Giáo án Lớp mẫu giáo lớn - Dạy vận động múa “Ơn bác nông dân”

doc 9 trang thienle22 51862
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp mẫu giáo lớn - Dạy vận động múa “Ơn bác nông dân”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_mau_giao_lon_day_van_dong_mua_on_bac_nong_dan.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp mẫu giáo lớn - Dạy vận động múa “Ơn bác nông dân”

  1. GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỄN THẨM MỸ Chủ đề: Nghề nghiệp NDTT: Dạy vận động múa “Ơn bác nông dân” NDKH: Nghe hát: “Gọi trâu” TCAN: Phân biệt âm thanh to – nhỏ Lớp: Mẫu giáo lớn D Thời gian: 25 - 30 phút Gi¸o viªn: Nguyễn Thị Kim Liên Ngày dạy: 15/9/2017 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Dạy vận động: - Trẻ hát thuộc bài hát “Ơn bác nông dân” sáng tác Thu Hiền. Bước đầu trẻ biết kết hợp giữa lời ca và điệu múa bài hát: “Ơn bác nông dân”. Nghe hát: - Trẻ hứng thú lắng nghe bài hát: “Gọi trâu”. C¶m nhËn ®­îc giai ®iÖu nhẹ nhàng, sâu lắng và tình cảm của bài hát. Trò chơi âm nhạc: - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hào hứng tham gia vào trò chơi: “ Phân biệt âm thanh to - nhỏ” cùng cô và các bạn. Giáo dục: - Trẻ biết kính trọng yêu mến cô bác nông dân. Biết quý trọng sản phẩm nghề nông. II. CHUẨN BỊ: - Máy tính, loa, đàn. - Hình ảnh con trâu - Nhạc bài hát: “ Ơn bác nông dân”, “Gọi trâu” - Chai, lon đựng hạt sỏi. - Trang phục múa cho cô và trẻ. III.TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn ®Þnh: - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Cô bác nông dân tí - Trẻ đứng xung hon”. quanh cô - Các con ơi, lại đây với cô nào! Hôm nay cô cháu mình cùng nhau ra đồng tập làm cô bác nông dân tí hon nhé! (Cuốc đất, gieo hạt lúa, gặt lúa) 1
  2. - Các cô bác nông dân làm việc thật hăng say và rất vui đúng không nào? Vậy bạn nào giỏi nói cho cô biết - Trẻ trả lời có bài hát gì nói về sự khó khăn, vất vả của cô bác nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi sống mọi người nào! Bài hát: “ Ơn bác nông dân” do cô Thu Hiền sáng tác. Cô và các con cùng hát lại nha! Hoạt động 1: Dạy vận động múa: “Ơn bác nông dân” sáng tác Thu Hiền - Cô và trẻ cùng hát bài: “Ơn bác nông dân” (1 lần) Các con biết không bài hát này sẽ càng hay hơn khi - Trẻ hát cùng cô chúng ta kết hợp với động tác múa minh họa đấy! + Cô múa mẫu: - Lần 1: Cô hát múa trọn vẹn bài hát kết hợp nhạc. - Trẻ chú ý xem cô - Lần 2: Cô đọc lời ca kết hợp giải thích từng động hát múa tác Câu 1: “Hạt lúa hạt lúa vàng có từ từ nơi đâu”. Một tay chống hông, một tay đưa xuống thấp ra phía trước mặt kết hợp đặt gót chân và nghiêng người sang 2 bên 2 lần Câu 2: “Từ nơi đồng lúa, từ tay Bác nông dân” Hai tay cô vòng lên cao qua đầu sau đó cô đưa 2 tay ra phía trước úp lại rồi mở ra và kết hợp nhún chân. Câu 3: “Em bưng bát cơm đầy thấm giọt mồ hôi - Trẻ chú ý rơi”. Hai tay cô đưa ra phía trước và nghiêng người sang 2 bên. Câu 4: “Ơn Bác nông dân, ơn Bác nông dân”. Hai tay cô đưa từ dưới lên ngang ngực đan chéo vào nhau và kết hợp lắc nhẹ. Sau đó đưa tay vòng qua đầu và đưa xuống kết hợp nhún chân. + Cô dạy trẻ múa: - Lần 1: Cho cả lớp múa cùng cô 1-2 lần theo từng câu hát. - Trẻ hát múa cùng cô - Lần 2: Cô mời luân phiên 3 tổ 3 lần. - Lần 3: Cô mời 2 nhóm. Mỗi nhóm từ 3 - 5 trẻ - Từng tổ thực hiện - 2 nhóm trẻ thực - Lần 4: Cô mời cá nhân trẻ biểu diễn hiện 2
  3. - Lần 5: Cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay bài hát “Ơn - Cá nhân biểu diễn Bác nông dân” và di chuyển theo ĐH vòng tròn. - Cả lớp hát vỗ tay Cô cháu mình đã thể hiện tình cảm yêu quí đối với cô bác nông dân qua bài hát, múa “Ơn bác nông dân” do cô Thu Hiền sáng tác. Cô khen lớp mình nào! Bây giờ, cô mời các con ngồi xuống và cùng thư giãn - Trẻ ngồi xuống và qua giai điệu bài hát rất quen thuộc. Các con hãy lắng lắng nghe nghe xem đó là giai điệu bài hát gì nhé! Hoạt động 2: Nghe hát “Gọi trâu” sáng tác. Lần 1: Cho trẻ nghe giai điệu bài hát “ Gọi trâu” - Các con vừa nghe giai điệu bài hát gì? Do ai sáng tác? - Trẻ trả lời Với giai diệu nhẹ nhàng, sâu lắng bài hát: “ Gọi trâu” đã thể hiện tình cảm của một em bé yêu quý chú trâu, xem chú trâu như là người bạn thân thiết của gia đình mình. Bởi chú trâu đã không ngại mưa nắng cày ruộng quanh năm để cô bác nông dân ươm những hạt thóc vàng. Để cảm nhận sâu sắc hơn bài hát này cô mời các con hãy lắng nghe cô hát nhé! Lần 2: Cô hát diễn cảm trọn vẹn bài hát “Gọi trâu” kết hợp nhạc. - Bây giờ cô mời các con cùng thưởng thức điệu múa - Trẻ chú ý lắng nghe “Gọi trâu” do cô và bạn biểu diễn nhé! Lần 3: Cô và trẻ múa lần 1 Lần 2 trẻ hưởng ứng theo bài hát. - Trẻ chú ý xem cô và Vừa rồi các con đã được xem tài biểu diễn của cô bạn múa Liên rồi, còn bây giờ sẽ là cơ hội thử tài dành cho tất cả các con đấy. Cô cùng các con sẽ cùng nhau tham gia trò chơi: “ Phân biệt âm thanh to - nhỏ” Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Phân biệt âm thanh to - nhỏ” - Cách chơi: Các con dùng đôi tai của mình lắng nghe xem âm thanh phát ra từ những chiếc hộp này như thế nào? to hay nhỏ. - Cô lắc cho trẻ nghe âm thanh của 2 lon Coca (một -Trẻ chơi hứng thú 3
  4. lon có một hạt sỏi, 1 lon có nhiều hạt sỏi) Trẻ láng nghe và nêu nhận xét. - Vì sao trẻ biết âm thanh to nhỏ của 2 lon - Cô mở cho trẻ xem và nhấn mạnh âm thanh từ lon Coca màu đỏ nhỏ vì chỉ có 1 hạt sỏi, còn lon Coca màu xanh có nhiều hạt sỏi. - Bây giờ cô sẽ cho các con chơi với những âm thanh này nhé! Lần 1: Trẻ vừa đi vừa hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” và chú ý khi cô lắc lon có âm thanh nhỏ thì hát nhỏ, lắc lon có âm thanh to thì hát to. Lần 2: Cô cho trẻ một chai nhựa và lắc thử xem chai -Trẻ hưởng ứng theo bài hát của mình phát ra âm thanh như thế nào? To hay nhỏ Những bạn có âm thanh nhỏ về 1 đội. Những bạn có âm thanh to về 1 đội. Lần 3: Hát theo chỉ tay của cô theo bài hát : “Cô và mẹ”. Khi cô chỉ tay về phía đội âm thanh to thì hát to. Khi cô chỉ tay về phía đội có âm thanh nhỏ thì hát nhỏ. * Kết thúc: Cả lớp cùng hát múa bài hát: “Ơn bác nông dân” 4
  5. GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỄN THẨM MỸ Chủ đề: Bác Hồ kính yêu NDTT: Dạy vận động múa “Nhớ ơn Bác” NDKH: Nghe hát: “Từ rùng xanh cháu về thăm quê Bác” TCAN: Ô cửa bí mật Lớp: Mẫu giáo lớn A Thời gian: 25 - 30 phút Gi¸o viªn: Trương Thị Thanh Huyền Ngày dạy: 17/4/2017 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Trẻ hát thuộc bài hát “Nhớ ơn Bác” sáng tác Phan Huỳnh Điểu. Biết kết hợp nhịp nhàng giữa lời ca và điệu múa bài hát: “Nhớ ơn Bác”. - Trẻ hứng thú lắng nghe bài hát: “Từ rừng xanh cháu về thăm quê Bác”. C¶m nhËn ®­îc giai ®iÖu nhẹ nhàng, sâu lắng và tình cảm của bài hát. Trẻ hào hứng tham gia trò chơi cùng cô và các bạn. - Trẻ yêu quý và biết ơn Bác Hồ kính yêu. II. CHUẨN BỊ: - Máy tính, loa. - Mô hình Lăng Bác Hồ - Tivi, Slide các hình ảnh về Bác Hồ - Cờ, hoa cho trẻ. - Trang phục múa cho cô và trẻ. III.TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * ổn ®Þnh: Trẻ ngồi xung quanh cô giáo. - Trẻ ngồi xung Cô đọc câu ca dao về Bác Hồ kết hợp hình ảnh minh quanh cô họa trên màn hình: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác đã không còn nữa nhưng hình ảnh của Bác vẫn 5
  6. còn đọng lại trong trái tim của chúng ta. Các con ơi! sắp đến ngày 19-5 rồi! Các con có biết là ngày gì không? - Trẻ trả lời Ngày 19-5 là ngày sinh nhật của Bác Hồ kính yêu. Vào ngày nay mọi người đều nhớ đến Bác với những tình cảm yêu thương vô bờ bến. - Hôm nay cô cháu mình cũng thể hiện tình cảm yêu quí đối với Bác Hồ kính yêu qua ca khúc “ Nhớ ơn Bác” nhé! Hoạt động 1: Dạy vận động múa: “Nhớ ơn Bác” sáng tác Phan Huỳnh Điểu - Cô và trẻ cùng hát bài: “Nhớ ơn Bác” (1 lần) - Trẻ hát cùng cô Hỏi trẻ: Vừa rồi cô và các con hát bài gì? Do ai sáng tác? - Trẻ trả lời Bài hát “Nhớ ơn Bác” sáng tác Phan Huỳnh Điểu nói lên tình cảm yêu thương của Bác Hồ dành cho các cháu và tình cảm yêu mến, kính trọng của các cháu dành cho Bác Hồ. Các con biết không bài hát này sẽ càng hay hơn khi chúng ta kết hợp với động tác múa minh họa đấy! + Cô múa mẫu: - Lần 1: Cô hát múa trọn vẹn bài hát kết hợp nhạc. - Trẻ chú ý xem cô - Lần 2: Cô đọc lời ca kết hợp giải thích từng động hát múa tác: Câu 1: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”. Hai tay các con đưa từ dưới lên ngang ngực đan chéo vào nhau nghiêng sang trái, nghiêng sang phải kết hợp với nhún chân. Câu 2: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng”. Hai tay các con đưa lên cao và từ từ hạ xuống kết hợp nhún chân. Câu 3: “A có Bác Hồ đời em được ấm no”. Vổ tay sang trái, sang phải đồng thời kết hợp đặt gót chân cùng hướng với tay. Câu 4: “Chúng em múa ca càng nhớ công ơn Bác Hồ”. Các con cuộn tay sang phải, sang trái 2 lần kết 6
  7. hơp ký chân. Câu 5: “Hứa với Bác Hồ rằng cháu sẽ chăm ngoan”. Hai tay các con đưa từ dưới lên ngang ngực đan chéo vào nhau nghiêng sang trái, sang phải kết hợp nhún chân. Câu 6: “Cháu xin kính dâng ngàn đóa hoa lên Bác Hồ”. Hai tay đưa từ dưới lên cao kết hợp dẫm chân tại chổ. + Trẻ thực hiện: - Trẻ hát múa cùng cô - Lần 1: Cho cả lớp hát múa cùng cô 1 lần - Từng tổ thực hiện - Lần 2: Cô mời luân phiên 3 tổ 3 lần. - 2 nhóm trẻ thực - Lần 3: Cô mời 2 nhóm. Mỗi nhóm từ 3 - 5 trẻ hiện - Cá nhân biểu diễn - Lần 4: Cô mời cá nhân trẻ biểu diễn - Cả lớp hát múa - Lần 5: Cho cả lớp hát múa kết hợp nhạc lần cuối. Cô cháu mình đã thể hiện tình cảm yêu quí đối với Bác Hồ qua ca khúc “Nhớ ơn Bác” sáng tác của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Cô khen lớp mình nào! Các con ơi! Trong mỗi chúng ta ai cũng mơ ước được một lần về thăm lăng Bác Hồ. Hôm nay cô cháu mình cùng hòa nhịp với các bạn nhỏ vùng cao vào lăng viếng Bác nhé! (Cô và trẻ di chuyển đội hình đến mô - Trẻ di chuyển đội hình lăng Bác Hồ trên nền nhạc) hình vào lăng Bác Hoạt động 2: Nghe hát “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” sáng tác Hoàng Lân. Lần 1: Cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Từ rừng xanh - Trẻ lắng nghe cháu về thăm lăng Bác” - Các con vừa nghe giai điệu bài hát gì? Do ai sáng tác? - Trẻ trả lời Bây giờ cô muốn đem đến cho lớp mình một điều bất - Trẻ nhắm mắt lại ngờ đấy! Cô cho trẻ nhắm mắt lại. Cô Huyền xuất hiện và giới thiệu: Các con thấy cô có đẹp không nào! Cô đang mặc trên mình trang phục đặc trưng của dân tộc Mèo. Hôm nay cô đến đây cùng với các bạn thiếu nhi vào lăng để viếng Bác. “Đứng trên quảng trường bát ngát, nghe như âm vang lời Bác”. Bạn nhỏ đã thốt lên: “Em chẳng muốn rời chân 7
  8. đi, cũng chẳng nói được điều chi”. Một tình cảm thật ấm áp và sâu lắng đã tan chảy trong lòng cô bé. Để cảm nhận sâu sắc hơn bài hát này cô mời các con hãy lắng nghe cô hát nhé! - Trẻ chú ý lắng nghe Lần 2: Cô hát diễn cảm trọn vẹn bài hát “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” kết hợp nhạc. - Bài hát với giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng đã nói lên niềm vui của bạn nhỏ khi đến thăm lăng Bác Hồ. Bây giờ cô mời các con cùng thưởng thức điệu múa “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” do cô và nhóm - Trẻ đọc thơ và đi về múa Thiên thần biểu diễn nhé! chổ ngồi - Cô cho trẻ đọc thơ: Bác Hồ của em và di chuyển về - Trẻ chú ý xem cô và đội hình 3 tổ. bạn múa Lần 3: Cô và trẻ múa lần 1 Lần 2 trẻ hưởng ứng theo bài hát. Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Ô cửa bí mật” - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội. Trên màn hình có các ô cửa gắn số 1,2,3. Mỗi đội sẽ chọn cho mình một ô cửa mà mình thích nhất. Mỗi ô cửa là một giai điệu bài hát, trẻ lắng nghe và đoán tên bài hát, tác giả. Cả 3 đội sẽ có 10 giây hội ý và giành quyền trả lời bằng tín -Trẻ chơi hứng thú hiệu xắc xô. - Luật chơi: Đội nào có tín hiệu trước và trả lời đúng, đội đó giành chiến thắng. Trả lời chưa đúng sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn. - Tổ chức cho trẻ chơi: 3 lần Lần 1: Cô cho trẻ nghe giai điệu của bài hát: “Yêu Hà Nội” Cả lớp cùng đứng dậy vổ tay và hát bài: “Yêu Hà Nội” Lần 2: Nghe giai điệu “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” -Trẻ hưởng ứng theo Lần 3: Nghe giai điệu bài hát: “Như có Bác trong bài hát ngày vui đại thắng” Cả lớp cùng hát múa bài hát: “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” 8
  9. * Kết thúc: Nhớ ơn Bác các cháu phải luôn chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ 9