Kế hoạch dạy học Lịch sử 12 - Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975

docx 7 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Lịch sử 12 - Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_lich_su_12_bai_24_viet_nam_trong_nam_dau_sa.docx

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Lịch sử 12 - Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975

  1. TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ SỬ-ĐỊA-GDCD Độc lập - Tự do - hạnh phúc. KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI 12 các lớp 12A1,2,11,12 Căn cứ công văn số 715 của Sở GD-ĐT TP. Cần Thơ v/v tiếp tục cho học sinh nghỉ học nhầm đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19. Căn cứ kế hoạch số 31 của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa v/v tổ chức cho học sinh học tập tại nhà. Tổ Sử- Địa – GDCD thông qua kế hoạch hướng dẫn HS tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch bệnh Corona như sau: 1. Nội dung - Chép bài 24 ( đối với các lớp chưa học bài này) - Vẽ sơ đồ tư duy bài 21. - Học sinh làm bài tập trắc nghiệm ( 40 câu) 2. Hình thức: Học sinh chọn 1 trong các hình thức sau: - Làm trên giấy trong tập lịch sử. ( lật phía sau tập làm) - Làm bằng file word. - Làm powerpoint. 3. Thời gian hoàn thành: - Đến 11g 00 thứ 4 ngày 25/3/2020 đối với việc ôn tập bài cũ ( vẽ sơ đồ tư duy) và làm bài trắc nghiệm. - Chép bài mới đến 21h00 ngày 25.03.2020 ( chép vào tập lịch sử ) 4. Đánh giá sản phẩm: GVBM sẽ đánh giá sản phẩm của HS lớp mình giảng dạy và có thể có hình thức cho điểm cộng, khen thưởng động viên đối với sản phẩm chất lượng. 5. Giải đáp thắc mắc chung: HS các em có cần trao đổi, thắc mắc thì cô Nguyễn Thụy Ngọc Thanh Loan sẽ hướng dẫn các em từ ngày 24/03 đến ngày 25/03/2020 trong giờ hành chính và theo TKB nhà trường đã sắp xếp. 6. Địa chỉ hỏi , giải đáp thắc mắc và gởi sản phẩm:
  2. Hỏi bài qua 2 địa chỉ : - FB: Nguyễn Thanh Loan - Zalo: 0939647899 Thanh Loan Gởi sản phẩm về địa chỉ CLASSROOM của lớp mình nha: Yêu cầu: Sản phẩm ghi rõ tên, lớp của mình trên sản phẩm làm bài nha GVBM Nguyễn Thụy Ngọc Thanh Loan NỘI DUNG BÀI MỚI: BÀI 24. VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC NĂM 1975 1. Tình hình hai miền Bắc - Nam sau năm 1975 - Thuận lợi : + Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-1975) đã đạt những thành tựu to lớn. + Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn sụp đổ. - Khó khăn : + Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc. + Ở miền Nam những di hại xã hội cũ còn tồn tại. Nhiều làng mạc bị tàn phá, nhiều ruộng đất bị bỏ hoang Đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người 2. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 - 1976) - Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành, với hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 492 đại biểu. Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên. - Nội dung Kì họp thứ nhất quốc hội khoá VI : Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại. + Quyết định tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca. Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. + Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp. - Ý nghĩa : + Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. + Tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Dựa vào kiến thức đã học ở BÀI 21.XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1975) . Hoàn thành bài tập nha. Yêu cầu: 1. Nếu làm trên file thì ghi họ và tên, lớp trên góc trái.Tô đỏ hết 1 đáp án mình chọn. 2. Nếu làm trong tập học: Ghi họ và tên, lớp trên góc trái. Ghi 1 đáp án mình chọn ra giấy.Ví dụ: Câu 1. A. Cách mạng văn hóa. Rồi chụp hình gởi qua CLASSROOM của lớp. Sau khi đi học lại cô sẽ kiểm tra tập. Câu 1. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954) kết thúc, miền Bắc đã cơ bản hoàn thành cuộc cách mạng nào? A.Cách mạng văn hóa. C. Cách mạng ruộng đất. B.Cách mạng xã hội chủ nghĩa. D.Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 2. Ngày 10/10/1954 đi vào lịch sử Việt Nam với ý nghĩa là A. Ngày giải phóng thủ đô. C.Ngày kí hiệp định Giơnevơ . B. Ngày quân Pháp rút khỏi miền Bắc. D.Ngày Trung ương Đảng và Bác Hồ về Hà Nội. Câu 3. Ngày 16/5/1955, gắn liền với sự kiện nào ở miền Bắc Việt Nam? A. Quân Pháp rút khỏi Hà Nội. C.Quân Pháp rút khỏi Hải Phòng. B.Quân Pháp rút khỏi Quảng Ninh. D.Quân ta tiếp quản Thủ đô. Câu 4. Điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ chưa được thực hiện khi thực dân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam vào 5/1956? A. Các bên thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương. B. Tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam –Bắc. C. Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. D. Lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải- Quảng Bình) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Câu 5. Mục đích của Mĩ trong việc thay chân Pháp ở Miền Nam Việt Nam là A. giúp đỡ nhân dân miền Nam khắc phục hậu quả chiến tranh.
  4. B. thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ mà Pháp chưa thi hành. C. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. D. thực hiện ý đồ kéo dài và quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương của Mĩ. Câu 6. Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết là? A. Pháp rút khỏi miền Bắc, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. B. Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, Mĩ âm mưu chia cắt Việt Nam lâu dài. C. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với hai chế độ chính trị khác nhau. D. Pháp chấm dứt chiến tranh và các hành động quân sự với ba nước Đông Dương. Câu 7. Nội dung nào phản ánh không đúng nhiệm vụ cách mạng hai miền Nam – Bắc sau Hiệp định Giơnevơ 1954? A. Miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất. B. Đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. C. Miền Bắc tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. D. Miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 8. Để biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á, Mĩ đã A. viện trợ cho Pháp để kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh ở Đông Dương. B. dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt Việt Nam. C. giúp đỡ nhân dân miền Nam khắc phục hậu quả chiến tranh. D. thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ mà Pháp chưa thi hành. Câu 9. Sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc là A.tiến hành đấu tranh chống Mĩ – Diệm. B.tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. C.tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D.chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 10. Sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 về Đông Dương, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là A. tiến hành đấu tranh chống Mĩ – Diệm. B.tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. C. tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 11. Từ 1954-1956, Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương cải cách ruộng đất ở miền Bắc khi A. miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng. B.đất nước đã sạch bóng quân xâm lược. C. miền Nam đang thi hành Hiêp định Giơnevơ. D. đất nước tiếp tục đấu tranh chống phong kiến tay sai. Câu 12. Nội dung nào không phải là thắng lợi của miền Bắc trong cải cách ruộng đất (1954- 1956)? A. Đưa nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn. B. Củng cố tăng cường khối liên minh công – nông. C. Đưa nông dân vào các hợp tác xã nông nghiệp. D. Khẩu hiệu “ người cày có ruộng” được thực hiện. Câu 13. Qua cải cách ruộng đất 1954-1956, miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào? A.“ tất đất,tấc vàng”. B. “ Tăng gia sản xuất” C.“ Người cày có ruộng”. D.“ Không bỏ ruộng đất hoang” Câu 14. Điểm tích cực của việc thực hiện cải cách ruộng đất (1954-1956) của Đảng và Chính phủ là A. đã làm thay đổi bộ mặt của nông thôn miền Bắc. B. đã tiến hành đấu tố tràn lan kể cả địa chủ kháng chiến.
  5. C. quy nhằm một số nông dân, cán bộ , đảng viên thành địa chủ. D. đấu tố những người thuộc tầng lớp trên có công với cách mạng. Câu 15.Sau hiệp định Giơ nevơ 1954 về Đông Dương, miền Bắc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nào? A. Tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, nông thôn. B. Thực hiện khôi phục kinh tế cải tạo xã hội chủ nghĩa. C. Tiến hành công nghiệp hóa, trọng tâm là công nghiệp nặng. D. Tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện chủ trương “ người cày có ruộng”. Câu 16. Từ 1954-1956, cải cách ruộng đất miền Bắc đã thực hiện nhiệm vụ A. tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất. B.lấy của người giàu chia cho ngừơi nghèo. C.chia lại ruộng đất công cho dân nghèo. D.quốc hữu hóa ruộng của tư nhân. Câu 17. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau là đặc điểm nổi bậc tình hình nước ta sau khi kí hiệp định nào? A. Hiệp định Pari. B.Hiệp định Sơ bộ. C.Hiệp định Giơnevơ. D.Hiệp ước Hoa – Pháp. Câu 18. Khối liên minh công - nông được củng cố sau sự kiện nào ? A. Miền Bắc tổ chức hội nghị công- nông. B.Tổ chức Đại hội thi đua toàn quốc. C Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. D.Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất. Câu 19. Khẩu hiệu ‘’ người cày có ruộng’’phản ánh chủ trương đưa giai cấp nào lên làm chủ ở nông thôn của Đảng ta ? A. Nông dân B.Công nhân C. Địa chủ D.Tư sản Câu 20. Từ 1954-1957, Đảng và chính phủ đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ gì ? A. Tiến hành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế. B. Tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp nông thôn. C.Tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông thôn. D.Thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp. Câu 21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) diễn ra trong bối cảnh nào ? A. Cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng. B. Cách mạng miền Nam Việt Nam đang đứng trước những khó khăn. C. Cách mạng miền Bắc chống lại sự tàn phá nặng nề của Mĩ. D. Cách mạng miền Nam khó khăn, cách mạng miền Bắc thành công. Câu 22. ‘’ Bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm’’ là nội dung kế hoạch quân sự nào của Mĩ ? A. Kế hoạch Xtalây – Tâylo. B.Kế hoạch bình định mới của Mĩ. C. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi. D.Kế hoạch Giônxơn – Mác Namara Câu 23. Ngày 17/1/1960,tại Bến Tre nổ ra phong trào đấu tranh nào ? A.Chống bình định. B. Phá ấp chiến lược. C.Đồng khởi. D.Trừ gian diệt ác. Câu 24. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau 1954 được Đảng Lao Động Việt Nam xác định là A. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. B. chống lại sự bắn phá và ném bom ác liệt của chính quyền Mĩ – Diệm. C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà.
  6. D. tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ –Diệm. Câu 25. Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 15( 1-1959) đã thông qua quyết định nào ? A. Nhờ sự giúp đỡ của nước ngoài để đánh Mĩ – Diệm. B. Giành chính quyền bằng con đường đấu tranh hòa bình. C. Dùng đấu tranh ngoại giao để đánh đổ ách thống trị của Mĩ -Diệm. D. Sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Câu 26. Mĩ tiến hành ở miền Nam chiến lược ‘’chiến tranh đặc biệt’’ nhằm thực hiện âm mưu cơ bản là A. kết thúc chiến tranh. B. tiêu diệt lực lượng Việt Minh. C.lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. D.dùng người Việt đánh người Việt. Câu 27. Ngày 16/5/1955 lực lượng nào rút khỏi miền Bắc ? A. Quân Anh. B.Quân Pháp. C.Quân Nhật. D. Quân Trung Hoa Dân Quốc. Câu 28. Sự kiện chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược ‘’ Chiến tranh đặc biệt’’ của Mĩ là A. Chiến thắng Ấp Bắc. B.Chiến thắng Bình Giã. C. Chiến thắng Vạn Tường. D.Chiến thắng Đồng Xoài. Câu 29. Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)? A. Buộc Mĩ phải rút hết quân về nước. B. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. C. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ. D. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 30. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đánh dấu sự phá sản cơ bản của chiến lược ‘’Chiến tranh đặc biệt’’ (1961-1965) của Mĩ? A. Ba Gia B. An Lão C. Ấp Bắc D.Bình Giã. Câu 31. Âm mưu của Mĩ đối với miền Nam Việt Nam sau 1954 là A. đưa quân đội Mĩ vào miền Nam. B.phá hoại các cơ sở kinh tế của ta. C.biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. D. biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Mĩ. Câu 32. ‘’ Bình định miền Nam trong 18 tháng’’ là nội dung kế hoạch quân sự nào của Mĩ ? B. Kế hoạch Xtalây – Tâylo. B.Kế hoạch bình định mới của Mĩ. C. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi. D.Kế hoạch Giônxơn – Mác Namara Câu 33. Chính sách nào của Mĩ-Diệm đã gây ra khó khăn cho cách mạng miền Nam Việt Nam từ 1954-1959? A. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam. B. Thực hiện chính sách ‘’ đả thực’’, ‘’bài phong’’, diệt cộng’’. C. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống. D. Đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ra ‘’ luật 10/59’’, công khai chém giết. Câu 34. Âm mưu ‘’dùng người Việt đánh người Việt’’ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt’’ ở miền Nam Việt Nam thể hiện thủ đoạn nào của Mĩ ? A.Tận dụng xương máu của người Việt. B. Tăng sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn. C.Giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường. D.Quân Mĩ và quân Đồng minh của Mĩ rút dần khỏi chiến tranh. Câu 35.Chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam nằm trong học thuyết nào của chiến lược toàn cầu? A. Phản ứng linh hoạt. B.Ngăn đe thực tế.
  7. C.Chính sách thực lực. D.Bên miệng hố chiến tranh. Câu 36. Một trong những bài học kinh nghiệm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III( 9-1960) để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt Nam là gì? A. Tiến hành công nghiêp hóa nhanh, mạnh lên chủ nghĩa xã hội. B. Xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. C. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, ưu tiên công nghiệp nặng. D. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện thực tế. Câu 37. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960) giữ vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? A. Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh. B.Xây dựng lực lượng cách mạng miền Nam. C.Giữ gìn lực lượng cách mạng chuẩn bị phản công. D.Đoàn kết toàn dân chống đế quốc và chính quyền tay sai. Câu 38. Một trong những bài học kinh nghiệm Việt Nam rút ra từ việc thực hiện cải cách ruộng đất( 1954-1957) cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là gì? A. Dựa vào giai cấp công nhân. B. Dựa vào địa chủ kháng chiến. C. Dựa vào sức mạnh của toàn dân. D.Dựa vào sức mạnh cua giai cấp nông dân. Câu 39. Sự kiện nào đánh dấu sự phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Chiến thắng Ấp Bắc 1963. B.Phong traò tố cộng, diệt cộng. C.Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi 1960. D.Thắng lợi của phong trào nổi dậy ở Trà Bồng( Quảng Ngãi) 1959. Câu 40. Nội dung nào không phải là chủ trương hoạt động của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam( 20/12/1960)? A. đoàn kết toàn dân. B. Thành lập các ủy ban nhân dân tự quản. C.Đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm. D.Tổ chức các phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị.