Một số kết quả triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật học sinh trung học giai đoạn 2012-2016 và định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong thời gian tới

pptx 42 trang nhungbui22 10/08/2022 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kết quả triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật học sinh trung học giai đoạn 2012-2016 và định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong thời gian tới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxmot_so_ket_qua_trien_khai_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_ki_t.pptx

Nội dung text: Một số kết quả triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật học sinh trung học giai đoạn 2012-2016 và định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong thời gian tới

  1. MỘT SỐ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KĨ THUẬT HỌC SINH TRUNG HỌC GIAI ĐOẠN 2012-2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KĨ THUẬT TRONG THỜI GIAN TỚI PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành Vụ Giáo dục Trung học
  2. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 2 ViSEF 2012, Cuộc thi KHKT trở thành Cuộc thi hàng năm dành cho học sinh trung học – ViSEF. - 06 tỉnh/thành phố: TT-Huế, Quảng Trị, Lâm Đồng, Đà Nẵng, TP HCM, Hà Nội - 45 dự án; 105 học sinh; 05 lĩnh vực. - Dành giải Nhất tại Intel ISEF 2012 (Pittsburgh).
  3. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 3 ViSEF 2013: - 44 tỉnh/thành phố - 150 dự án; 308 học sinh - 15 lĩnh vực - Intel ISEF 2013: 2 trong 5 dự án tham gia đạt giải Tư ViSEF 2014: - 55 tỉnh/thành phố - 300 dự án; 644 học sinh - 15 lĩnh vực; - 06 dự án dự Intel ISEF 2014
  4. Học sinh Việt Nam tại Intel ISEF 2014
  5. CUỘC THI NĂM 2015 5 a) Dự thi cấp cơ sở: Hơn 5000 dự án b) Dự thi cấp quốc gia: 385 DA; 677 HS; 61 Sở; 03 trường: - Khu vực phía Bắc: 205 DA; 371 HS + Cấp THPT: 150 dự án, 271 học sinh + Cấp THCS: 55 dự án, 100 học sinh + Số lĩnh vực: 15 lĩnh vực. - Khu vực phía Nam: 108 DA; 306 HS + Cấp THPT: 130 dự án, 225 học sinh + Cấp THCS: 50 dự án, 81 học sinh + Số lĩnh vực: 14 lĩnh vực.
  6. CUỘC THI NĂM 2016 7 a) Dự thi cấp cơ sở: ~ 10.000 dự án b) Dự thi cấp quốc gia: 440 DA; ~800 HS; 63 Sở; 06 trường: - Khu vực phía Bắc: 234 DA; + Cấp THPT: 173 dự án, 316 học sinh + Cấp THCS: 61 dự án, 111 học sinh - Số lĩnh vực: 20 lĩnh vực. - Khu vực phía Nam: 206 DA; + Cấp THPT: 106 dự án, 279 học sinh + Cấp THCS: 46 dự án, 79 học sinh + Số lĩnh vực: 18 lĩnh vực.
  7. Họ8 c sinh Việt Nam tại Intel ISEF 2016 Việt Nam đoạt 04 giải Ba trên tổng số 06 dự án dự thi
  8. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ 9 1. Nhận thức của CBQL, GV, HS, CMHS về mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKH của HS ở một số nơi còn hạn chế; còn có biểu hiện chưa đúng đắn về động cơ hướng dẫn cho học sinh NCKH và tham gia Cuộc thi KHKT cấp quốc gia; còn biểu hiện có sự đầu tư quá mức của người lớn trong quá trình thực hiện các dự án dự thi của HS. 2. Năng lực hướng dẫn học sinh NCKH của một số GV còn hạn chế, kể cả việc tìm hiểu và thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ 3. Chưa có cơ chế tài chính bền vững cho hoạt động NCKH nên ở một số nơi còn lúng túng trong việc huy động nguồn lực phục vụ công tác NCKH và tổ chức Cuộc thi KHKT ở địa phương.
  9. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ 10 4. Về việc xác định câu hỏi/vấn đề nghiên cứu Một số dự án chưa phân tích tổng quan để đưa ra được những điểm hạn chế, cần phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết để từ đó xác định thật "trúng" vấn đề. 5. Về việc thiết kế và phương pháp nghiên cứu Một số dự án chủ yếu tập trung vào việc trình bày "việc đã làm" và "kết quả đã đạt được"; cố gắng chứng minh kết quả nghiên cứu của đề tài là có "tính mới", "tính sáng tạo" mà bỏ qua việc thiết kế kế hoạch và phương pháp nghiên cứu. 6. Về việc thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu Một số dự án cố chứng minh về cách làm thí nghiệm và "đích thân" tác giả thực hiện thông qua các ảnh chụp; giống như là "hướng dẫn thí nghiệm thực hành“.
  10. MỘT SỐ KHÓ KHĂN HẠN CHẾ 11 7. Về trình bày poster Poster của nhiều dự án hiện nay phần lớn là "nhiều chữ"; mà lại không "trúng" như nêu ở trên; tốn nhiều diện tích phần cuối để nêu "Đóng góp của đề tài", "Tính mới, tính sáng tạo" của đề tài, "Hướng nghiên cứu tiếp theo" Nhiều ảnh chụp để chứng minh "đích thân” tác giả đang nghiên cứu, làm thí nghiệm"; thiếu những hình ảnh "biết nói“. Thiếu hay minh chứng một cách khách quan. Nhìn chung, poster chưa thể hiện được một cách rõ ràng (bằng sơ đồ, hình ảnh) về "Vấn đề/câu hỏi nghiên cứu"; "Kế hoạch và phương pháp"; "Thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu" theo các tiêu chí đánh giá dự án. Như vậy, poster chưa đáp ứng được Tiêu chí 5a: Poster - 10 điểm.
  11. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ 12 8. Về trả lời phỏng vấn Nhiều dự án cố gắng giải thích, chứng minh cho kết quả nghiên cứu của mình là tốt, là ưu việt, là khác với người khác Chưa biết cách lí giải thông qua các minh chứng khoa học để thể hiện "Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án" của mình Nếu có ý kiến phản biện, mặc dù đã "đuối lí" thì vẫn cố tìm cách "cãi" cứ chưa thể hiện sự "Hiểu biết về cơ sở khoa học và hạn chế của các kết quả và các kết luận. Chưa làm rõ được "Mức độ độc lập" của mình (chứ không phải chỉ là "đích thân làm") trong thực hiện dự án. Đặc biệt, đối với các dự án tập thể, học sinh chưa thể hiện rõ sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên.
  12. NHỮNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO 131. Tiếp tục tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác nghiên cứu KHKT của học sinh trung học và các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT về cuộc thi KHKT cấp quốc gia; 2. Tiếp tục chỉ đạo các phòng GDĐT, các trường trung học chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động nghiên cứu KHKT hàng năm cho học sinh; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho học sinh nghiên cứu khoa học; 3. Đề xuất các chính sách khuyến khích các nhà khoa học, giảng viên tham gia hỗ trợ hoạt động NCKHKT của HS 4. Huy động nhiều nguồn kinh phí để hỗ trợ công tác NCKHKT và tổ chức cuộc thi hàng năm; kêu gọi các quỹ khuyến khích tài năng, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ cho việc tổ chức và trao giải cho HS.
  13. TỔ CHỨC CUỘC THI KHKT CẤP QUỐC GIA NĂM 2017 14 1. Thời gian và địa điểm tổ chức - Khu vực phía Bắc Tổ chức tại TP Việt Trì, Phú Thọ, dự kiến từ ngày 06/3/2017 đến ngày 09/3/2017; - Khu vực phía Nam: Tổ chức tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự kiến từ ngày 13/3/2017 đến ngày 16/3/2016. 2. Các nội dung khác về hoạt động NCKH và tổ chức Cuộc thi: - Thể hiện trong dự thảo Công văn 1290 hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức Cuộc thi KHKT cấp quốc gia học sinh trung họcnăm học 2016-2017 - Chú trọng việc phát triển văn hóa đọc, xây dựng các CLB NCKHKT trong nhà trường gắn với đổi mới ND, PP, HTtổ chức các hoạt động TNST theo định hướng phát triển NL và PC của HS
  14. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý
  15. 1. Kế hoạch nghiên cứu Trong KH phải rõ: Lí do chọn đề tài, Giả thuyết KH, câu hỏi NC, mục tiêu KT, KQ mong đợi. PP nghiên cứu và các Kết luận nêu rõ: - Tiến trình: mô tả chi tiết tiến trình và thiết kế TN, PP thu thập số liệu. - Rủi ro và an toàn: Xác định rủi ro tiềm năng và những cảnh báo an toàn cần thiết. - Phân tích dữ liệu: Mô tả tiến trình sẽ sử dụng để phân tích dữ liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu hay giả thuyết khoa học.
  16. 2. Các lĩnh vực khoa học ST Lĩnh vực chuyên sâu Lĩnh vực T Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi Khoa học trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và 1 động vật tăng trưởng; Sinh lí; Hệ thống và tiến hóa; Khoa học Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; 2 xã hội và Tâm lí xã hội và xã hội học; hành vi Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh- 3 Hóa Sinh Y; Hóa-Sinh cấu trúc; Y Sinh và Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược 4 khoa học liệu; Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí Sức khỏe học; Kĩ thuật Y Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ 5 Sinh thuật tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;
  17. 2. Các lĩnh vực khoa học Sinh học tế Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh 6 bào và phân học thần kinh; tử Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; 7 Hóa học Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý; Sinh học Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô trên máy hình trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; 8 tính và Sinh Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen; -Tin Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ Khoa học sinh thái; Địa chất; Nước; 9 Trái đất và Môi trường Kỹ thuật mạch; Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ Hệ thống 10 liệu; Quang học; Cảm biến; Gia công tín hiệu; nhúng
  18. 2. Các lĩnh vực khoa học Năng lượng: Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế 11 Hóa học bào nhiên liệu và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời; Năng lượng: Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng 12 Vật lí lượng mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió; Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí Kĩ thuật cơ trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt 13 khí đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải; Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác Kĩ thuật môi 14 đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; trường Quản lí nguồn nước; Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí Khoa học 15 thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu vật liệu nano; Pô-li-me; Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; 16 Toán học Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;
  19. 2. Các lĩnh vực khoa học Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh 17 Vi Sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút; Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học; Lý - Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật lí và Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ 18 Thiên văn bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết; Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự Khoa học 19 nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí Thực vật thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa; Rô bốt và Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực; 20 máy thông minh Phần mềm Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều 21 hệ thống hành; Ngôn ngữ lập trình; Y học Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm 22 chuyển dịch định thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng;
  20. 3. Quy trình đánh giá dự án Đánh giá thông qua hồ sơ khoa học: Các phiếu, Kế hoạch nghiêm cứu đã hoàn thiện, Tóm tắt dự án Phỏng vấn trực tiếp tại Poster: - Thời gian dành cho phỏng vấn là 01 ngày - Từng GK phỏng vấn độc lập và phỏng vấn từng HS đối với DA tập thể; từ 10-12 GK/1DA - Chấm điểm và nộp phiếu điểm tại chỗ; - Trách nhiệm giải trình của GK khi họp; - Mỗi LV đề xuất 01 DA xuất sắc nhất; Các giải toàn cuộc được chọn trong số đó.
  21. NHỮNG ĐIỂM MỚI CẦN NHẤN MẠNH
  22. Những điểm mới cần nhấn mạnh đối với Cuộc thi cấp quốc gia 1. Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh. 2. Hạn chế các dự án tập thể có biểu hiện dựa dẫm, ăn theo bằng cách quy định có sự phân biệt mức độ đóng góp khác nhau vào kết quả nghiên cứu của người thứ nhất (nhóm trưởng) và người thứ hai.
  23. Những điểm mới cần nhấn mạnh đối với Cuộc thi cấp quốc gia 3. Kiểm soát quá trình thực hiện dự án của học sinh bằng cách quy định rõ trách nhiệm phê duyệt, xác nhận của người bảo trợ, người hướng dẫn, cơ quan hỗ trợ học sinh nghiên cứu dự án, Hội đồng thẩm định khoa học cấp tỉnh trong hồ sơ dự thi của học sinh. 4. Quy định chặt chẽ quy trình chấm thi để đánh giá một cách chính xác năng lực thực sự của học sinh. Cụ thể là trong quá trình chấm thi, các tiêu chí chấm dự án được xem xét, đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu và chỉ cho điểm sau khi đã xem xét, đối chiếu với các minh chứng khoa học về quá trình nghiên cứu được thể hiện trong các phiếu quy định trong hồ sơ dự thi và sổ tay nghiên cứu khoa học của học sinh.
  24. Những điểm mới cần nhấn mạnh đối với Cuộc thi cấp quốc gia 5. Chỉ những thí sinh đoạt giải Nhất tại vòng thi lĩnh vực mới được tham gia vòng thi toàn cuộc. Tại vòng thi toàn cuộc, thí sinh trình bày dự án và trả lời câu hỏi của giám khảo bằng tiếng Việt và tự nguyện đăng kí trình bày DA và trả lời câu hỏi bằng Tiếng Anh tại hội đồng riêng. 6. Quy định chặt chẽ về trách nhiệm và tiêu chí lựa chọn giám khảo của Cuộc thi cấp quốc gia, đảm bảo chọn được giám khảo có phẩm chất và năng lực tốt; giám khảo chấm thi vòng toàn cuộc phải đáp ứng về năng lực tiếng Anh chuyên ngành để phỏng vấn thí sinh bằng tiếng Anh.
  25. Những điểm mới cần nhấn mạnh đối với Cuộc thi cấp quốc gia 7. Hoàn thiện thêm trang mạng "Trường học kết nối" để tổ chức và quản lí quá trình triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường trung học; tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh; đăng kí, nộp hồ sơ dự thi cấp quốc gia; thẩm định hồ sơ dự thi của học sinh, với sự tham gia giám sát, quản lí được phân cấp theo đơn vị trường, phòng GDĐT, sở GDĐT và quyền theo dõi, giám sát cao nhất là Bộ GDĐT để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong công tác tổ chức Cuộc thi, đồng thời đảm bảo sự công khai, minh bạch của Cuộc thi.
  26. THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN KHOA HỌC KĨ THUẬT
  27. I. Các bước thực hiện một dự án khoa học 1. Xác định câu hỏi nghiên cứu - Lựa chọn một chủ đề. Thu hẹp chủ đề bằng cách xem xét những trường hợp đặc biệt. - Tiến hành nghiên cứu tổng quan và viết dự thảo đề cương nghiên cứu. - Nêu một giả thuyết khoa học hoặc nêu mục đích nghiên cứu.
  28. I. Các bước thực hiện một dự án khoa học 2. Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu/thiết kế thí nghiệm. - Yêu cầu phê duyệt dự án (điền các mẫu phiếu và xin chữ ký phê duyệt). - Viết báo cáo nghiên cứu tổng quan.
  29. I. Các bước thực hiện một dự án khoa học 3. Thực hiện kế hoạch nghiên cứu - Thu thập tài liệu và thiết bị thí nghiệm; xây dựng thời gian biểu trong phòng thí nghiệm. - Tiến hành thí nghiệm. Ghi lại các dữ liệu định lượng và định tính. - Phân tích dữ liệu, áp dụng các phương pháp thống kê thích hợp. - Lặp lại thí nghiệm, khi cần thiết, nhằm triệt để khám phá những vấn đề. - Đưa ra một kết luận. - Viết báo cáo thí nghiệm. - Viết tóm tắt báo cáo.
  30. I. Các bước thực hiện một dự án khoa học 4. Trình bày kết quả nghiên cứu - Ghi lại các hình ảnh để giới thiệu dự án. - Làm bài thuyết trình về dự án trước giáo viên và/hoặc các bạn cùng lớp. - Thiết kế poster để giới thiệu dự án tại cuộc thi khoa học kĩ thuật.
  31. II. Các bước thực hiện một dự án kỹ thuật hoặc máy tính 1. Xác định vấn đề nghiên cứu - Xác định nhu cầu hoặc tiếp nhận yêu cầu. 2. Thiết kế và phương pháp - Phát triển các tiêu chuẩn thiết kế. - Thực hiện việc tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu tổng quan. - Chuẩn bị thiết kế sơ bộ hoặc thuật toán dưới dạng sơ đồ khối.
  32. II. Các bước thực hiện một dự án kỹ thuật hoặc máy tính 3. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra - Sản xuất mẫu hoặc viết chương trình máy tính - Kiểm tra các mẫu/chương trình máy tính - Thiết kế lại, khi cần thiết. 4. Trình bày kết quả nghiên cứu - Ghi lại các hình ảnh để giới thiệu dự án. - Làm bài thuyết trình về dự án trước giáo viên và/hoặc các bạn cùng lớp. - Thiết kế poster để giới thiệu dự án
  33. III. Viết báo cáo - Đặt tiêu đề báo cáo; - Viết tóm tắt; - Giới thiệu: Bối cảnh, tổng quan, cách thực hiện, lịch sử vấn đề ; - Mục tiêu: Thiết bị gì, chương trình hoặc hệ thống được thiết kế để làm gì? - Vật liệu và phương pháp thực nghiệm; - Mô tả cấu trúc và các bộ phận. Cách thực hiện, sử dụng các thiết bị, hệ thống hoặc chương trình làm việc?
  34. III. Viết báo cáo - Trình bày một sơ đồ chi tiết hoặc thuật toán; - Cung cấp các đặc tính đo lường của thiết bị hoặc hệ thống (ví dụ: kích thước, trọng lượng, cấp điện, điện áp được tạo ra, phần mềm và phần cứng ). - Dữ liệu hoặc kết quả: Chứng minh thiết bị hoặc hệ thống là công trình của thực hiện dự án. - Thảo luận và phân tích;
  35. III. Viết báo cáo - Hệ thống đã được thử nghiệm trên các điều kiện nào? Đồ thị hóa kết quả thử nghiệm. - Những hạn chế cản trở các thiết bị hoặc hệ thống trở nên hoàn hảo? - Đề xuất các gợi ý để cải thiện. - Kết luận: Các thiết bị hoặc hệ thống đã làm được thiết kế để làm gì? - Lời cảm ơn - Tài liệu tham khảo
  36. IV. Viết tóm tắt báo cáo Một bản tóm tắt bao gồm: (1) Mục tiêu hay nêu giả thuyết. (2) Thiết kế thí nghiệm, phác thảo mô tả các phương pháp. (3) Một bản tóm tắt kết quả. (4) Kết luận.
  37. V. Tiêu chí đánh giá dự án Dự án khoa học Dự án kĩ thuật 1. Câu hỏi nghiên cứu 1. Vấn đề nghiên cứu (10 (10 điểm) điểm) - Mục tiêu tập trung và rõ - Mô tả sự đòi hỏi thực tế ràng; hoặc vấn đề cần giải quyết; - Xác định được sự đóng - Xác định các tiêu chí cho góp vào lĩnh vực nghiên giải pháp đề xuất; c u; ứ - Lí giải về sự cấp thiết; - Có thể đánh giá được bằng các phương pháp khoa học.
  38. V. Tiêu chí đánh giá dự án 2. Thiết kế và phương pháp (15 điểm) Dự án khoa học Dự án kĩ thuật - Kế hoạch được thiết - Sự tìm tòi các phương kế và các phương án khác nhau để đáp pháp thu thập dữ liệu ứng nhu cầu hoặc giải tốt; quyết vấn đề; - Các tham số, thông - Xác định giải pháp; số và biến số phù hợp - Phát triển nguyên và hoàn chỉnh. mẫu/mô hình.
  39. V. Tiêu chí đánh giá dự án Dự án khoa học Dự án kĩ thuật 3. Thực hiện: thu thập, phân 3. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra tích và giải thích dữ liệu (20 (20 điểm) điểm) - Thu thập và phân tích dữ liệu - Nguyên mẫu chứng minh được một cách hệ thống; thiết kế dự kiến; - Tính có thể lặp lại của kết - Nguyên mẫu được kiểm tra trong quả; nhiều điều kiện/thử nghiệm. - Áp dụng các phương pháp - Nguyên mẫu chứng minh được kĩ toán học và thống kê phù năng công nghệ và sự hoàn chỉnh. hợp; - Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích và các kết luận. 4. Sự sáng tạo (20 điểm) Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí
  40. V. Tiêu chí đánh giá dự án 5. Trình bày (35 điểm) a) Áp phích (Poster) (10 điểm) - Sự bố trí lôgic của vật/tài liệu; - Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích; - Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày. b) Phỏng vấn (25 điểm) - Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi; - Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án; - Hiểu biết về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận; - Mức độ độc lập trong thực hiện dự án; - Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội và/hoặc kinh tế; - Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo; - Đối với các dự án tập thể, sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên.
  41. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN