Giáo án Trẻ 3 tuổi, 4 tuổi - Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo

docx 4 trang thienle22 40750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Trẻ 3 tuổi, 4 tuổi - Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tre_3_tuoi_4_tuoi_do_dung_tich_cac_vat_bang_mot_don.docx

Nội dung text: Giáo án Trẻ 3 tuổi, 4 tuổi - Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo

  1. B. HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC BÀI: ĐO DUNG TÍCH CÁC VẬT BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức * Trẻ 3 tuổi, 4 tuổi: - Trẻ biết đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo. * Trẻ 5 tuổi: - Trẻ biết đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo. Biết so sánh kết quả đo, biết chọn thẻ số thích hợp để biểu đạt kết quả đo. 2. Kĩ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo khi đo và không làm đổ nước. - Rèn cho trẻ thực hiện thao tác đo, biểu thị cách đo bằng một đơn vị đo. 3. Thái độ - Qua bài học giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường. - Trẻ có nề nếp học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - 3 lọ nhựa có kích cỡ khác nhau, chậu nước, cốc. - Thẻ số từ 1 - 4 - Nhạc bài hát: Trời nắng trời mưa,cho tôi đi làm mưa với. 2. Đồ dùng của trẻ: - 3 lọ nhựa có kích cỡ khác nhau, chậu nước, cốc. - Thẻ số từ 1 - 4 III. NỘI DUNG TÍCH HỢP - LVPTTM: Hát “Trời nắng trời mưa”. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoat động của trẻ Hoạt động 1: Bé cùng ca hát (3 – 4 p) - Cho cả lớp hát bài: Cho tôi đi làm mưa với - Cả lớp cùng hát - Các con vừa hát bài gì? - Cho tôi đi làm mưa -Chúng mình có biết có lợi ích gì? với - Mưa để làm gì? - Tưới cây, sinh hoạt hàng ngày.
  2. - Những hạt mưa cho ta nguồn nước đấy, vậy ngoài nước - Nước suối, biển, ao mưa ra con còn biết nguồn nước nào khác? hồ, nước máy. - Nước có cần thiết với chúng mình không? - Nước cần thiết với chúng mình, chúng mình phải bảo vệ - Không vứt rác bừa nguồn nước như thế nào? bãi xuống nước. =>Các con ạ mưa tạo ra cho chúng mình nguồn nước, đồng ruộng cỏ cây được tươi tốt, và ngoài nguồn nước - Trẻ nghe cô chốt lại mưa ra, còn có nguồn nước giếng, nước máy, sông hồ và giáo dục ao,biển, nước rất quan trọng, nếu không có nước chúng mình không thể sống được, vì vậy các con phải tiết kiệm nước, không dùng lãng phí, và để nước được sạch không bị ô nhiễm, chúng mình phải biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, không chặt phá rừng, không vứt rác xuống nguồn nước, các con nhớ chưa? Hoạt động 2: Đodung tích của các vật bằng các đơn vị đo (18 – 20p). * Cô và trẻ cùng thực hiện: - Các con ơi chúng mình nhìn lên đây xem cô có đồ dùng - Trẻ thực hiện cùng gì? cô - À cô có 3 lọ nhựa có kích thước khác nhau, và cốc để -3 lọ ạ đong nước, thẻ số, xô nước đấy. - Bây giờ các con cùng đặt 3 lọ ra thẳng hàng giống cô - Cả lớp đếm 1-2-3 nào? Các con cùng đếm xem có mấy bình 1,2,3 bình bình ạ - Các con xem kích thước của các bình này như thế nào? - Không bằng nhau - Bình nào nhỏ nhất, bình nào to nhất? - Muốn xem ý kiến của bạn nói có đúng không. Các con - Trẻ trả lời cùng lồng 3 bình vào nhau nhé! - Cả lớp cùng lồng - Cô và trẻ cùng lồng bình vào nhau bình vào nhau - Bình nào đựng được 2 bình còn lại? - Bình số 3 ạ => Để biết được dung tích các bình như thế nào hôm nay cô dạy các con đo dung tích của các bình nhé! - Các con nhìn lên đây tay xem cô có cái gì? Các con có cốc không? Các con nhìn cô nhé, tay phải cô cầm cốc nước đổ vào bình số 1 trước, 1 cốc khi cô đong vào bình cô dùng băng dính xanh đánh dấu, đong đến đâu cô đánh - Cả lớp quan sát cô dấu, dung tích của bình số 1 đựng được mấy ca nước? làm Cho cả lớp đếm tương ứng với số mấy? Cô gắn số - Các con đong cùng cô bình số 1 nào? Bình số 1 đựng được mấy ca nước? Tương ứng với số mấy - Trẻ làm cùng cô
  3. => Dung tích của bình số 1 bằng mấy ca nước? - Trẻ trả lời - Cho 1 trẻ lên đong bình số 2 dán vạch và số tương ứng ở - Trẻ lên thực hiện lớp cùng đếm với bạn và cho trẻ đếm. - Cho cả lớp đong bình số 2. - Cả lớp đong bình số 2 => Vậy dung tích của bình số 2 bằng mấy ca nước? - Cả lớp cùng trả lời - Còn bình số mấy chưa thực hiện nào? - Bây giờ cô cùng các con cùng đong vào bình số 3 và - Số 3 ạ đếm nhé, khi đong xong các con hãy gắn số tương ứng. - Cho trẻ đo cùng cô. - Cô và trẻ cùng đếm kết quả cô trước? Dung tích của - Cả lớp cùng thực bình số 3 bằng mấy lần ca nước? Tương ứng với số mấy? hiện - Các con hãy đếm dung tích bình số 3 của các con xem được mấy lần ca nước? - Cho trẻ gắn số tương ứng - Trẻ đếm và gắn số tương ứng * Các con nhìn vào các bình của mình các con có suy nghĩ gì về 3 bình này? - Trẻ hát và ra chơi - Tất cả các bình chỉ cùng 1 đơn vị đo tại sao lại cho kết - Vì dung tích của các quả khác nhau. bình to nhỏ khác nhau - Dung tích của bình số 1 bằng mấy lần ca nước? - Trẻ trả lời dung tích - Dung tích của bình số 2 bằng mấy lần ca nước? của bình số 1 bằng 2 -Dung tích của bình số 3 bằng mấy lần ca nước? lần ca nước. - Dung tích của bình nào nhiều nhất? - Bình số3 - Dung tích của bình nào ít nhất? - Bình số 1 => Khi muốn đo dung tích của các vật bằng 1 đơn vị đo số lần đo càng nhiều thì dung tích của một vật càng lớn. Số lần đo càng ít thì dung tích của bình càng nhỏ. - Cho cả lớp hát “Trời nắng trời mưa” - Cả lớp hát Hoạt động 3: Luyện tập: Thực hành (5 – 6p). * Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh ai đúng - Cách chơi: Khi cô nói đến bình nào thì các con hãy nói số lần đo của bình đó. VD: Cô nói bình số 1 các nói 4 lần ca nước và ngược lại. - Luật chơi: Bạn nào nói sai phải nói lại. - Cho cả lớp chơi. - Cả lớp chơi trò chơi - Cô nhận xét. *Trò chơi 2: Mang nước về - Cách chơi: Cô có 2 bình nước và chia lớp thành 2 đội, - Trẻ lắng nghe. nhiệm vụ của các con chạy lên và múc nước đổ vào
  4. bìnhcủa đội mình, mỗi 1 bạn lên đong nước vào bình chỉ được 1 cốc, và dán vạch vào, hết thời gian đội nào nhiều vạch nhất xong trước đội đó thắng cuộc. - Cho 2 đội chơi. - Cả 2 đội chơi trò - Cô nhận xét. chơi Hoạt động 5: Kết thúc - Cả lớp hát bài " Cho tôi đi làm mưa với" ra chơi - Cả lớp hát và ra ngoài