Bài giảng Khám phá xã hội Mầm non lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Khám phá nghề trồng lúa

doc 5 trang Thương Thanh 28/07/2023 1500
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khám phá xã hội Mầm non lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Khám phá nghề trồng lúa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_kham_pha_xa_hoi_mam_non_lop_la_chu_de_nghe_nghiep.doc

Nội dung text: Bài giảng Khám phá xã hội Mầm non lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Khám phá nghề trồng lúa

  1. Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn thanh tr× tr­êng mÇm non a x· thanh liÖt  GIÁO ÁN KHÁM PHÁ XÃ HỘI Đề tài : Khám phá nghề trồng lúa Chủ đề : Nghề nghiệp Đối tượng : Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) Số lượng : 25 - 30 trẻ Thời gian : 30 – 35 phút Giáo viên : Phạm Thị Như Ngày dạy : 8/11/2013 n¨m häc 2013 – 2014
  2. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - - Trẻ biết trình tự công việc trồng lúa: Làm đất, cấy lúa, chăm sóc, gặt lúa, phơi thóc. - Trẻ biết một số dụng cụ của nghề trồng lúa: Cày, bừa, liềm, gầu sòng, quang gánh, máy tuốt lúa, bàn chang - Trẻ biết sản phẩm của nghề nông làm ra: Lúa gạo, rau 2.Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát, tư duy logic, óc sáng tạo cho trẻ. - Trẻ diễn đạt mạch lạc, trả lời to, rõ ràng câu hỏi. - Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. - Trẻ biết yêu quý, kính trọng các bác nông dân. Biết trân trọng sản phẩm của nghề nông : ăn hết suất, không làm vãi rơi cơm. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: : + Slide hình ảnh về công việc của nghề trồng lúa. + Đàn ghi giai điệu bài hát: “Đố nghề” (theo nhạc bài Lý kéo chài, lời do cô sáng tác); nhạc để chơi trò chơi. 2. Đồ dùng của trẻ: + Bao gạo, thóc, một số rau củ quả, một số dụng cụ của nghề nông để chơi trò chơi. + 4 bức tranh cắt các hình để cho trẻ chơi ghép về công viêc của các bác nông dân. + Lô tô về 1 số sản phẩm, dụng cụ của nghề nông. 3 Địa điểm tổ chức, đội hình lớp học: - Trẻ ngồi trong lớp học theo hình vòng cung.
  3. III. CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định, gây hứng thú: - Cô cùng trẻ hát bài: “Đố nghề” dô cô đặt lời dựa trên - Cả lớp hát cùng cô. bài hát “Lý kéo chài” - Trò chuyện về nội dung bài hát + Các con vừa hát bài hát nói về nghề gì? - 2 trẻ trả lời + Các bác nông dân làm việc ở đâu? - 2 – 3 trẻ nêu ý kiến 2. Nội dung chính: - Cho trẻ xem một số hình ảnh công việc trồng lúa Slide 1: Cho trẻ xem hình ảnh bác nông dân đang làm đất: - Bác nông dân đang làm gì? - 2 – 3 trẻ nêu ý kiến - Bác cần dụng cụ gì để làm đất? - 2 – 3 trẻ nêu ý kiến - Con đoán xem bác trai hay bác gái đang cày bừa? - Trẻ đoán => Cày bừa ruộng là công việc rất nặng nhọc, cần có sức khỏe nên bác trai thường hay làm hơn. - 2 – 3 trẻ nêu ý kiến - Sau khi làm đất xong, bác nông dân làm công việc gì tiếp theo? - Cô nói cho trẻ biết sự nảy mầm của hạt thóc -> gieo mạ -> cây mạ phát triển. Slide 2: Cho trẻ xem hình ảnh bác nông dân đang cấy lúa: - Muốn cấy được, bác nông dân phải chuẩn bị gì? - 1 – 2 trẻ trả lời - Khi cấy lúa được bác nông dân cấy như thế nào? - 3 – 4 trẻ trả lời. - Vì sao phải cấy thẳng hàng? - 2 – 3 trẻ trả lời. - Các con nhìn xem, bác trai hay bác gái cấy lúa? - 2 – 3 trẻ nêu ý kiến =>Cấy lúa là công việc cần sự khéo léo nên bác gái thường hay làm hơn. - 1 – 2 trẻ trả lời - Khi cấy lúa xong rồi, muốn cho cây lúa tốt thì bác nông dân phải làm gì? Slide 3: Cho trẻ xem hình ảnh bác nông dân đang chăm sóc lúa. - Bác nông dân đang làm việc gì? - Trẻ nêu ý kiến - Tại sao phải tát nước? - 2 – 3 trẻ nêu ý kiến - Khi tát nước phải cần dụng cụ gì? - 1 – 2 trẻ trả lời => Cây lúa là một loại cây cần nhiều nước. Do vậy phải dùng gầu sòng và gầu dây để tát nước. Ngày nay hiện đại hơn, người nông dân đã có máy bơm nước để bơm nước vào ruộng.
  4. - Ngoài tát nước bác nông dân còn phải làm gì để lúa - 2 – 3 trẻ trả lời tốt? => Ngoài ra bác còn làm cỏ, phun thuốc trừ sâu cho lúa để cho cây phát triển tốt. Slide 4: Cho trẻ xem hình ảnh bác nông dân đang gặt lúa: - Khi lúa chín có màu gì? - Cả lớp trả lời. - Khi gặt lúa, bác cần dụng cụ gì? - 3 – 4 trẻ trả lời. ( cho trẻ mô phỏng động tác gặt lúa.) - Khi gặt lúa xong bác sẽ làm gì? - 2 – 3 trẻ nêu ý kiến - Để làm được công việc đó thì cần những dụng cụ gì? - 2 – 3 trẻ nêu ý kiến ( cho trẻ xem hành ảnh tuốt lúa bằng máy tuốt lúa). => Đây là hình ảnh bác nông dân đang gặt lúa ngoài cánh đồng. Bác dùng liềm để cắt lúa, dùng quang gánh để gánh lúa lên bờ, dùng máy để tuốt lúa. Slide 5: Bác nông dân đang phơi thóc: - Thóc mang về nhà phải làm gì? - Trẻ nêu ý kiến - Bác nông dân phơi thóc khi thời tiết như thế nào? - 1 – 2 trẻ nêu ý kiến - Khi phơi thóc bác nông dân cần dụng cụ gì? - 3 – 4 trẻ nêu ý kiến => Đây là hình ảnh bác nông dân đang phơi thóc khi trời nắng. Bác dùng bàn chang để cào thóc, phơi tãi cho thóc nhanh khô. => Cô khái quát lại quy trình làm ruộng của bác nông dân bằng hình ảnh trên màn hình. * Mở rộng: - Ngoài việc trồng lúa bác nông dân còn làm công việc - 4 – 5 trẻ nêu ý kiến gì? => Ngoài việc làm ra hạt thóc hạt gạo, bác nông dân còn làm ra nhiều sản phẩm như ngô, khoai, sắn, rau, và cả chăn nuôi nữa ( cho trẻ xem một số hình ảnh về các công việc khác của bác nông dân). - Các con cảm thấy công việc của bác nông dân như thế - 3 – 4 trẻ nêu ý kiến nào? - Các con sẽ làm gì để biết ơn các bác nông dân? - 2 – 3 trẻ nêu ý kiến => Giáo dục: Để làm ra hạt thóc, hạt gạo, bác nông dân đã rất vất vả sớm hôm làm việc trên cánh đồng để làm ra hạt thóc và các sản phẩm. Vì vậy các con phải biết ơn, yêu quý và kính trọng các bác nông dân nhớ ăn hết suất cơm của mình, không làm vãi rơi cơm khi ăn - Cô cùng cả lớp đọc ca dao: “Cày đồng đang buổi ban trưa /Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
  5. 3. Luyện tập, củng cố: * Trò chơi 1: Thi ghép tranh: - Cách chơi: Chia trẻ làm 4 đội, mỗi đội ghép 1 bức tranh theo yêu cầu của cô. - Luật chơi: Đội nào ghép xong trước và gọi to đúng tên công việc trong bức tranh vừa ghép được thì đội đó giành chiến thắng. - Cô tổ chức cho 4 đội chơi - 4 đội thi ghép tranh * Trò chơi 2: Chuyển hàng về kho: - Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội.Trẻ phải chạy lên lấy các sản phẩm chuyển về kho của mình. - Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Trò chơi bắt đầu bằng 1 bản nhạc. Khi bản nhạc kết thúc, đội nào chuyển được nhiều hàng về kho hơn thì đội đó giành chiến thắng. - Tổ chức cho 2 đội chơi - 2 đội thi đua chơi * Kết thúc: