Giáo án Văn hóa giao thông Lớp 5 - Bài 4: Lịch sự khi đi xe đạp trên đường

ppt 16 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 1010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn hóa giao thông Lớp 5 - Bài 4: Lịch sự khi đi xe đạp trên đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptgiao_an_van_hoa_giao_thong_lop_5_bai_4_lich_su_khi_di_xe_dap.ppt

Nội dung text: Giáo án Văn hóa giao thông Lớp 5 - Bài 4: Lịch sự khi đi xe đạp trên đường

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI GIÁO ÁN VĂN HÓA GIAO THÔNG LỚP 5
  2. Kiểm tra bài cũ: Đi xe buýt một mình an toàn HS nhắc lại những điều cần thực hiện khi đi xe buýt một mình.
  3. THẢO LUẬN NHÓM 4 • Trả lời các câu hỏi sau: 1. Theo em, An và Toàn, ai đã không thực hiện đúng luật giao thông khi đi xe đạp? 2. Cách ứng xử của An và Toàn, ai đúng, ai sai? Vì sao? 3. Nếu em có mặt ở nơi xảy ra vụ va chạm trên, em sẽ nói gì với An và Toàn?
  4. KẾT LUẬN Khi tham gia giao thông, nếu va chạm với người khác, cho dù có đúng hay sai, em cần ứng xử văn minh, lịch sự, có lí, có tình. Điều đó không chỉ mang lại sự an toàn mà còn thể hiện nét đẹp văn hoá giao thông. Dù cho ta đúng người sai Hành vi lịch sự, nói lời văn minh Ứng xử có lí, có tình Đó là nết tốt, nét xinh mỗi người
  5. Hoạt động thực hành • Bài 1: Viết lại câu đối thoại chưa lịch sự trong câu chuyện bằng lời lẽ hoà nhã, có văn hoá HS thảo luận nhóm đôi trao đổi về câu đối thoại chưa lịch sự trong câu truyện trên, và viết lại câu đối thoại bằng lời lẽ hoà nhã, có văn hoá.
  6. KẾT LUẬN • Khi tham gia giao thông, nếu có va chạm với người khác, cho dù đúng hay sai, các em không nên nói những câu thiếu tế nhị, thiếu lịch sự với người khác, các em cần nói năng nhẹ nhàng, tế nhị. Biết nói lời xin lỗi, cảm ơn trong mọi tình huống.
  7. • Bài 2: Nêu ý kiến của em trong mỗi bức hình, em sẽ nói gì với các bạn trong hình ấy • Các nhóm quan sát tranh ở bài 2, nêu ý kiến nhận xét, sau đó nói lời của em với các bạn trong hình đó.
  8. KẾT LUẬN Khi đi xe đạp trên đường, chúng ta phải luôn chấp hành tốt luật giao thông và ứng xử lịch sự. Điều đó không chỉ mang lại sự an toàn mà còn thể hiện nét đẹp văn hoá giao thông.
  9. Hoạt động ứng dụng: • Viết tiếp câu chuyện • GV phát phiếu tình huống sgk/19 cho các nhóm. • 1HS đọc to tình huống ghi trên phiếu. • Các nhóm thảo luận và viết tiếp nội dung câu chuyện vào phiếu.
  10. Trên đường đi bơi về, Hạnh vừa đạp xe vừa càm thấy trong lòng rất vui vì hôm nay đã được bơi lội thỏa thích cùng các bạn. Gần đếnnhà, Hạnh rẽ sang trái nhưng quên giơ tay xin đường. Một bạn nhỏ đi xe đạp từ phía sau vượt lên, va vào xe Hạnh.Cả Hạnh và bạn ấy cùng bị ngã
  11. KẾT LUẬN Nghe vẻ nghe ve Đụng chạm tí xíu Nghe vè đi lại Nhớ nở nụ cười Đã chạy xe đạp Hòa nhã, nhẹ lời Phải nhớ sát lề Ai ai cũng thích Rẽ trái, tấp lề Nghe vẻ nghe ve Giơ tay báo hiệu Nghe vè đi lại.
  12. Tiết học kết thúc Cảm ơn quý thầy cô và các em. Chúc các em học giỏi, chăm ngoan!