Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn THCS

doc 6 trang Thương Thanh 01/08/2023 1840
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doche_thong_cau_hoi_on_tap_mon_ngu_van_thcs.doc

Nội dung text: Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn THCS

  1. KHỐI 6: CẢM THỤ “BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI” Câu 1: Em hãy tóm tắt lại truyện “Bức tranh của em gái tôi” Câu 2: Qua bức chân dung “Anh trai tôi”, Kiều Phương muốn gửi gắm điều gì? Câu 3: Cho đoạn văn sau: “- Con đã nhận ra con chưa? Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ thì tôi nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. (Ngữ Văn 6- tập 2) a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Của ai? b. Hãy xác định một cụm động từ trong câu sau và phân tích cấu tạo cụm động từ đó? “Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá” c. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là ai? Tại sao nhận vật tôi “muốn khóc quá” khi mẹ hỏi? d. Nhân vật tôi muốn trả lời mẹ như thế nào? Câu trả lời ấy gợi cho em những suy nghĩ gì về nhân vật “tôi” và về bức tranh chân dung. Câu 4: Cho đoạn văn sau: “Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó được vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em. Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài.” a. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên (bằng một câu văn). b. Ghi lại câu văn có sử dụng phép so sánh. Nêu tác dụng. c. Vì sao nhân vật tôi ghi lại cảm thấy việc làm của mình là đáng “coi khinh”. Qua suy nghĩ của nhân vật ấy em rút ra bài học gì cho mình? Câu 5: Cho đoạn văn sau: “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”. a. Đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào? Của ai? b. Những câu văn trên diễn tả tâm trạng của ai? Trong hoàn cảnh nào? c. Tìm các tính từ trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các tính từ đó. d. Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu, nhận xét về tâm trạng của nhân vật đã được xác định ở câu (b). Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh (gạch chân) Câu 6: Sau khi đọc truyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Câu 7: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 8 -10 câu phân tích nhân vật người anh trai? Câu 8: Nhân vật Kiều Phương có những nét đẹp nào? Theo em, nét đẹp nào đáng quý nhất? Hãy viết một đoạn văn (6-8 câu) trình bày cảm nhận của em nhân vật Kiều Phương.
  2. KHỐI 7 ÔN TẬP VĂN BẢN ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ Bài 1 : Tác giả không định nghĩa đức tính giản dị là gì, nhưng qua bài này em hiểu đức tính ấy như thế nào ? (Viết thành một đoạn văn khoảng 8-10 câu) Bài 2: Cho câu chủ đề sau “Bác Hồ rất giản dị trong lối sống”, qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” cùng với hiểu biết của em, hãy triển khai câu trên thành một đoạn văn khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt (Gạch chân) Bài 3: “Bác cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết” a- Hãy tìm các dẫn chứng để minh họa cho luận điểm trên b- Triển khai luận điêm trên thành đoạn văn nghị luận chứng minh khoảng 9 câu.
  3. KHỐI 8 LUYỆN TẬP CẢM THỤ VĂN BẢN “KHI CON TU HÚ” Bài 1: Viết đoạn văn ngắn Giới thiệu về bài thơ Khi con tu hú và tác giả Tố Hữu. Bài 2: Cho câu thơ : “ Khi con tu hú gọi bầy” Câu 1: Chép chính xác những câu còn lại để hoàn thành đoạn thơ. Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề của bài thơ. Câu 3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ. Câu 4: Viết đoạn văn 12 câu theo phương pháp Diễn dịch cảm nhận về mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu.Trong đó sử dụng một câu bị động, câu nghi vấn và phép nối ( số câu- chú thích) Bài 3: Câu 1: Chép chính xác đoạn hai của bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Câu 2: Xác định PTBĐ và thể thơ? Câu 3: Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối rất khác nhau, vì sao? Câu 4: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ. Câu 5: Viết đoạn văn 12 câu theo phương pháp Quy nạp phân tích đoạn thơ để thấy đượckhát vọng tự do của nhà thơ, trong đó sử dụng một câu ghép , 1 câu nghi vấn và phép thế ( số câu- chú thích) Bài 4: Lập dàn ý cho đề văn sau: “Cảm nhận của em về bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu?”
  4. KHỐI 9 Luyện đề: “ Mùa xuân nho nhỏ” Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” . Câu 2: Viết đoạn văn khoảng 10 câu thuyết minh về tác giả Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ. Câu 3: Phần đầu, tác giả dùng đại từ “ tôi”, sang phần sau lại dùng đại từ “ ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình Câu 4: Hình ảnh mùa xuân được khắc họa thật đẹp trong đoạn thơ sau: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.” ( Ngữ văn 9, tập hai) a)Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy. b) Câu thơ “ Từng giọt long lanh rơi” có mấy cách hiểu ? c) Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10- 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái. d) Cũng trong bài thơ trên có câu: “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng” Từ “ lộc” ở đây được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh “ người cầm súng” lại được tác giả miêu tả: “ Lộc giắt đầy trên lưng”? e) Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Câu 5: Hình ảnh mùa xuân đất nước hiện lên thật đẹp trong những vần thơ của Thanh Hải: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao. ( Mùa xuân nho nhỏ) a) Hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. b) Trong khổ thơ trên, từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” được không? Vì sao?
  5. c) Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa, tỏa hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài “ Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Bằng một đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi, trình bày ý kiến của em về quan niệm sống nói trên trong câu thơ của Tố Hữu. d) Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách quy nạp, nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lao động và những chiến sĩ đang cống hiến xây dựng đất nước. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và thành phần biệt lập cảm thán ( gạch chân). Câu 6: Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết: “Ta làm con chim hót” a) Chép chính xác 7 câu thơ nối tiếp. b) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ? c) Nêu ý nghĩa của hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. d) Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết: “ Từ cảm xúc mùa xuân thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời”. Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn theo hình thức diễn dịch bằng cách viết tiếp phần thân đoạn dài khoảng 15 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ. Câu 7: Cho đoạn thơ sau: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta tan vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” ( Ngữ văn 9, tập hai) a) Trong phần trích trên có từ bị chép sai. Em hãy chỉ ra từ bị chép sai đó và sửa lại cho đúng. Việc chép sai như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa câu thơ? b) Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì ? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả ?
  6. c) Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có nội dung cũng ngợi ca những con người thầm cống hiến cho đất nước và ghi rõ tên tác giả. d) Từ hai khổ thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về lí tưởng sống của tuổi trẻ hiện nay. Câu 8: Cho đoạn thơ: Đất nước Bốn ngàn năm không nghỉ ( Nam Hà, chúng con chiến đấu cho người sống mãi Viêt Nam ơi) a) Những câu thơ trên khiến em liên tưởng đến khổ thơ nào trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải? Hãy chép lại khổ thơ ấy. b) Nếu cảm nhận về hình ảnh đất nước trong khổ thơ vừa chép bằng một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu, trong đoạn văn có sử dụng một phép thế và một thành phần biệt lập ( gạch chân). Câu 9: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của Thanh Hải. Hãy phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” để làm sáng tỏ ý kiến trên.