Bài giảng Lịch sử 8 - Tiết 35: Lịch sử địa phương

ppt 31 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử 8 - Tiết 35: Lịch sử địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_8_tiet_35_lich_su_dia_phuong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 8 - Tiết 35: Lịch sử địa phương

  1. KHÁI QUÁT VỂ BÀ RỊA-VŨNG TÀU
  2. Địa lý Tỉnh tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông.
  3. Khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500mm. Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
  4. DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ Diện tích: 1.982 km2. Mật độ: 503 người/Km2 Dân số: 1.009.719 người (1/04/2010) Tôn giáo: – Phật giáo: 21,66% (trong đó 48,4% là Nam) – Công giáo: 25,8% (trong đó 49,6% là Nam) – Cao Đài: 0,99% – Tin Lành: 0,41% – Tôn giáo khác: 4,34% – Không theo bất kỳ tôn giáo nào: 46,11%
  5. Lịch sử tên gọi địa danh Bà Rịa: theo nhiều người giải thích là xưa ở vùng đất này có một bà quê ở Bình Định vào vùng Mô Xoài này khai hoan lập nghiệp, nên để ghi nhớ công ơn này nên người dân địa phương Tôn Thờ Bà, và lấy tên bà đặt cho vùng đất Bà Rịa ngày này.
  6. Buổi đầu khai phá Năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập gồm 2 huyện Tân Bình và Phước Long trong đó : – Huyện Phước Long gồm 4 [Tổng] trong đó có tổng [Phước An] nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và 1 phần tỉnh Đồng Nai như Thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ – Côn Đảo lúc này thuộc tỉnh Hà Tiên. Năm 1808, Tổng thành huyện, Huyện trở thành Phủ. Theo đó, tổng Phước An huyện Phước Long trở thành Huyện Phước An phủ Phước Long. Huyện Phước An gồm 2 tổng Phước Hưng và An Phú. Năm 1819, đảo Côn Lôn (Côn Đảo ngày nay) thuộc đạo Cần Giờ tỉnh Gia Định. Năm 1937, tách huyện Phước An và [Long Thành] thuộc phủ Phước Long để thành lập phủ Phước Tuy; thành lập huyện mới Long Khánh tách từ huyện Phước An. – Phủ Phước Tuy thuộc tỉnh Biên Hoà gồm 3 huyện Phước An, Long Thành và Long Khánh. Năm 1839, Đảo Côn Lôn thuộc tỉnh Vĩnh Long. Năm 1861, Đảo Côn Lôn thuộc tỉnh Hà Tiên như lúc đầu.
  7. Giai đoạn Pháp Thuộc Năm 1862, huyện Phước An đổi thành hạt thanh tra Bà Rịa. Năm 1869, đổi hạt Thạnh Tra thành Khu Tham Biện. Năm 1882, thành lập Quận Côn Đảo trực thuộc Nam Kỳ. Năm 1885, thành lập Thành Phố Vũng Tàu từ khu tham Biên Bà Rịa. Năm 1900: 1. Khu Tham Biện đổi thành Tỉnh 2. tỉnh Bà Rịa thành lập mới Tổng An Phú Tân. Năm 1905: 1. Nhập Thành Phố Vũng Tàu vào tỉnh Bà Rịa 2. tổng Cơ Trạch và Nhơn Xương tỉnh [Bình Thuận] nhập vào tỉnh Bà Rịa. Năm 1929, Thành lập tỉnh Vũng Tàu từ tổng Vũng Tàu, làng Sơn Long và Quận Cần Giờ (tỉnh Gia Định). Năm 1934, hạ tỉnh Vũng Tàu xuống cấp Thành Phố Năm 1938: 1. Lập Quận Long Điền cho toàn tỉnh Bà Rịa 2. lập mới tổng Phước Hưng Trung Năm 1939, tỉnh Bà Rịa gồm 1 Quận Long Điền. – Quận Long Điền gồm 8 tổng: An Phú Tân, An Phú Thượng, An Phú Hạ, Phước Hưng Thượng, Phước Hưng Trung, Phước Hưng Hạ, Nhơn Xương và Cơ Trạch.
  8. Giai đoạn 1945 - 1975 9/02/1946, quân Pháp chiếm Bà Rịa và Vũng Tàu Năm 1947, tái lập tỉnh Vũng Tàu Năm 1954, thành lập Quận Xuyên Mộc Năm 1956: 1. thành lập tỉnh Phước Tuy từ tỉnh Bà Rịa và tỉnh Vũng Tàu; Tỉnh Lỵ tại Làng Phước Lễ tổng An Phú Hạ Quận Châu Thành. 2. thành lập tỉnh Côn Đảo. Tỉnh Phước Tuy gồm 6 Quận, 8 tổng và 39 xã. – Quận Châu Thành gồm Tổng An Phú Hạ (3 xã), An Phú Tân (4 Xã) và tổng Cơ Trạch (4 Xã: Ngãi Giao, Bình Giã, Bình Ba và Hắc Dịch) . – Quận Xuyên Mộc gồm Tổng Nhơn Xương (5 Xã). – Quận Long Điền gồm tổng An Phú Thượng (6 xã: Long Điền, An Ngãi, An Nhất, Tam Phước, Phước Tỉnh và Long Hải). – Quận Đất Đỏ gồm tổng Phước Hưng Thượng (3 Xã), Phước Hưng Trung (2 Xa) và Phước Hưng Hạ (3 Xã). – Quận Vũng Tàu (5 Xã: Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Rạch Dừa và Phước Cơ) – Quận Cần Giờ (6Xã).
  9. Năm 1958, Nhập Quận Đất Đỏ vào Quận Long Điền Năm 1959: – Tách 2 Quận là Cần Giờ và Quảng Xuyên cho tỉnh Biên Hoà – Tái lập Quận Đất Đỏ Năm 1961, thành lập Quận Đức Thạnh từ 4 xã (Ngãi Giao, Bình Ba, Bình Giã và Hắc Dịch) của Châu Thành. Năm 1962, đổi Quận Châu Thành thành Quận [Long Lễ]. Năm 1964: – Nhập xã Hội Bài Quận Long Lễ vào Quận Phước Hoà. – thành lập thị xã Vũng Tàu trực thuộc Trung Ương Năm 1965: – Nhập Xã Nhu Lâm (Quận Xuyên Mộc) vào Xã Xuyên Mộc. – đặt Côn Đảo Trực thuộc Trung Ương. Năm 1972, tách đất xã [Hắc Dịch] và xã [Bình Ba] thành lập xã Quãng Phước (Quận Đức Thạnh) Năm 1973, nhập quần đảo Trường xa Vào Xã Phước Hải quận Đất Đỏ Năm 1974, lập Phường Phước Hải thuộc thị xã Vũng Tàu 26-4-1975: Sư đoàn Sao Vàng (Sư đoàn 3) nổ súng vào tiểu khu Phước Tuy, trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, mở màn cuộc tấn công giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu. 27-4-1975: Xuyên Mộc và xã đảo Long Sơn hoàn toàn được giải phóng. 30-4-1975: Đúng 13h, thành phố Vũng Tàu được hoàn toàn giải phóng.
  10. Giai đoạn sau 1975 đến nay Năm 1975: – Thành Lập tỉnh Đồng Nai từ tỉnh Biên Hoà, Long Khánh, Phước Tuy, 1 phần đất tỉnh Bình Tuy. – Tháng 9/1976 lập huyện Côn Đảo thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. – Tháng 1/1977 chuyển huyện Côn Đảo sang thuộc tỉnh Hậu Giang. Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo Năm 1979, thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo trên cơ sở thị xã Vũng Tàu tỉnh Đồng Nai, xã Long Sơn huyện Châu Thành Đồng Nai và huyện Côn Đảo tỉnh Hậu Giang Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Năm 1982,thành lập thị trấn Bà Rịa ( huyện Châu Thành) từ xã Phước Lễ, thị trấn Long Điền (huyện Long Đất) từ xã Long Điền, thị trấn Long Hải (huyện Long Đất) từ xã Long Hải. Giải tán xã Phước Lễ, Long Điền, Long Hải. Năm 1991, thành lập tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ 3 huyện Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai và Đặc Khu Vũng tàu Côn Đảo. – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khi đó gồm: thị xã Vũng Tàu (tỉnh lỵ), Các huyện: Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc và Côn Đảo Năm 1994. thành lập thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Châu Đức, lập Thị Trấn Phú Mỹ trực thuộc Tân Thành, TT Ngãi Giao thuộc Châu Đức. Giải tán huyện Châu Thành Năm 2003. giải thể huyện Long Đất. Lập huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ. Năm 2007, lập thị trấn Đất Đỏ và Thị trấn Phước Hải trực thuộc huyện Đất Đỏ Năm 2012, Thành lập Thành Phố Bà Rịa (ngày 22.08.2012)
  11. Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Quốc lộ 51A (8 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong những năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu 6 làn xe song song với Quốc lộ 51A. Đường sông: Hệ thống các cảng biển như nêu trên. Từ Vũng Tàu có thể đi Tp HCM bằng tàu cánh ngầm. Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km.Tỉnh cũng đang triển khai di dời sân bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc ngoại thành Vũng Tàu và xây dựng sân bay Gò Găng thành sân bay Quốc Tế kết hợp với phục vụ hoạt động bay thăm dò và khai thác dầu khí. Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435 m sẽ được xây dựng nối Tp HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/g.
  12. VĂN HÓA Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa-Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam. Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây. Tỉnh có ngày lễ Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu - Nữ thần và kết hợp cúng thần biển. Bên cạnh đó vào ngày giỗ ông Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tết trùng cửu 9 tháng 9 (âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thu hút hàng chục ngàn người từ các nơi về tham dự.
  13. Tiết 53: Sử địa phương 1. Ngöôøi Con Gaùi Ñaát Ño Anh Huøngû: Voõ Thò Saùu
  14. Võ Thị Sáu (1933–1952) quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền (nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). - Năm 1949, cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. - Năm 1950 cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. - Cô bị giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho cô đã phản đối án tuyên này với lý do cô chưa đủ 18 tuổi. - Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với cô, họ đã lén lút đem cô đi thủ tiêu. - Khi nhóm đao phủ bảo cô quỳ xuống, cô đã quát lại bọn chúng với một câu đã đi vào huyền thoại: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”. Cô bị xử bắn ngày 23 tháng 01 năm 1952 tại Côn Đảo khi 19 tuổi. - Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Ngày 2 tháng 9 năm 1994, cô được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  15. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BRVT
  16. Caûm Ô n S ö ï C h u ù Y Ù T h e o D o õ i C u û a Q u y ù V ò