Hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử 8 - Tuần 21 - Tiết 39 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)

docx 3 trang thienle22 2040
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử 8 - Tuần 21 - Tiết 39 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_mon_lich_su_8_tuan_21_tiet_39_bai_25_khang.docx

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử 8 - Tuần 21 - Tiết 39 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 8 TUẦN 21 Tiết 39 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc ( 1873-1884). A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được: - Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì (1867-1873). - Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất. - Cuộc kháng chiến của nhân dân HN và các tỉnh đồng bằng bắc Kì (1873-1874). - Nội dung của điều ước 1874. Đây là điều ước thứ hai triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp, từng bước đầu hàng Pháp. 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, kính trọng những người anh hùng đã xả thân vì nước. Căm ghét bọn thực dân Pháp và những hành động nhu nhược của triều đình Huế. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích và khái quát một số vấn đề lịch sử điển hình. 4. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. B. Kiến thức trọng tâm I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì. - Thực dân Pháp: Củng cố vùng đất mà Pháp chiếm được (thiết lập bộ máy cai trị, đẩy mạnh bóc lột về kinh tế, tăng thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí ) Chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì lần 1 - Triều đình Nguyễn:
  2. Tiếp tục chính sách đối nội , đối ngoại lỗi thời. Vơ vét tiền của của nhân dân, kinh tế sa sút, binh lực suy yếu, tiếp tục thương lượng với Pháp 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873). a. Nguyên nhân: - Pháp muốn bành trướng thế lực nhảy vào Tây Nam TQ. Đem quân ra Bắc giải quyết vụ Đuy- puy. b. Diễn biến: - Sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. - Trưa 20-11 , thành Hà Nội thất thủ. - Chưa đầy một tháng chúng đã chiếm được Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý , Ninh Bình, Nam Định. c. Kết quả : Thực dân Pháp chiếm được Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì. 3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874). a. Tại Hà Nội: - Nhân dân sẵn sàng chiến đấu: Tập kích , đốt cháy kho đạn của địch. Chựn địch ở cửa ô Thanh Hà ( Ô Quan Chưởng). - 21-12-1873: chiến thắng trận Cầu Giấy lần thứ nhất. b. Tại các tỉnh Bắc Kì: Cuộc đấu tranh của nhân dân các tỉnh phía Bắc diễn ra sôi nổi , quyết liệt, căn cứ kháng chiến được thành lập ở nhiều nơi: Thái Bình , Nam Định c. Hiệp ước 1874: Ngày 15-3-1874, Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. Nội dung: Thừa nhận cho Pháp 6 tỉnh Nam Kì Mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ ngoại giao và thương mại. C. Luyện tập I. Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào? A. Vơ vét tiền của nhân dân B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”. C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp. D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị. Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?
  3. A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862. B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh. C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy. D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển. Câu 3: Trận đánh gãy được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào? A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội. B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá. C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội). D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội. Câu 4: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874? A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội. B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa. C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai. II. Tự luận Câu hỏi: Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước Giáp Tuất 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? Gợi ý trả lời: + Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là một sự tính toán thiếu cẩn thận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trược dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm hại nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo. + So với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, Hiệp ước Giáp Tuất 1874 ta mất thêm 3 tỉnh Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam