Kế hoạch ôn tập Lịch sử 7- Tuần 21

docx 5 trang thienle22 6990
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch ôn tập Lịch sử 7- Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_on_tap_lich_su_7_tuan_21.docx

Nội dung text: Kế hoạch ôn tập Lịch sử 7- Tuần 21

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Năm học: 2020 - 2021 KẾ HOẠCH ÔN TẬP LỊCH SỬ 7- TUẦN 21 (Từ 1/2 đến 7/2/2021) Tiết 41 DẠY CHỦ ĐỀ: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) (Tiết 2) 1. Kiến thức: HS nắm được: - Những nét cơ bản về tình hình kinh tế, xã hội thời Lê sơ. - Nhà nước đã quan tâm bảo vệ quyền lợi cho dân chúng và khuyến khích sản xuất phát triển. - Các mặt kinh tế, xã hội, đều có bước phát triển mạnh, đạt được nhiều thành tựu. Đây là thời kỳ cường thịnh của quốc gia. 2. Tư tưởng: - Giáo dục HS niềm tự hào về thành tựu kinh tế của Đại Việt thời Lê sơ, ý thức giữ gìn. 3. Kĩ năng: - Nhận xét về thành tựu tiêu biểu về kinh tế, xã hội thời Lê sơ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học; giải quyết vấn đề. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM II. TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI 1. Kinh tế a. Nông nghiệp: - Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng. Số còn lại chia 5 phiên thay nhau về sản xuất. - Kêu gọi dân phiêu tán trở về quê làm ruộng. - Đặt 1 số chức quan chuyên lo về nông nghiệp. - Thực hiện phép “Quân điền”. - Cấm giết trâu bò, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt. => Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. b. Thủ công nghiệp, thương nghiệp: * Thủ công nghiệp: - Nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển. - Nhiều làng, phường thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. - Các công xưởng do nhà nước quản lý → Cục bách tác, khai mỏ đẩy mạnh. + Thương nghiệp: - Khuyến khích lập chợ, họp chợ Ban hành điều lệ cụ thể. - Buôn bán với người nước ngoài được duy trì.
  2. 2. Xã hội - Địa chủ phong kiến (Vua, quan lại, địa chủ) - Nông dân chiếm tuyệt đối đa số, ít ruộng nên phải cày cấy thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp tô. - Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, phải nộp thuế cho nhà nước. - Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, số lượng giảm dần. Nhà nước cấm bán mình làm nô tì, hoặc bức dân tự do làm nô tì. → Cuộc sống nhân dân ổn định. Thời Lê sơ Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á. C. Luyện tập I. Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1: Để nhanh chóng hồi phục công nghiệp, Lê Thái Tổ đã cho bao nhiêu lính về quê làm nông nghiệp sau khi chiến tranh A. 25 vạn lính về quê làm nông nghiệp B. 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp C. 52 vạn lính về quê làm nông nghiệp D. 30 vạn lính về quê làm nông nghiệp Câu 2: Thời Lê sơ ở đâu tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất? A. Vân Đồn. B. Vạn Kiếp. C. Thăng Long. D. Các nơi trên. Câu 3: Các cửa khẩu: Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An) là nơi A. thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán. B. bố phòng để chống lại các thế lực thù địch. C. tập trung các ngành nghề thủ công. D. sản xuất các mặt hàng như, sành, sứ, vải, lụa. Câu 4: Tầng lớp nào là tầng lớp phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng? A. Nông dân. B. Thương nhân, thợ thủ công. C. Nô tì. D. Các tầng lớp trên. Câu 5: Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần? A. Bị chết nhiều. B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực. C. Quan lại không cần nô tì nữa. D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì. II. Tự luận Câu 1. Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp. Câu 2. Em có suy nghĩ gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê sơ?
  3. Gợi ý Câu 1: - Nhà nước quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp. - Các chính sách rất phù hợp với hoàn cảnh đất nước: vừa mới trải qua thời kì đô hộ của nhà Minh và chiến tranh kéo dài nhiều năm nên rất nhiều ruộng đất bỏ hoang và nhiều dân phiêu tán. Để giải quyết tình trạng này, vua Lê đã cho 25 vạn binh lính về quê làm ruộng đồng thời kêu gọi dân phiêu tán về quê sản xuất. Đồng thời đặt ra các chức quan chuyên lo về nông nghiệp. => Với chính sách quan tâm của nhà nước, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và có bước phát triển. Câu 2: Nhà nước chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước thời Lê Sơ có ý nghĩa lớn: Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, chịu nhiều cực khổ. => Đây là chính sách tiến bộ, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Tiết 42 DẠY CHỦ ĐỀ: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh - Chế độ giáo dục -thi cử thời Lê rất được coi trọng 2. Tư tưởng: - Giáo dục HS niềm tự hào về thành tựu văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ, ý thức giữ gìn. 3. Kĩ năng: - Nhận xét về thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lê sơ 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tình hình giáo dục và khoa cử - Cho dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học. - Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. - Tổ chức thi cử chặt chẽ qua 3 kì thi : Hương, Hội, Đình. - Thời Lê tổ chức thi được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. - Thời vua Lê Thánh Tông tổ chức 12 khoa thi, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên. 2. Văn học, khoa học, nghệ thuật
  4. a. Văn học - Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế. - Văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. → Nội dung : thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. b. Khoa học - Sử học : Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, - Địa lí : Hồng Đức bản đồ, Dư địa chi, An Nam hình thắng đồ, - Y học : Bản thảo thực vật toát yếu. - Toán học : Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp. c. Nghệ thuật - Nghệ thuật sân khấu : chèo, tuồng, ca hát được phục hồi và phát triển. - Nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện : Cung điện Lam Kinh, Bia Vĩnh Lăng, B. LUYỆN TẬP I.Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1: Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ? A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 2. Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh nhất dưới triều vua nào? A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Nhân Tông. Câu 3: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung A. có nội dung yêu nước sâu sắc. B. thể hiện tình yêu quê hương. C. đề cao giá trị con người. D. đề cao tính nhân văn. Câu 4: Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào? A. Công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh. B. Kinh thành Thăng Long. C. Các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa. D. các dinh thự, phủ chúa to lớn. II. Tự luận Câu 1.Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên? Gợi ý: - Đại Việt đạt được những thành tựu trên do sự quan tâm của Nhà nước, thông qua chính sách và biện pháp tích cực để khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục phát triển.
  5. - Thời Lê sơ có nhiều trí thức, nhân tài, nhân dân ta có truyền thống hiếu học.