Kế hoạch dạy học Lịch sử 12 - Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)

docx 7 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 1480
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Lịch sử 12 - Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_lich_su_12_bai_26_dat_nuoc_tren_duong_doi_m.docx

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Lịch sử 12 - Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)

  1. SỞ GD & ĐT TP CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tổ: Sử - Địa - GDCD Cần Thơ, ngày 28 tháng 3 năm 2020 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Tiếp tục thực hiện Công văn số: 715/SGDĐT-VP ngày 22 tháng 03 năm 2020 V/v tiếp tục cho học sinh, học viên nghỉ học nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Căn cứ vào kế hoạch số 32 của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa. Tổ Sử- Địa – GDCD thông qua kế hoạch hướng tổ chức cho học sinh học tập tại nhà môn Lịch sử lớp 12 trong thời gian phòng dịch (31/3/2020 ), cụ thể như sau: I. NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ : ( Học sinh xem phụ lục ) Hướng dẫn học sinh học bài mới Bài 26: ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986-2000) (1 TIẾT) và làm bài tập trắc nghiệm. Tuy nhiên tùy theo tình hình ở mỗi lớp mà GVBM sẽ đưa ra yêu cầu riêng. II. HÌNH THỨC: - Hướng dẫn học sinh học bài mới: Bài 26: ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986-2000) - Ghi nhận kết quả học tập thông qua sản phẩm học tập của học sinh ( bài tập trắc nghiệm bài 26 làm trên classroom) III.THỜI GIAN NỘP SẢN PHẨM - Đến 10g30 sáng thứ 3 ngày 31/3/2020. IV. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM: giáo viên bộ môn sẽ đánh giá sản phẩm của HS lớp theo thống nhất của tổ chuyên môn. Cho điểm cộng theo tinh thần hướng dẫn của BGH và sự thống nhất trong tổ V. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHUNG : học sinh cần trao đổi, thắc mắc thì các cô giáo bộ môn lịch sử ở các lớp phụ trách giảng dạy của lớp mình sẽ hướng dẫn các em theo thời khóa biểu của trường lúc ngày 31/3/2020. VI. ĐỊA CHỈ HỎI, GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VÀ GỬI SẢN PHẨM - Cô Nguyễn Thị Diễm - Cô Phan Thị Hồng Lê - Cô Nguyễn Thụy Ngọc Thanh Loan Người làm kế hoạch Phan Thị Hồng Lê
  2. PHỤ LỤC A. NỘI DUNG Ở bài học này các em cần nắm được I. KIẾN THỨC - Trình bày được hoàn cảnh nước ta tiến hành đổi mới - Trình bày được những thành tựu cơ bản và các yếu kém của nước ta trong thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986-1990 II. PHƯƠNG PHÁP - Tự đọc, tự tóm tắt nội dung giáo viên đã chia sẻ thông qua bài giảng gửi cho lớp. Sau đó ghi bài ở các lớp chưa học bài 26, làm bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức đối với các lớp đã học bài 26 trên lớp rồi. III. NỘI DUNG BÀI HỌC ( Viết bài vào vở ) Bài 26. ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986-2000) I. Đường lối đổi mới của Đảng 1, Hoàn cảnh lịch sử mới a. Trong nước - Qua hai kế hoạch 5 năm XD CNXH (1976 – 1980) và (1981-1985), cách mạng nước ta đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là về kinh tế- xã hội. - Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. b. Thế giới: Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng KHKT, trở thành xu thế thế giới. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác, cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. 2, Nội dung đường lối đổi mới: - Đổi mới về kinh tế: + Xây dựng nền kinh tế nhiều ngành, nghề, nhiều qui mô, trình độ công nghệ. + Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, + Xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường; + Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. - Đổi mới về chính trị: + Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; + Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện quyền dân chủ nhân dân, + Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác. II. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới 1986 – 2000 1) Thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 - Thành tựu Về lương thực - thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn, nhập lương thực, đến năm 1990 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu
  3. trong nước, có dự trữ và xuất khẩu; năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn. Hàng hóa trên thị trường: dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể. Kinh tế đối ngoại, được mở rộng hơn trước. Từ 1986-1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhập khẩu giảm đáng kể. Kiềm chế được một bước đà lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990) Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. - Những khó khăn – yếu kém, kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ chưa được khắc phục. 2) Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1995 ( đọc thêm) 3) Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 – 2000( đọc thêm) BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BÀI 26 BÀI 26: ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CNXH (1986-2000) 1. Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước được nêu ra trong Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là A. đổi mới về kinh tế. B. đổi mới về văn hoá, xã hội. C. đổi mới về chính trị. D. đổi mới về kinh tế và chính trị. 2. Chương trình kinh tế được đưa lên hàng đầu của kế hoạch Nhà nước 5 Năm (1986-1990) là A. hàng xuất khẩu. B. lương thực, thực phẩm, C. hàng tiêu dùng. D. hàng xuất khẩu và tiêu dùng. 3. Thành tựu quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế (1986-1990) là A. phát triển kinh tế đối ngoại. B. kiềm chế được một bước đà lạm phát. C. đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng. D. giải quyết được vấn đề lương thực cho nhân dân. 4. Những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới (1986-1990) của Đảng chứng tỏ A. đường lối đổi mới của Đảng chưa phù hợp. B. đường lối đổi mới là đúng, bước đi cơ bản là phù hợp. C. đường lối đổi mới là đúng nhưng bước đi chưa phù hợp. D. đường lối đổi mới chưa phù hợp với hoàn cảnh đất nước. 5. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội cần phải làm gì? A. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
  4. B. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả. C. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện. D. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước. 6. Người đề xướng công cuộc đổi mới của Đảng (12-1986) là A. Tổng bí thư Đảng Võ Văn Kiệt B. Tổng bí thư Đảng Đỗ Mười. C. Tổng bí thư Đảng Lê Khả Phiêu. D. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Văn Linh. 7. Công cuộc đổi mơi kinh tế của Đảng (12-1986) được thực hiện thông qua A. các kế hoạch 5 Năm. B. chiến lược phát triển hàng xuất khẩu. C. các kế hoạch phát triển nền nông nghiệp sạch. D. chiến lược phát triển hàng tiêu dùng trong nước. 8. Ba chương trình kinh tể nào được đưa ra trong kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986-1990? A. Vườn - Ao - Chuồng. B. Nông -Lâm - Ngư nghiệp C. Lương thực -Thực phẩm - Hàng xuất khẩu. D. Lương thực - Thực phẩm - Hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. 9. Một trong những chủ trương của Đảng ta về đường lối đổi mới kinh tế là A. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. B. cải tạo xã hội chủ nghĩa đổi với nông - công - thương nghiệp tư bản tư doanh. C xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế mới. D. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 10. Một trong những chủ trương của Đảng ta về đường lối đổi mới chính trị là A. đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế - chính trị đến tổ chức. B. phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, xây dựng con người mới. C. xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. D. đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. 11. Một trong những hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của công cuộc đổi mới giải đoạn (1986-1990) là gì? A. Trình độ khoa học và công chuyển biến chậm. B. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động thấp. C. Lực lương sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất - kĩ thuật lạc hậu. D. Kinh tế còn mất cân đổi, lạm phát ở mức cao, hiệu quả kinh tế thấp. 12. Thành công lớn của ngoại giao Việt Nam trong năm 1995 là A. Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc. B. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTA). C Việt Nam gia nhập tổ chức Hiệp hội các nước Đông NamÁ (A5EAN). D. Việt Nam gia nhập diễn đàn kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC). 13. Thành tựu về kinh tế - xã hội củaViệt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986- 2000) có ý nghĩa to lớn là A. tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của nước.
  5. B. hàng hóa dồi dào, lưu thông thuận lợi, đời sống nhân dân được cải thiện. C. Hệ thống chính trị đổi mới dân chủ, tăng cường quyền lực các cơ quan dân cử. D. tăng cường sức mạnh tổng hợp, thay đổi bộ mặt đất nước, cuộc sống của nhân dân. 14. Một trong những khó khăn, yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000) là gì? A. Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất còn lạc hậu. B. Kinh tế Nhà nước chưa được củng cố tương ứng với vai trò chủ đạo. C. Hiệu quả nền kinh tế quốc dân thấp, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. D. Nền kinh tế còn mất cân đổi lớn, lạm phát ở mức cao, lao động thiếu việc làm. 15. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước bước đầu hình thành sau khi thực hiện A. kế hoạch 5 Năm (1980-1985). B. kế hoạch 5 Năm (1986-1990). C. kế hoạch 5 năm (1991-1995). D. kế hoạch 5 Năm (1996-2000). 16. Những thành tựu bước đầu đầu được trong công cuộc đổi mới đổi nước (1986-1990) chứng tỏ điều gì? A. Quan hệ đối ngoại của Việt Nam được mở rộng, phá thế bị baovây, B. Đường lối đổi mới phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân. C. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng; bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp. D. Phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị có đổi mới. 17. Chủ trương đổi mới về kinh tế được Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đề ra là gì? A. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp. C. Phát triển công - nông nghiệp, thủ công nghiệp theo hướng hàng hóa. D. Phát triển kính tế hàng hóa theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, 18. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới đất nước vì A. đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, tình hình thế giới có nhiều thuận lợi. B. tình hình trong nước có nhiều thuận lợi, Đảng đổi mới để nắm bắt thời cơ. C. đất nước đãng trên đà phát triển và được sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa. D. khắc phục sai lầm, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, xây dựng xã hội chủ nghĩa. 19. Thành tựu quan trọng nhất của công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam(1986) đem lại lợi ích gì? A. Kiềm chế được lạm phát, B. Phát triển kinh tế đổi ngoại. C. Thực hiện được ba chương trình kinh tế. D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xãhội. 20. Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kình tế Việt Nam trước và sau thời điểm đổi mới (1986) là gì? A. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường hình thành nền kinh tế mới. B. Xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp hình thành nền kinh tế mới. C. Chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung bao cấp. D. Chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. 21. Trong đường lối đổi mới (1986) Đảng Cộng sản Việt Nam chọn đổi mới kinh tế là trọng tâm
  6. vì A. hàng hóa trên thị trường khan hiếm. B. yêu cầu giải quyết việc làm cho nhân dân. C. Do đất nước đang thiếu lương thực trầm trọng. D. đất nước đang khủng hoảng kinh tế trầm trọng. 22. Thành tựu cơ bản nhất của nước ta sau 20 năm(1986-2000) tiến hành công cuộc đổi mới là gì? A. Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. B. Hàng hóa trên thị trưởng dồi dào, đa dạng, lưu thông thuận lợi. C. Kinh tế đổi ngoại phát triển nhanh, mở rộng về quy mô và hình thức. D. Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới. 23. Yếu tố quyết định nhất dẫn đến sự thành công công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay là A. đổi mới kinh tế - chính trị B. đổi mới về văn hóa- xã hội C. đổi mới về tư duy kinh tế. D. đổi mới về chính sách đối ngoại 24. Một trong những bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng ta rút ra trong thời kì đầu đổi mới từ 1986 là A. đẩy mạnh quan hệ đối ngoại hòa bình. B. tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong khu vực. C. duy trì môi trường hòa bình để xây dựng đất nước. D. huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc đồi mới. 25. Tháng 7-1995, đã diễn ra sự kiện ngoại giao nổi bật nào đổi với Việt Nam? A. Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC. B. Việt Nam bình thưởng hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ. C. VIệt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông NamÁ (ASEAN). D. Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực của tổ chức Liên hợp quốc 26. Ngày 28-7-1995, đã diễn ra sự kiện ngoại giao nổi bật nào đổi với Việt Nam? A. Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC. B. Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao vớiMĩ. C. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông NamÁ (ASEAN). D. Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực của tổ chức Liên hợp quốc 27. Yếu tố nào không thể hiện đúng những khó khăn, yếu kém của nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới từ 1986 đến 2000? A. Kinh tế phát triển chưa vững chắc. B. Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp. C. Nền kinh tế vẫn duy trì cơ chế quản lí quan liêu bao cấp. D. Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. 28. Những hạn chế của công cuộc đổi mới kinh tế (1986-2000) đã tác động đưa đến vấn đề xã hội cần giải quyết là A. xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững mạnh. B. đẩy mạnh các hoạt động khoa học và công nghệ, C. quan tâm đổi mới phát triển giáo dục và đào tạo. D. vấn đề thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân.
  7. 29. Thắng lợi nào được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định là đã từng bước đưa đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội? A. Công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay. B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. C. Bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc củaTổ quốc. D. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đạt được nhiều thành tựu. 30. Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay là A. tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài. B. đường lối đổi mới phù hợp của Đảng. C. sức mạnh sự đoàn kết của toàn dân tộc. D. khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có.