từng đoạn câu chuyện. - HSHTT: yêu cầu các em nắm chắc nội dung, kể hay, tự tin. Kết hợp điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể trong khi kể phù hợp. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em lại kể câu chuyện Cậu bé thông minh cho người thân nghe. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 8
  9. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 Buổi chiều: TIẾNG VIỆT: BÀI 1B. TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO?(T2) I. Mục tiêu: 1. KT: Nhớ được 10 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái. Biết nghe - viết đúng một đoạn văn. Nhận biết từ chỉ sự vật, nhận biết phép so sánh. 2. KN: Tìm và ghi được các sự vật được so sánh vào PHT. Nghe, viết đúng đoạn văn. Điền được tên 10 chữ cái vào PHT. 3. TĐ: Yêu thích môn học. Có ý thức luyện chữ đẹp, chăm chỉ, trình bày vở cẩn thận. 4. NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH , phiếu học tập ; - HS: vở, TLHDH. III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ4,5 (CB): Tìm sự vật được so sánh trong câu: - Hai bàn tay em – Như hoa đầu cành. - Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. - Cánh diều như dấu “ á” – Ai vừa tung lên trời. - Ơ cái dấu hỏi – Trông ngộ ngộ ghê – Như vành tai nhỏ - Hỏi rồi lắng nghe. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Gạch chân đúng các sự vật được so sánh có trong câu trên. Điền đúng các sự vật được so sánh vào PHT + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. HĐ 1(TH): Trò chơi truyền điện tên các chữ cái STT Chữ Tên chữ cái 1 A a 2 Ă á 3 Â ớ 4 B bờ 5 C cờ 6 Ch Xê hát 7 D dờ 8 Đ đờ 9 E e 10 Ê ê * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nhớ lại và điền đúng cách phát âm 10 chữ cái đã học. Tham gia trò chơi nhanh nhẹn, chính xác. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 2(TH): Nghe viết Cậu bé thông minh (đoạn 3) * Đánh giá: Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 9
  10. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 + Tiêu chí đánh giá: Nghe, viết đúng chính tả. Viết đúng tốc độ, đẹp. Có ý thức luyện chữ đẹp, trình bày vở gọn gàng, sạch sẽ. + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét VI. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: - HSCTT: Hướng dẫn các em tìm các sự vật và hình ảnh so sánh. Viết đúng chính tả đoạn văn. - HSHTT: yêu cầu các em thực hiện nhanh các bài tập, giúp đỡ các bạn. Viết chữ đẹp, luyện viết chữ nghiêng. VII. Hoạt động ứng dụng: - HS luyện viết chữ đẹp ở nhà. TN-XH: BÀI 1. HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP (T2) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết được đường đi của không khí khi hít vào,thở ra. Biết vai trò của cơ quan hô hấp với sự sống con người. 2. KN: Chỉ và nêu được tên của các cơ quan hô hấp. 3. TĐ: Có ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp của mình. 4. NL: HS có ý thức hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, Tranh cơ quan hô hấp,khăn tay, gương soi. - HS: SHD, khăn tay, gương soi III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1: Chỉ và nói đường đi của không khí khi hít vào, thở ra. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Chỉ được đường đi của không khí khi hít vào, thở ra. Tự tin, mạnh dạn khi trình bày. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 2: Trò chơi thổi bong bóng * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nhận xét được sự thay đổi của quả bóng khi thổi nhiều không khí và khi ta xả không khí ra. + Phương pháp: vấn đáp,quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 3: Đóng vai * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Hiểu được vì sao không nên đùa nghịch khi ăn, uống. Nêu được vai trò của hoạt động thở đối với đời sống của con người. Biết bảo vệ, giữ vệ sinh cơ quan hô hấp của mình + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 10
  11. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 - HSCHT: quan sát, giúp đỡ các em thực hiện yêu cầu các hoạt động. Nắm các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. - HSHTT: Yêu cầu các em tìm các biện pháp để bảo vệ cơ quan hô hấp. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em cùng người thân thực hiện thở bằng mũi và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. ĐẠO ĐỨC : KÍNH YÊU BÁC HỒ (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc Việt Nam. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. 2. KN: Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 3. TĐ: Kính yêu và biết ơn Bác Hồ. 4. NL: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. II. Chuẩn bị: - GV: Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi. Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm). - HS: Vở Bài tập Đạo đức 3. III. Hoạt động dạy học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: - BVN tổ chức cho cả lớp hát bài: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” 1. Quan sát ảnh và đặt tên cho ảnh: Việc 1: Quan sát các bức ảnh ở BT 1 ở trang 2. Việc 2: Đặt tên cho từng bức ảnh. Việc 1: Chủ động TĐ vở với bạn bên cạnh và lắng nghe ý kiến của bạn về tên các bức ảnh. Việc 2: Em tiếp tục TĐ đánh giá những câu trả lời của bạn, cùng thống nhất kết quả. Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến. Việc 2: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo với giáo viên. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đặt được tên phù hợp cho các bức tranh.Tích cực hoạt động, chia sẻ kết quả học tập. + Phương pháp: Vấn đáp, viết Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 11
  12. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, viết lời nhận xét. 2. Tìm hiểu truyện: “Các cháu vào đây với Bác” Việc 1: Đọc câu truyện (2 lần). Việc 2: Trả lời các câu hỏi ra vở nháp. 1. Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ? 2. Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? Việc 1: Chủ động trao đổi với bạn bên cạnh và lắng nghe ý kiến của bạn về các câu hỏi. Việc 2: Em tiếp tục trao đổi đánh giá những câu trả lời của bạn, cùng thống nhất kết quả. Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến. Việc 2: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo với giáo viên. . - CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp. - Các nhóm chia sẻ, nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV chốt kiến thức * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Kể được công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc Việt Nam. - Kể vài việc làm thể hiện tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ + Phương pháp: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Tìm hiểu các câu thơ, bài thơ, bài hát viết về Bác: - Suy nghĩ tìm các câu thơ, bài thơ, bài hát viết về Bác viết ra vở Việc 1: Chủ động đổi vở với bạn bên cạnh và lắng nghe ý kiến của bạn. Việc 2: Em tiếp tục trao đổi cùng thống nhất kết quả. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 12
  13. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến. Việc 2: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo với giáo viên. GV mời 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV kết luận * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Kể, đọc, hát được tên 2 – 3 bài hát, câu chuyện, bức tranh về Bác Hồ. - Biết thực hiện và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. + Phương pháp: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * Hoạt động ứng dụng. - Thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. Thứ tư ngày 09 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng: TOÁN BÀI 2:ÔN TẬP VỀ CỘNG,TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (không nhớ) T2 I. Mục tiêu 1. KT: Ôn tập về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn; 2. KN: Vận dụng KT để làm đúng các bài tập. Tính toán nhanh, chính xác, trình bày sạch sẽ. 3. TĐ: Yêu thích môn học. Có ý thức tích cực trong học tập, chia sẻ nhóm. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, bộ đồ dùng Toán 3; - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX *Khởi động: - Tổ chức trò chơi”Ai nhanh ai đúng” ôn lại phép cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. - GV giới thiệu bài - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp HĐ 5: Giải toán có lời văn Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 13
  14. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Biết giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn; Làm bài đúng, trình bày sạch sẽ. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 6: Xếp hình tam giác * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Biết xếp được hình tam giác thành ngôi nhà. Xếp nhanh, đẹp. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ7 : Chơi trò chơi Lập phép tính đúng * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc, viết đúng số có ba chữ số. Lập đúng, nhanh phép tính từ các số đã cho. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: - HSCTT: Hướng dẫn các em nhớ lại cách cộng trừ các số có ba chữ số - HSHTT: Tính toán nhanh, giúp đỡ các bạn. VII. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kiến thức về phép cộng, trừ có ba chữ số cùng người thân. Làm bài tập ứng dụng. TIẾNG VIỆT: BÀI 1B: TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO?( T3) I. Mục tiêu: 1. KT: Củng cố cách viết chữ hoa A.Viết đúng từ ngữ có tiếng chứa vần oao, an/ang. Biết xác định các từ chỉ sự vật trong bài. 2. KN: Viết đúng cỡ chữ, các nét chữ hoa A. Vận dụng viết đúng, đẹp các từ, câu ứng dụng. Tìm được từ chỉ các sự vật. 3. TĐ: Có ý thức luyện viết chữ đẹp. Cẩn thận khi trình bày vở. Yêu thích môn học. 4. NL: giúp HS phát triển NL ngôn ngữ ; hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH , mẫu chữ hoa A và câu ứng dụng - HS: vở, TLHDH. III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX * Khởi động: BVN bát cho cả lớp bài hát: Em yêu trường em HĐ4,5 (TH): Tìm từ viết đúng: Ngọt ngào ngọt ngoào ngoao ngán ngao ngán nghêu ngao nghêu ngoao * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Gạch chân được các từ viết đúng chính tả. Viết đủ, đúng chính tả các từ vừa gạch chân vào vở. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 14
  15. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. HĐ6 (TH): Viết vào vở theo mẫu: - 4 lần chữ hoa A cỡ nhỏ - 2 lần tên riêng Vừ A Dính - 1 lần câu ứng dụng: Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Viết đúng mẫu chữ hoa A. Viết đẹp, đúng cỡ chữ, mẫu chữ, các nét, Có ý thức chăm chỉ luyện viết, trình bày vở sạch sẽ. + Phương pháp: Vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. HĐ8 (TH): Tìm và viết từ chỉ sự vật trong đoạn sau: Nào bàn nào ghế Nào sách nào vở Nào mực nào bút Nào phấn nào bảng * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng và viết đủ số từ chỉ sự vật vào vở. Tích cực học tập, chia sẻ hoạt động. + Phương pháp: Vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét VI. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh - HSCTT: Hướng dẫn các em tìm các sự vật. Viết đúng mẫu chữ hoa. - HSHTT: Viết chữ đẹp, luyện viết chữ nghiêng VII. Hoạt động ứng dụng - Vận dụng cách viết chữ hoa A vào các văn bản khác. Luyện viết chữ nghiêng. Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng: TOÁN: BÀI 3. CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ) T1 I. Mục tiêu: 1. KT: Biết cách cộng các số có ba chữ số( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm). 2. KN: Vận dụng KT để làm đúng các bài tập. 3. TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. II. Đồ dùng dạy học - GV: SHD, bảng phụ; - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX * Khởi động Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 15
  16. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học: truyền điện “ Cộng, trừ trong phạm vi 20” * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng, nhanh kết quả các phép tính cộng trong phạm vi 20. Hào hứng, tham gia tích cực vào hoạt động + Phương pháp: Vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn - GV giới thiệu bài - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài. HĐ1. Đọc và giải thích cho bạn cách thực hiện phép cộng 435 + 127 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng cách đặt tính, các bước thực hiện và tính đúng kết quả của phép tính. Tích cực hợp tác trong nhóm. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ2.Thảo luận cách thực hiện phép cộng 265 + 162 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đặt tính và thực hiện tính đúng kết quả của phép tính. Tích cực hợp tác trong nhóm. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ3.Tính: a. 537 b. 593 Đ.A a. 537 b. 593 + + + + 128 242 128 242 665 835 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nêu đúng các bước thực hiện và kết quả của phép tính. - Tính đúng,nhanh + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn * Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh cho HS: - HSCHT: Tiếp cận giúp học sinh biết cách đặt tính và thực hiện tính đúng - HSHTT: HS thực hiện nhanh các bài tập, biết giúp đỡ các bạn. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em chia sẻ cách đặt tính và thực hiện cộng các số có ba chữ số (có nhớ) cho người thân. THỦ CÔNG: BÀI 1. GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (T1) I. Mục tiêu : 1. KT: HS biết được quy trình gấp tàu thuỷ 2 ống khói 2. KN: Gấp được tàu thuỷ 2 ống khói. các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 16
  17. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 3. TĐ Giáo dục cho h/s tính khéo léo, cẩn thận khi thao tác gấp tàu thủy 2 ống khói. HS yêu thích gấp hình. 4. NL: Hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. II/ Đồ dùng: 1. Giáo viên: - Mẫu tàu thủy hai ống khói. - Quy trình gấp tàu thủy hai ống khói có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. 2. Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công III. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - Hát tập thể 1 bài 2. Hình thành kiến thức: - Giới thiệu bài - ghi đề bài - Nêu mục tiêu. a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu tàu thủy hai ống khói. Việc 1: Quan sát mẫu tàu thủy hai ống khói và trả lời câu hỏi: + Hình dáng của tàu thủy hai ống khói + Tàu thủy có những bộ phận nào giống nhau? (Hai ống khói) + Tàu thủy làm bằng chất liệu gì? (H: gỗ) + Tàu thủy thả xuống nước có nổi được không? (H: có) Việc 2: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ. Việc 3: Thống nhất ý kiến và báo cáo với cô giáo. - Quan sát cô giáo thực hiện thao tác mở dần mẫu tàu thủy hai ống khói và gấp lại như hình dạng ban đầu để sơ bộ hiểu được các bước gấp. * Đánh giá : + Tiêu chí đánh giá : HS nắm được đặc điểm, hình dạng, tác dụng của tàu thủy 2 ống khói. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời b. Hoạt động 2: Quan sát tranh hướng dẫn quy trình gấp tàu thủy hai ống khói. Việc 1: Quan sát tranh quy trình tìm hiểu các bước gấp tàu thủy hai ống khói. Việc 2: CTHĐ mời đại diện các nhóm chia sẻ các bước gấp. Việc 3: Báo cáo với cô giáo. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 17
  18. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 - Quan sát cô giáo hướng dẫn lại các thao tác. * Đánh giá : + Tiêu chí đánh giá : HS nắm được quy trình gấp tàu thuỷ 2 ống khói. Biết chia sẻ tự tin, mạnh dạn. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. Việc 1: Thực hành gấp tàu thủy hai ống khói ở giấy nháp. Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ. Việc 4: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. * Đánh giá : + Tiêu chí đánh giá : Gấp được tàu thuỷ 2 ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối. Với HS khéo tay : Gấp được tàu thủy 2 ống khói. các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Vận dụng : Gấp tàu thủy 2 ống khói. - Chia sẻ với bạn về quy trình gấp tàu thủy hai ống khói vào giờ học sau. TIẾNG VIỆT: BÀI 1C. HAI BÀN TAY EM (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Đọc hiểu bải thơ Hai bàn tay em. 2. KN: Hiểu nghĩa các từ : siêng năng, giăng giăng, Đọc đúng từ ngữ, câu thơ và đọc lưu loát toàn bài thơ Hai bàn tay em, ngắt nghỉ các câu thơ đúng. 3. TĐ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Yêu quý bản thân mình. 4. NL: giúp HS phát triển NL ngôn ngữ ; hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, tranh minh họa đôi bàn tay. - HS: vở, TLHDH. III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 18
  19. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 V. ĐGTX HĐ1 (CB): Nói về bàn tay em * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Tả được vắn tắt về bàn tay của mình. Biết chia sẻ với các bạn. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ2 (CB): Nghe thầy cô đọc bài * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Chú ý lắng nghe GV đọc, nắm được cách ngắt nghỉ khi đọc, biết cách chia các khổ thơ trong bài. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: Trình bày miệng, ghi chép ngắn. HĐ3 (CB): Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nghĩa của các từ, đặt được 1, 2 câu với từ: Siêng năng:chăm chỉ làm việc Giăng giăng: dàn ra theo chiều ngang + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, ghi chép ngắn HĐ4 (CB): Đọc nối tiếp * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc trôi chảy bài thơ. Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu, thể hiện giọng đọc trong bài. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ5, 6(CB): TLCH - Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào? Khi bé chải tóc, tay cùng chải tóc. Khi bé học bài tay cùng bé học bài. Khi bé đánh răng tay lại cùng bé đánh răng. Khi bé nằm ngủ tay lại ngủ cùng bé. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Trả lời đúng câu hỏi trên. Tự tin diễn đạt bằng cách hiểu của mình. + Phương pháp: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: - HSCTT: Hướng dẫn học sinh đọc các từ khó, cách ngắt nghỉ - HSHTT: Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ, học thuộc lòng bài thơ. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em chọn một khổ thơ mình thích rồi học thuộc lòng khổ thơ đó. TIẾNG VIỆT: BÀI 1C. HAI BÀN TAY EM (T2) I. Mục tiêu 1. KT: Biết viết đúng các từ ngữ chứa tiếng có vần an/ang hoặc từ ngữ bắt đầu bằng l/n. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 19
  20. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 2. KN: Viết đúng các từ ngữ chứa tiếng có vần an/ang hoặc từ ngữ bắt đầu bằng l/n. 3. TĐ: Yêu thích môn học. 4. NL: giúp HS phát triển NL ngôn ngữ ; hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị đồ dùng - GV: SHD, PHT; - HS: SHD, VBT III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1 (TH): Thi Ai thuộc nhanh hơn * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc thuộc lòng được một khổ thơ mà em thích + Phương pháp: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, ghi chép ngắn HĐ2 (TH): Thảo luận tìm các từ chứa tiếng có vần an/ ang - Trái nghĩa với dọc (ngang). - Nắng lâu, không mưa làm đất nứt nẻ (hạn hán). -Vât có dây hoặc bàn phím để chơi nhạc (đàn). * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tìm đúng các từ chứa tiếng có vần an/ ang. - Tìm thêm 3 các từ khác có tiếng chứa vần ang. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi VI. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh cho HS: - HSCHT: Giúp các em tìm đúng các từ chứa vần an/ ang . - HSHTT: HS có thể tìm thêm một số từ khác chứa vần an/ ang. VII. Hoạt động ứng dụng Cùng người thân tìm thêm các tiếng chứa vần an/ang Buổi chiều: ÔL.TOÁN: LUYỆN TUẦN 1 (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Ôn tập về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ); Giải toán có lời văn 2. KN: Vận dụng KT để làm đúng các bài tập. 3.TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học - GV: SHD; - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Giảm hoạt động 1,2,3 V. ĐGTX HĐ4: Tính nhẩm * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 20
  21. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 - Nhẩm đúng kết quả của các phép tính trên - Trình bày đẹp + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 5: Đặt tính rồi tính * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nắm chắc cách đặt tính và tính cộng, trừ với số có ba chữ số. - Trình bày nhanh, đẹp. + Phương pháp: vấn đáp.viết + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét HĐ6: Giải bài toán * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Giải đúng bài toán. - Trình bày đẹp. + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - Gợi ý cho HS chưa hoàn thành cách thực hiện cộng trừ các số có ba chữ số, giải toán có lời văn. - HSHHT: BT giao thêm: Sau khi cho Hoa 25 cái kẹo, Lan còn lại 34 cái. Hỏi ban đầu Lan có bao nhiêu cái kẹo? VII. Hoạt động ứng dụng: - Nói cho bố mẹ biết về cách tính cộng trừ các số có 3 chữ số . Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020 Buổi chiều: TOÁN: BÀI 3. CỘNG CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (CÓ NHỚ) (T2) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết cách thực hiện phép cộng có ba chữ số có nhớ, biết vận dụng vào giải toán. 2. KN: Vận dụng KT để làm BT về cộng các số có ba chữ số, giải toán có lời văn. Làm đúng, nhanh BT 3. TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, BP; - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1,2: Tính, đặt tính rồi tính * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 21
  22. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 - Làm đúng các BT 1, 2 - Làm nhanh, trình bày đẹp + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 3: Viết số đo thích hợp vào chố chấm * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Điền đúng số đo của đường gấp khúc - Điền nhanh, chữ số đẹp. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 4 : Giải toán * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Giải đúng bài toán với số có ba chữ số. - Giải nhanh, trình bày đẹp. + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Giúp học sinh thực hiện tính từng hàng và HD cách nhớ. - HSHTT: BT giao thêm: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD có độ dài là: 123 dm; 232dm; 116dm. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em hỏi mọi người trong gia đình em về cân nặng rồi tính xem tất cả nặng bao nhiêu kg? TIẾNG VIỆT: HAI BÀN TAY EM (T3) I. Mục tiêu 1. KT: Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.Có một số hiểu biết ban đầu về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. 2. KN: Viết được đơn xin cấp thẻ đọc sách. 3. TĐ: Yêu thích môn học. 4. NL: giúp HS phát triển NL ngôn ngữ ; hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV: TLHDH, Tranh minh họa HĐ3 - HS: TLHDH, phiếu học tập 4 III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ3 (TH): Nghe thầy cô nói một số điều về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nắm được các biểu tượng của Đội: Huy hiệu măng non, Cờ Đội, - Biết gọi tên các biểu tượng đó trong thực tế. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 22
  23. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, ghi chép ngắn HĐ4 (TH): Điền vào mẫu đơn * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. - Viết được tờ đơn xin cấp thẻ đọc sách. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh cho HS: - HSCHT: Giúp HS điền đúng các thông tin trong phiếu học tập - HSHTT: HS thực hiện nhanh các hoạt động, giúp đỡ bạn. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em tìm hiểu thêm thông tin về Đội TNTP HCM. SHTT: SH LỚP: THÀNH LẬP HĐTQ LỚP HỌC I. Mục tiêu: 1. KT: Biết tự nhận xét về tình hình học tập và sinh hoạt trong tuần qua. Nắm phương hướng tuần tới, nội quy lớp học, các kĩ năng tự quản lớp học. Biết bầu HĐTQ lớp học 2. KN: Nhận xét được ưu điểm, nhược điểm trong tuần qua; biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm trong tuần tới. Chọn lựa, bầu HĐTQ lớp có năng lực. 3. TĐ: HS tham gia buổi sinh hoạt nghiêm túc. Giáo dục tinh thần tham gia các hoạt động tập thể. 4. NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác nhóm. II. Tiến trình: A. Sinh hoạt tập thể 1. Sinh hoạt văn nghệ: Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát tập thể và chơi một số trò chơi. 2. Nhận xét hoạt động tuần 1 - Đại diện các ban tạm thời nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. - HĐTQ tạm thời nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp. - HS tham gia phát biểu ý kiến. - Tuyên dương các học sinh có thành tích nổi bật và tiến bộ trong tuần * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS tự đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm trong tuần. HS bày tỏ được ý kiến của bản thân về các hoạt động của lớp trong tuần. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 3. Bầu hội đồng tự quản - Tổ chức cho HS ứng cử, đề cử vào HĐTQ. - Tổ chức cho HS tranh cử. - HD cho tổ kiểm phiếu làm việc. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 23
  24. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 1 Năm học: 2020 - 2021 - GV HD cho HS giao lưu văn nghệ. - HD HĐTQ mới ra mắt. * Đánh giá + Tiêu chí đánh giá: HS bầu ra được một HĐTQ có năng lực. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời 4. Phương hướng hoạt động tuần 2 - GV phổ biến một số hoạt động trong tuần 2. + Chăm chỉ học tập, làm bài và chuẩn bị bài đầy đủ khi đến lớp. + Không nói chuyện trong giờ học, xếp hàng ra vào lớp nhanh chóng. + Vệ sinh phong quang, lớp học đúng quy định. + Thực hiện đúng trang phục của người học sinh. + Thực hiện tôt ATGT và các quy định của Liên đội - CTHĐTQ điều khiển các bạn phát biểu ý kiến về các hoạt động trong tuần tới. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được kế hoạch tuần 2. HS tự đưa ra được các phương pháp để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm. Có ý thức phấn đấu, nâng cao chất lượng hoạt động của lớp. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời III. Hoạt động ứng dụng: - HS về nhà chuẩn bị bài cho tuần tới, tham gia những trò chơi an toàn trong ngày nghỉ. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 24